3.1. Phương hướng, nhiệm vụ đối với quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn huyện Mường La, tỉnh Sơn La huyện Mường La, tỉnh Sơn La
3.1.1. Những căn cứ để xác định phương hướng, nhiệm vụ
Những năm vừa qua, Đảng ta đã có nhiều văn kiện định hướng cho việc xây dựng và phát triển văn hóa, quan trọng nhất là Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về ”Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc” [Sau đây gọi tắt là Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII)]; Kết luận Hội nghị
lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) những năm sắp tới và Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng. Gần đây, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị về việc triển khai Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong Đảng, trong xã hội; Nghị quyết về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới” và “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Những chủ trương, đường lối của Đảng có tầm quan trọng đặc biệt, vừa giải quyết những vấn đề cấp bách trước mắt, vừa có tính định hướng chiến lược lâu dài về xây dựng và phát triển văn hóa của nước ta.
Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã xác định:
- Mục tiêu chung: Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Hoàn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Việt Nam, tạo môi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật; đề cao tinh thần yêu nước,
tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước.
+ Xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh, phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Xây dựng văn hóa trong hệ thống chính trị, trong từng cộng đồng làng, bản, khu phố, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và mỗi gia đình. Phát huy vai trị của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc xây dựng mơi trường văn hóa, làm cho văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người Việt Nam hoàn thiện nhân cách.
+ Hoàn thiện thể chế, chế định pháp lý và thiết chế văn hóa bảo đảm xây dựng và phát triển văn hóa, con người trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
+ Xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh, đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa, tăng cường quảng bá văn hóa Việt Nam.
+ Từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nơng thơn, giữa các vùng miền và các giai tầng xã hội. Ngăn chặn và đẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức xã hội.
Trong Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số
581/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ) khẳng định mục tiêu phải
đạt tới là: hướng mọi hoạt động văn hóa vào việc xây dựng con người Việt Nam phát triển tồn diện cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, tn thủ pháp luật, có ý thức cộng đồng, lịng nhân ái khoan dung, trọng nghĩa tình, lối sống văn hóa, quan hệ hài hịa trong gia đình và ngồi xã hội.
Tóm tắt quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hoá tỉnh Sơn La giai đoạn 2010 - 2020 (Ban
hành kèm theo Nghị quyết số 319/NQ-HĐND ngày 13 tháng 4 năm 2010 của HĐND tỉnh Sơn La) cũng đã nêu ra mục tiêu tổng thể:
- Xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa theo định hướng XHCN, sâu rộng, bền vững, toàn diện, phát huy nét dáng tiêu biểu của văn hóa Sơn La trong vùng Tây Bắc, vừa tiên tiến vừa đậm đà bản sắc dân tộc; góp phần nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh.
- Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Xây dựng các phong trào văn hóa, văn nghệ, nếp sống văn minh lành mạnh, đi đơi với bài trừ mê tín, dị đoan, phong tục cổ hủ, lạc hậu.
- Phát triển văn hố Sơn La có hạ tầng văn hố hiện đại và đồng bộ; phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phịng, góp phần xây dựng Sơn La cơ bản trở thành một tỉnh trung tâm của khu vực Tây Bắc.
Nghị quyết số 52/2012/NQ-HĐND ngày ngày19 tháng 12 năm 2012 của HĐND huyện v/v Thông qua rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Mường La giai đoạn 2012 - 2020 có các nội dung chỉ đạo:
Đẩy mạnh phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hố mới, ở bản, tiểu khu, xã, thị trấn, gắn với cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư. Xây dựng các trung tâm xã cụm xã có đủ sân vận động, nhà văn hố xã, hệ thống truyền thanh cơ sở. Phấn đấu đến năm 2020 có 100% số xã, 100% đơn vị cơ quan, 78,57% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hố; 100% các bản có nhà văn hố; 100% số xã được kết nối mạng Internet.
Đẩy mạnh các phong trào TDTT từ huyện đến các xã như bóng đá, bóng chuyền, cầu lơng, bóng bàn..., để tập luyện và thi đấu vừa có tác dụng phát hiện và bồi dưỡng tài năng, vừa có tác dụng khuyến khích nhân dân luyện tập TDTT thường xuyên; phát triển thể thao có thành tích cao. Phấn đấu tỷ lệ người luyện tập thể thao thường xuyên đạt 19,5% vào năm 2015 và đạt 25,0% vào năm 2020.
Phối hợp với tỉnh triển khai các tour du lịch lòng hồ thuỷ điện Sơn La, lòng hồ thuỷ điện Nậm Chiến - Tắm Suối khống tại thị trấn Ít Ong, Ngọc Chiến. Khai thác lợi thế các điểm tuor du lịch Mường La - Than Uyên - Sa Pa. Đẩy mạnh phát triển các loại hình hoạt động du lịch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động du lịch, củng cố các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực du lịch.
Ngoài ra HĐND huyện Mường La đã ban hành Nghị quyết số 07/NQ-HĐND về phát triển du lịch huyện Mường La giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2025. Trong văn kiện của Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Mường lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2015-2020 đã đề cập đến việc phát triển văn hóa của huyện.
3.1.2. Phương hướng
Những định hướng của Đảng, Nhà nước trong việc xây dựng, phát triển văn hóa. Phương hướng trong cơng tác quản lý văn hố trên địa bàn huyện Mường La thời gian tới đ- ược xác định:
Tiếp tục quán triệt và thực hiện có hiệu quả hơn Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, Kết luận Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII); Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (Nghị quyết số 33-NQ/TW) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Thật sự thấm nhuần quan điểm “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”. Làm cho văn hóa thấm sâu vào tồn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, góp phần tích cực xây dựng con người Việt Nam “phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”; cùng với cả tỉnh, cả nước phấn đấu vì mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Tăng cường công tác tổ chức, hướng dẫn, tuyên truyền triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về văn hóa tới đông đảo nhân dân.
