Kết quả thực hiện các quy định của pháp luật khiếu nại, tố cáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khiếu nại hành chính và việc giải quyết khiếu nại hành chính trong việc thu hồi đất trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 77 - 81)

Kể từ khi Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi, bổ sung năm 2005 được thực hiện, xác định được tầm quan trọng của Luật Khiếu nại, tố cáo và công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với hoạt động quản lý nhà nước, Tỉnh ủy, Hội

đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời đối với hoạt động khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Ngay sau khi Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi, bổ sung năm 2005 có hiệu lực thi hành, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo việc tổ chức triển khai thi hành Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành; thường xuyên có sự theo dõi, chỉ đạo kịp thời công tác này. Trong 5 năm đã ban hành Chỉ thị số 14/2006/CT-UBND ngày 01/3/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; Quyết định số 2135/QĐ-UBND ngày 20/7/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập Hội đồng tư vấn giải quyết khiếu nại của tỉnh; Quyết định số 38/2007/QĐ-UBND ngày 11/9/2007 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế tiếp công dân; Quyết định số 12/2008/QĐ-UBND ngày 21/4/2008 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy trình tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo; Kế hoạch số 2151/KH-UBND ngày 20/6/2008 về việc triển khai chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam thực hiện kết luận của Bộ Chính trị

"Về tình hình, kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo từ năm 2006 đến nay và giải pháp trong thời gian tới"; Quyết định số 826/2007/QĐ-UBND ngày 19/3/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt thực hiện các Đề án chi tiết thuộc Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến 2010. Nhìn chung, việc ban hành các văn bản pháp luật nói trên về cơ bản đã kịp thời đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước về lĩnh vực khiếu nại, tố cáo. Từng bước xác định rõ và nâng cao trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, của công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Thực hiện chức năng nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, lãnh đạo các ngành, địa phương rất quan tâm đến công tác lãnh chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo tại địa phương, đơn vị mình. Có tổ chức, phân cơng lãnh đạo phụ trách theo dõi công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo.

Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh thường xuyên chỉ đạo và yêu cầu các cấp, ngành đánh giá, phân tích những ưu, nhược điểm và đề xuất giải pháp khắc phục trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Với từng nội dung, từng sự kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo về công tác tiếp dân, rà sốt lại tình hình, xem xét các vụ việc tồn đọng, đẩy mạnh việc giải quyết theo thẩm quyền. Ngoài ra, hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh đều có quyết định phê duyệt chương trình cơng tác thanh tra, thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ về tình hình khiếu nại, tố cáo trên địa bàn cho các cơ quan Trung ương và địa phương.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung đều được cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh quan tâm. Trên lĩnh vực khiếu nại, tố cáo công tác này được thực hiện bằng việc xác định đối tượng cụ thể để có những biện pháp tổ chức thực hiện thích hợp. Việc quán triệt các quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo; Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ về hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo cho Thủ trưởng các cấp, các ngành và đội ngũ cán bộ, công chức nhất là những người trực tiếp tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo (thông qua các lớp tập huấn, các hội nghị chuyên đề, hội nghị sơ, tổng kết công tác chuyên môn…) làm cho từng cán bộ, công chức hiểu đúng tinh thần nội dung của Luật. Qua đó, nhằm thực hiện tốt các quy định có liên quan của Luật cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành; tham mưu và giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng quy định. Thơng qua sóng phát thanh, truyền hình, báo, phát hành tài liệu và tuyên truyền trực tiếp… để đưa những quy định của Luật đến từng người dân và giải đáp những thắc mắc của người dân trong quá trình họ tìm hiểu và thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo. Mặt khác, hoạt động tuyên truyền Luật còn được thực hiện thông qua các kênh như: Hoạt động tiếp công dân, giải quyết từng vụ việc cụ thể để tuyên truyền, giải thích các quy định của Luật cho các đối tượng liên quan và hoạt động trợ giúp pháp lý cho các đối tượng chính sách theo quy định.

