2.2. Tình hình cơng tác quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn huyện Mường La
2.2.3. Quản lý các hoạt động văn hóa
2.2.3.1. Tổ chức công tác tuyên truyền, cổ động
Trên cơ sở những yêu cầu, định hướng của Huyện ủy, UBND huyện, Phòng VH&TT huyện đã chỉ đạo, hướng dẫn Trung tâm Văn hóa - Thể thao, Ban Văn hóa xã tổ chức tuyên truyền, cổ động dưới nhiều hình thức phong phú như: Tuyên truyền miệng; Tuyên truyền thông qua các ấn phẩm viết như sách, báo; Tuyên truyền qua nghe nhìn; Tuyên truyền tổng hợp. Cổ động gồm: cổ động miệng qua hệ thống loa, phát thanh; cổ động bằng pa-nô, áp phích; cổ động trên các phượng tiện báo chí; cổ động tuần hành, mít-tinh. Đặc biệt, Phịng VH&TT đã phối hợp với các tổ chức đoàn thể xã hội của địa phương để lồng ghép nội dung tuyên truyền qua các hoạt động của tổ chức đoàn thể xã hội (Mặt trận tổ quốc, Huyện đoàn, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh...) Theo tìm hiểu của tác giả, 82.5% số người được hỏi trả lời việc quản lý hoạt động tuyên truyền, cổ động đã được quan tâm sâu sát [PL.3, tr.123].
Phòng VH&TT huyện đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, cổ động:
- Công tác tuyên truyền tới nhân dân chấp hành các Chỉ thị, Nghị quyết và chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước
- Chỉ đạo các đơn vị trong ngành văn hóa, Ban văn hóa các xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền, cắt dán, căng treo băng rôn khẩu hiệu vượt đường, treo cờ Đảng, cờ Tổ quốc chào mừng các ngày lễ, các sự kiện quan trọng.
- Đội Thông tin lưu động huyện phối hợp với đội Thông tin lưu động tỉnh và các đội văn nghệ xã tổ chức biểu diễn, tuyên truyền về công tác an tồn giao thơng; cơng tác phịng chống ma túy tại các xã.
- Tham gia hội thi “Tuyên truyền lưu động” tỉnh Sơn La năm 2013, 2014, 2015. - Đội chiếu phim lưu động tuyên truyền phục vụ tại các xã, thị trấn
Nội dung tuyên truyền được ngành gắn chặt với các nhiệm vụ chính trị nổi bật của địa phương, địa bàn. Nhiều xã có địa bàn hết sức phức tạp, tình trạng di dịch cư tự do, theo đạo Vàng Chứ. Phòng VH&TT huyện đã chỉ đạo thực hiện công tác tuyên truyền gắn với việc ổn định dân cư, ổn định dân cư mới phát triển được sản xuất, từ đó từng bước đẩy lùi các hủ tục lạc hậu. Nội dung tuyên truyền xây dựng đời sống văn hóa chính là một nội dung quan trọng trong công tác tuyên truyền, vận động với mục đích chuyển biến sâu sắc nhận thức, hành động
của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia xây dựng các danh hiệu văn hóa: gia đình văn hóa; đơn vị văn hóa; bản, tiểu khu văn hóa; tuyên truyền thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.
Công tác tuyên truyền nhằm phát động hưởng ứng chào mừng các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị của đất nước, của tỉnh, của huyện. Tuyên truyền tăng cường vận động quần chúng đảm bảo an ninh trật tự các xã, bản.
Cùng với chương trình chiếu phim theo kế hoạch, cịn lồng ghép các chương trình tuyên truyền khác như: tuyên truyền an tồn giao thơng, phịng chống ma túy; kỹ thuật, mơ hình phát triển kinh tế; nuôi con bằng sữa mẹ, môi trường xanh, sạch, đẹp; tuyên truyền nhân dân thực hiện phát triển kinh tế địa phương qua các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa…
Kết quả cơng tác tun truyền cổ động từ năm 2013 đến năm 2017, Phòng VH&TT huyện Mường La đã thực hiện:
- Tổ chức căng treo được 1690 khẩu hiệu vượt đường; - Làm 665 khung chữ phục vụ Hội nghị;
- In 4410 m2 bạt phục vụ các sự kiện;
- Tuyên truyền bằng xe ôtô lưu động được 161 lượt, cắm và căng treo được hơn 10000 cờ các loại; tổ chức 152 buổi tuyên tuyền cổ động.