Xây dựng đội ngũ cán bộ văn hóa có đủ phẩm chất đạo đức, trình độ chun mơn, có khả
năng tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo thị xã, có khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Phòng VH&TT.
Xây dựng thiết chế văn hoá, thể thao, du lịch, đặc biệt là xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở (các nhà văn hoá bản, tiểu khu). Tiếp tục tổ chức xây dựng và duy trì thường xuyên hoạt động của các thiết chế văn hóa, thơng tin từ huyện đến cơ sở.
Thực hiện xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thu hút các tầng lớp nhân dân tham gia sáng tạo, phổ biến và hưởng thụ văn hóa, tổ chức các hoạt động văn hóa lành mạnh, phong phú, đáp ứng nhu cầu văn hóa ngày càng cao của nhân dân, đặc biệt quan tâm đến bộ phận nhân dân ở các xã, thơn đặc biệt khó khăn.
Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, góp phần đắc lực phục vụ sự
nghiệp cơng nhiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác, nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá của các dân tộc trong huyện. Đầu tư, nghiên cứu, sưu tầm, phục dựng lại một số di sản văn hóa phi vật thể đã bị mai một. Khai thác và giới thiệu những giá trị di sản văn hóa đối với nhân dân trong và ngồi tỉnh nhằm thúc đẩy sự phát triển sự nghiệp du lịch của huyện.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động văn hố thơng tin đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ văn hoá, từng bước đưa các hoạt động văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa đi vào ổn định nề nếp. Kiên quyết ngăn chặn và đẩy lùi các hoạt động kinh doanh, dịch vụ văn hố khơng phép, trái phép.
3.1.3. Nhiệm vụ
- Tiếp tục triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực văn hoá. Xác định nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là sự nghiệp của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở; Bám sát sự chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện; Sở VHTT&DL; Sở TT&TT tỉnh trong công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện nhiệm vụ của tỉnh, huyện và đơn vị. Gắn phát triển sự nghiệp văn hóa với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh;
- Xây dựng, nâng cấp và hoàn chỉnh cơ sở vật chất các thiết chế văn hóa đạt chuẩn theo quy định, trang thiết bị, phương tiện, kinh phí đảm bảo hoạt động thường xuyên, phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị của địa phương, nhu cầu hưởng thụ, sáng tạo của người dân:
+ Tập trung xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất các thiết chế văn hóa, trong đó tập trung xây dựng các thiết chế văn hóa cấp huyện theo hướng hiện đại, ngang tầm với sự phát triển của địa phương. Đầu tư các thiết chế văn hóa cấp xã đạt chuẩn theo tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa trong bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới.
+ Nâng cấp trang thiết bị, phương tiện chuyên dùng đảm bảo hoạt động tại chỗ và lưu động.
+ Khai thác các nguồn vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thôn mới, các nguồn lực trong xã hội tham gia xây dựng cơ sở vật chất văn hóa. Hàng năm, phân bổ và dành một phần ngân sách địa phương thích đáng để hồn thiện cơ sở vật chất và đảm bảo cho văn hóa phát triển;
- Đào tạo và nâng cao trình độ chun mơn cho cán bộ, cơng chức viên chức ngành văn hóa, đáp ứng được yêu cầu phát triển sự nghiệp văn hóa, kinh tế - xã hội của địa phương: Ưu tiên đào tạo chuyên gia trên lĩnh vực văn hóa. Hàng năm, cán bộ, cơng chức, viên chức trong ngành được đi đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại để nâng cao trình độ;
- Đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa hoạt động văn hóa: Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách xã hội hóa trong hoạt động văn hóa. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa từ huyện đến cơ sở, tổ chức biểu diễn nghệ thuật, triển lãm mỹ thuật, đào tạo năng khiếu như dạy múa, hát, nhiếp ảnh ...;
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội bền vững, nhu cầu hưởng thụ của nhân dân, thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa vùng thị trấn và vùng núi:
+ Tổ chức nhiều hình thức phong phú, đa dạng, nâng cao chất lượng nội dung và hiệu quả tun truyền, thơng qua các loại hình hoạt động như đội thơng tin văn nghệ, tài liệu tuyên truyền, cổ động trực quan ... tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các nhiệm vụ chính trị, lễ hội của đất nước, của địa phương;
+ Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa văn nghệ quần chúng, đảm bảo phục vụ nhu cầu văn hóa tinh thần và khơi dậy khát vọng, tiềm năng sáng tạo của quần chúng trong huyện. Phối hợp các cơ quan, đơn vị tổ chức nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ có quy mơ lớn, đồng thời tham gia các hoạt động do tỉnh tổ chức để góp phần phát triển văn hóa của huyện.
+ Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc
+ Tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả phong trào”Tồn dân đồn kết xây dựng đời
sống văn hóa”; vận động tồn dân tích cực hưởng ứng, tự giác tham gia cuộc vận động
“Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước, thanh kiểm tra đối với các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa. Hướng dẫn, chấn chỉnh các hoạt động và dịch vụ văn hóa theo nề nếp, ổn định, đúng quy định của pháp luật, xử lý nghiêm minh các hành vi thực hiện không đúng với quy định của pháp luật.