Trong 5 năm qua, Thanh tra toàn ngành đã tổ chức được 681 lớp tập huấn để tuyên truyền Luật Khiếu nại, tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành cho cán bộ nhân dân trong toàn tỉnh với sự tham dự trực tiếp của 174.191 lượt người, in ấn phát hành hàng trăm ngàn tờ gấp, bộ đề cương và gần 2.000 cuốn sách tuyên truyền về pháp luật khiếu nại, tố cáo.

Thực hiện Quyết định số 212/2004/QĐ-TTg ngày 16/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến 2010; Quyết định số 28/2006/QĐ-TTg ngày 28/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án chi tiết thuộc Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến 2010, Ủy ban nhân dân tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo và phê duyệt kế hoạch thực hiện các Đề án chi tiết thuộc Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2006 - 2010 trong đó có Đề án thứ 3.

Theo Kế hoạch thực hiện Đề án 3 được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, Thanh tra tỉnh đã chủ động triển khai các nội dung để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật khiếu nại, tố cáo cho cán bộ và nhân dân ở 03 xã được chọn thực hiện điểm. Tổ chức 03 lớp tuyên truyền, tập huấn cho cán bộ xã, thơn, tổ đồn kết (01 lớp/01 xã điểm) và 01 đợt tuyên truyền đến nhân dân (thôn 2, xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My). Phát hành 18.000 tờ gấp đến từng hộ gia đình của 03 xã và 280 tài liệu tập huấn, sách pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Qua thực hiện Đề án 3-212/QĐ-TTg các ngành, các địa phương, đặc biệt là cán bộ chủ chốt của các xã, phường, thị trấn đã có nhận thức rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo nâng cao ý thức chấp hành và tạo được sự chuyển biến nhận thức về pháp luật khiếu nại, tố cáo. Một số địa phương đã làm tốt công tác này như: Hội An, Núi Thành, Điện Bàn, Tây Giang,...

Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, thì cịn nhiều tồn tại bất cập cần phải khắc phục. Việc tuyên truyền phổ biến pháp luật tiến hành chưa thường xuyên liên tục, chưa có chiều sâu nên hiệu quả thấp; số người dân nhận được sự hướng dẫn chưa nhiều, nhất là vùng sâu vùng xa; kinh phí, điều kiện đảm bảo cho cơng tác này cịn ít. Vì vậy, có khơng ít trường hợp người dân do khơng hiểu đúng chính sách pháp luật mà khiếu nại, tố cáo tràn lan, kéo dài, không thực thi những quyết định giải quyết khiếu nại, xử lý tố cáo đã thấu tình, đạt lý.

Trong 5 năm qua công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm Thủ trưởng trong việc chấp hành Luật Khiếu nại, tố cáo đã đạt được nhiều kết quả đáng kể, thanh tra theo đúng kế hoạch đã được duyệt, có trọng tâm, trọng điểm. Kết quả đã tiến hành thực hiện được 1.362 cuộc thanh tra, kiểm tra đối với 605 số đơn vị kiểm tra. Thông qua cơng tác này góp phần chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt các quy định pháp luật về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; tổ chức thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo và một số công việc cụ thể khác. Phát hiện chấn chỉnh kịp thời những sai phạm, khuyết điểm trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý người vi phạm. Qua thanh tra, kiểm tra đánh giá được tình trạng chấp hành pháp luật, phát hiện những sai phạm, đồng thời đôn đốc, nhắc nhở các cấp các ngành, các cơ quan, đơn vị giải quyết những vụ việc thuộc thẩm quyền còn tồn đọng, đặc biệt là việc tập trung giải quyết những vụ việc dây dưa kéo dài, vụ việc khiếu kiện phức tạp, đơng người. Từ đó rút ra những kết luận và có hướng đề xuất các giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế tùy theo từng địa phương, đơn vị nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khiếu nại hành chính và việc giải quyết khiếu nại hành chính trong việc thu hồi đất trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)