- Đội chiếu phim lưu động tổ chức phục vụ nhân dân được 2.265 buổi chiếu phim thu hút trên 852.000 lượt người xem.
Trên cơ sở những yêu cầu, định hướng của Huyện ủy, UBND huyện, công tác tuyên truyền trên địa bàn huyện cơ bản đã thực hiện được nhiệm vụ đặt ra. Nhiều nội dung cần tuyên truyền đã đến được với người dân, góp phần tổ chức tập hợp quần chúng, tác động nâng cao nhận thức, tạo chuyển biến về hành động của người dân trong việc tham gia phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của địa phương. Trong đó, Chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước được triển khai một cách thường xuyên (92.5% người được hỏi lựa chọn thường xuyên có nội dung này) [PL.3, tr.123].
Bên cạnh đó vẫn cịn một số khó khăn và hạn chế như: dân cư nhiều vùng khơng tập trung, trình độ dân trí thấp ảnh hưởng tới hiệu quả cơng tác tuyên truyền; việc tuyên truyền
chưa thường xuyên, liên tục chủ yếu là vào các dịp lễ, tết; trang thiết bị phục vụ cho công tác tuyên truyền thiếu thốn…
2.2.3.2. Quản lý hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng
Thực hiện theo sự chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện, phịng Văn hóa thơng tin huyện Mường La đã tập trung xây dựng và duy trì phong trào văn nghệ quần chúng, phát triển các loại hình CLB sở thích trong nhân dân, thu hút ngày càng đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia vào các hoạt động sáng tạo và hưởng thụ văn hóa, góp phần bảo tồn và phát huy vốn văn hóa, văn nghệ cổ truyền của q hương, đất nước, tạo khơng khí vui tươi phấn khởi, thúc đẩy lao động, sản xuất phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Phịng VH&TT huyện thường xun hướng dẫn Trung Tâm Văn hóa - Thơng tin - Thể thao, UBND các xã, thị trấn, các tổ dân phố bản tăng cường các hoạt động văn hóa văn nghệ, khơng ngừng kiện tồn và nâng cao chất lượng các đội văn nghệ tại cơ sở. Hiện nay tồn huyện có 300 đội văn nghệ bản, tiểu khu, đơn vị. Trong năm 2017 biễu diễn được 62 buổi với 849 tiết mục văn nghệ, Trong đó biểu diễn tại cơ sở xã, thị trấn 50 buổi, 706 tiết mục; Trung tâm Văn hóa biểu diễn được 12 chương trình với 143 tiết mục, 470 diễn viên tham gia, thu hút 18 nghìn lượt khán giả.
Các đội văn nghệ được hoạt động thường xuyên và tham gia nhiều chương trình do huyện, xã và tỉnh Sơn La tổ chức. Phong trào văn nghệ quần chúng trong nhiều năm qua vẫn được các cấp lãnh đạo quan tâm và tổ chức nhiều hoạt động, nhiều xã có phong trào văn nghệ quần chúng phát triển rất tốt như: Xã Nặm Păm, TT Ít Ong, Xã Mường Trai.
Kinh phí hoạt động của các đội văn nghệ được duy trì, ngồi ngân sách nhà nước cấp 2.000.000đ/đội hàng năm, các đội cũng đã vận động ủng hộ và tự đóng góp để chi phí cho cơng tác tổ chức, thuê trang phục, đạo cụ, dàn dựng, biên đạo, tập luyện. Hiện nay trên địa bàn huyện có 1 nhà văn hóa trung tâm huyện, 15/16 xã, thị trấn có nhà văn hóa xã. Phịng Văn hóa thơng tin huyện đặt ra chỉ tiêu đến hết năm 2018, tất cả 16/16 xã, thị trấn đều có nhà văn hóa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa văn nghệ ở địa phương và tổ chức các sự kiện của xã.
