1.1. Những vấn đề lý luận chung của quản lý nhà nước về văn hóa
1.1.3. Đặc điểm của công tác quản lý nhà nước về văn hóa ở cấp huyện
- Cơng tác quản lý nhà nước về văn hóa ở cấp huyện là cấp quản lý trung gian:
Cơng tác quản lý nhà nước về văn hóa ở cấp huyện do phịng Văn hóa thơng tin huyện thực hiện trên cơ sở chỉ đạo, lãnh đạo của UBND huyện.
Phịng VH&TT huyện là cơ quan chun mơn thuộc UBND; chịu sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp, toàn diện của UBND Huyện đồng thời chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở TT&TT.
Như vậy, UBND huyện và Phòng VH&TT huyện chính là cầu nối giữa cấp tỉnh (UBND tỉnh, Sở VHTT&DL, Sở TT&TT) với cấp xã, thị trấn. Quản lý văn hoá ở cấp huyện, theo sự
phân cấp, là nơi trực tiếp thực thi các chủ trương, chính sách về xây dựng phát triển văn hoá của Đảng và Nhà nước đến các đơn vị cơ sở cấp xã, thị trấn.
Các chủ trương, chính sách về văn hóa từ trung ương, tỉnh, các sở sẽ được UBND huyện và Phịng văn hóa thơng tin huyện phổ biến, hướng dẫn các cấp thấp hơn là xã, thị trấn, bản. Công tác quản lý nhà nước về văn hóa ở cấp huyện giúp các cơ quan quản lý ngành dọc cấp trên, chính quyền cùng cấp trong việc nắm tình hình, chỉ đạo, quản lý, kiểm tra, giám sát các hoạt động văn hóa thơng tin ở huyện, cũng như cấp xã, thị trấn và các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân tham gia kinh doanh trong hoạt động văn hóa và thơng tin đi đúng hướng theo quy định của nhà nước.
- Công tác quản lý nhà nước về văn hóa ở cấp huyện cịn có đặc điểm là quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn đa dạng về tộc người, phong tục, tập quán và trình độ dân trí...:
Trên địa bàn huyện có nhiều tộc người cùng sinh sống. Mỗi một dân tộc lại gồm nhiều nhóm khác nhau (ví dụ dân tộc Mơng có Mơng Trắng, Mơng Đỏ, Mơng Xanh hay người Thái có người Thái Trắng, Thái Đen...). Mỗi một dân tộc lại gồm nhiều nhóm khác nhau (ví dụ dân tộc Mơng có Mơng Trắng, Mơng Đỏ, Mơng Xanh hay người Thái có người Thái Trắng, Thái Đen...) Mỗi một dân tộc, nhóm người sinh sống trên địa bàn huyện có đặc điểm văn hóa riêng (phong tục, tập qn). Vì vậy các hoạt động văn hóa của huyện mang tính đa văn hóa.
Quản lý nhà nước về văn hóa ở cấp huyện cần chú ý đến sự đa dạng về phong tục, tập qn, trình độ dân trí... Quản lý nhà nước về văn hóa ở cấp huyện phải nghiên cứu đặc điểm của từng tộc người sinh sống trên địa bàn huyện. Từ đó đề ra các phương pháp quản lý mang tính tổng thể, thống nhất cho tồn huyện góp phần tăng cường khối đại đồn kết dân tộc, tính cố kết cộng đồng nhằm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng đồng bào DTTS.
- Cơng tác quản lý nhà nước về văn hóa ở cấp huyện gắn với công tác phát triển du lịch:
Dựa vào các tiềm năng về di sản văn hóa (văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể), quản lý nhà nước về văn hóa ở cấp huyện chú trọng công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa trên địa bàn huyện gắn với phát triển du lịch.
Những năm gần đây, Mường La là điểm đến du lịch thu hút nhiều du khách. Thủy điện Sơn La là niềm tự hào của Mường La và của mỗi người dân Việt Nam. Ngồi thủy điện Sơn
La, Mường La cịn là nơi hội tụ của hơn 20 cơng trình thủy điện lớn nhỏ trên các dòng suối Chiến, Nậm Mu… Nhờ có cơng nghiệp thủy điện phát triển, những con đường lớn được mở, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng, dịch vụ phát triển.
Đánh thức tiềm năng du lịch Để du lịch Mường La phát triển xứng tầm với tiềm năng vốn có, Mường La đang đẩy mạnh quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ du lịch. Trong đó, việc khai thác tiềm năng du lịch được huyện xác định rõ, phát triển du lịch phải gắn với quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh. Mường La nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Sơn La - Mường La - Mai Sơn. Việc đầu tư xây dựng các khu du lịch, bảo vệ tơn tạo các di tích lịch sử, văn hóa và phát triển các lễ hội truyền thống, đầu tư phát triển hệ thống nhà nghỉ, khách sạn và các cơng trình dịch vụ du lịch. Khai thác triệt để tiềm năng, thế mạnh về khí hậu, cảnh quan, văn hóa dân tộc để phát triển nhanh du lịch, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Song, muốn phát triển du lịch bền vững phải gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống. Thực hiện tốt việc kêu gọi đầu tư, tăng cường thu hút vốn đầu tư, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong tỉnh và cả nước, các chủ thể địa lý hành chính, các chủ thể quyền sử dụng đất, tài nguyên du lịch được trực tiếp hoặc cùng phối hợp khai thác, đầu tư, kinh doanh du lịch không giới hạn ở các ngành, nghề chun mơn. Khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển, kinh doanh du lịch. Bên cạnh đó, việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch cũng là nhiệm vụ quan trọng...
Như vậy có thể thấy quản lý nhà nước về văn hóa ở huyện Mường La hiện nay khá phức tạp. Sự đa dạng phức tạp đó khơng chỉ là đa tộc người sinh sống với đa dạng bản sắc tộc người, nơi đây còn là điểm đến du lịch đầy tiềm năng, với số lượng lượt khách du lịch tăng lên mỗi năm.