Phòng VH&TT phối hợp với các cấp uỷ đảng chính quyền chỉ đạo, quản lý định hướng nội dung các hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng:
- Tổ chức các loại hình sinh hoạt văn nghệ quần chúng: tổ chức những hình thức khác nhau để phù hợp với tâm lý, tình cảm của quần chúng nhân dân mỗi địa bàn khác nhau. Cần sử dụng các loại hình nghệ thuật tuyên truyền sân khấu phối hợp với các chương trình ca múa nhạc. Các hình thức sinh hoạt văn nghệ cũng cần phải đa dạng. Ngoài các sinh hoạt cộng đồng cần tổ chức thêm các hình thức khác như: CLB giới thiệu sách báo, CLB thơ ca, tổ chức các cuộc thi kể chuyện, ngâm thơ, thi vẽ tranh, chụp ảnh nghệ thuật, sáng tác dân ca, âm nhạc.... Các hình thức triển lãm (tranh, ảnh cổ động, giao lưu văn nghệ) cũng cần được tổ chức, khai thác. Hoạt động này thường diễn ra định kỳ hằng tháng, hằng quý.
- Chỉ đạo, quản lý tổ chức các chương trình tham gia hội diễn: gọn, nhẹ, thời gian không quá dài, phù hợp với yêu cầu mục đích của hội diễn (nội dung, thể loại...). sử dụng đội ngũ cộng tác viên không chuyên. Chú ý tới thế mạnh của phong trào văn nghệ của địa phương để tạo ấn tượng cho người xem. Ngồi việc sử dụng kinh phí của chính quyền cơ sở, cần tận dụng những nguồn kinh phí khác (tài trợ, qun góp của nhân dân, đồn thể...).
- Chỉ đạo, quản lý, tổ chức khai thác phát hiện, sưu tầm vốn văn nghệ dân gian. Đây là một việc làm cần thiết và cấp bách. Nếu không ý thức được công việc này sẽ làm mai một những giá trị văn hoá quý giá của cha ông để lại.
- Chỉ đạo, quản lý các hoạt động văn nghệ chuyên nghiệp biểu diễn trên địa bàn và xã hội hoá các hoạt động văn nghệ tại địa phương
Để cho phong trào văn hóa văn nghệ ở địa phương phát triển, Phòng VH&TT đã phối hợp với các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, tập huấn cho các cán bộ làm cơng tác văn hóa văn nghệ nắm vững quan điểm của Đảng và các chính sách của nhà nước về văn hố, văn nghệ theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) phục vụ tích cực, hiệu quả cho nhiệm vụ chính trị tại địa phương; đảm bảo phụ trách công tác văn nghệ quần chúng với năng lực, hiểu biết chun mơn và lịng ham thích cơng việc. Giao trách nhiệm cụ thể cho các đồn thể có trách nhiệm với phong trào văn nghệ địa phương; có chính sách hợp lý tạo điều kiện, động viên cho các cộng tác viên bỏ công sức, thời gian tham gia các hoạt động văn nghệ.
- Đảm bảo các nguồn kinh phí hoạt động cho công tác văn nghệ quần chúng: kinh phí do chính quyền địa phương tài trợ; Kinh phí trích ra từ phúc lợi tập thể, có thu từ các hoạt
động văn hoá, văn nghệ tại địa phương; Vận động tài trợ của các nhà hảo tâm (tập thể, cá nhân)./.
Phòng VH&TT huyện thường xuyên tổ chức giao lưu văn hóa giữa các CLB trong địa bàn huyện, khác huyện. Chí có số ít các CLB, các đội văn nghệ này hoạt động thường xuyên vì nhiều yếu tố trong đó kinh phí, phần lớn các hội viên là nơng dân ảnh hưởng đến thời gian tham gia sinh hoạt. Phòng VH&TT đã tham mưu UBND huyện thực hiện tốt việc quản lý về nội dung, hình thức, tính chất và quy mô của các hoạt động văn nghệ quần chúng của huyện . Theo tìm hiểu của tác giả, 63% số người được hỏi trả lời việc quản lý văn hóa, văn nghệ quần chúng được quan tâm sâu sát [PL.3, tr.123].
2.2.3.3. Quản lý hoạt động thư viện
Thư viện huyện Mường La được bố trí trong khn viên của Trung tâm Văn hóa Thể thao. Thư viện huyện thực hiện thường xuyên mở cửa phục vụ bạn đọc, bổ sung sách mới, bố trí, sắp xếp, phân loại sách.
Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, Thư viện huyện đã tổ chức khai thác, phát huy tốt tài liệu thư viện huyện, điểm thư viện xã, cơ quan, đơn vị, trường học; thường xuyên luân chuyển, bổ sung tài liệu, mở mới tủ sách, tổ chức trưng bày, triển lãm tranh, ảnh, sách báo nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của độc giả.
Trong xu thế công nghệ số đã tác động khơng nhỏ vào đời sống của con người thì văn hóa đọc truyền thống ngày càng phải được gìn giữ và bảo tồn. Chính vì thế, thời gian qua Phòng VH&TT đã tham mưu với UBND huyện nỗ lực phát triển mạng lưới thư viện, tủ sách địa phương cơ sở nhằm nhân rộng mơ hình đọc sách đến tận vùng sâu, vùng xa. Phòng VH&TT đã phối hợp với Thư viện tỉnh xây dựng mới và củng cố hơn tủ sách, thư viện cơ sở.
Phòng VH&TT đã phối hợp với Thư viện tỉnh khảo sát nhiều cơ sở để củng cố những điểm hạn chế, tìm ra nguyên nhân cũng như “cầm tay chỉ việc” để thành lập phòng đọc sách cơ sở khang trang hơn. Hàng năm, đều có vốn luân chuyển sách và vẫn thực hiện hoạt động này đều đặn. Về chuyên môn, hướng dẫn nghiệp vụ cho cơ sở cũng được Phòng VH&TT chú trọng tham mưu với UBND huyện để mở các lớp tập huấn, hướng dẫn cụ thể . Thực tế, thành lập thư viện xã, phòng đọc sách cơ sở hiện tại gặp khơng ít khó khăn do thiếu nhiều thứ: cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và kinh phí eo hẹp. Tuy nhiên, cơng tác này vẫn thực hiện được nếu có sự quan tâm kịp thời của các cấp ủy Đảng tại địa phương đó.
Kích thích người dân đọc sách chính là việc làm giúp phát triển mạng lưới cơ sở. Ngoài ra, tùy vào tình hình và phong tục, tập quán của từng địa phương mà có nhiều cách khác nhau. Đơn cử như việc phối hợp giữa các tổ, nhóm của trường học để vận động học sinh đọc sách trong thư viện trường, cán bộ tuyên truyền của xã sẽ vận động người dân đến phòng đọc sách của xã hoặc khu thiết chế văn hóa để đọc sách…
Với quyết tâm mở rộng mạng lưới thư viện cơ sở còn gắn với việc đưa thư viện điện tử hoặc phát triển văn hóa đọc bằng cơng nghệ thơng tin trong tương lai gần.
Các hoạt động chỉ đạo phát triển mạng lưới thư viện, tủ sách với mục đích giúp phong trào đọc được nhân rộng, mặt bằng dân trí sẽ được nâng cao, dẫn đến ý thức đọc sách của người dân cao hơn và họ sẽ biết ứng dụng nhiều tri thức đã đọc được vào cuộc sống, như: kinh nghiệm sản xuất, cách ứng xử trong cuộc sống hàng ngày, tài liệu học tập, giải trí… Và như vậy, đời sống tinh thần của nhân dân sẽ tiến xa hơn một bước. Bởi khi có thời gian đọc sách, vợ chồng có chuyện để chia sẻ với nhau, cha mẹ cũng có vốn kiến thức nhất định để dạy dỗ con cái, gia đình có thể trao đổi, bàn luận cùng một vấn đề…
Bảng 2.2. Kết quả hoạt động của thư viện huyện Mường La trong những năm gần đây TT
Nội dung Đơn vị tính Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1 Số sách, báo, tạp
chí có trong thư viện 1000 bản 18,000 16,244 16,993 17,182 2 Số lượng bạn đọc
đăng ký Người 590 450 375 150
3 Số lượt bạn đọc đến
thư viện L/người 25.000 25,500 21,800 10,750 Trong đó:
+ Thiếu nhi L/người 13.000 13,250 12,500 7,200
(Nguồn: Phịng Văn hóa và Thơng tin huyện Mường La, năm 2017)
Qua bảng theo dõi hoạt động của thư viện huyện, chúng ta nhận thấy một số tồn tại, hạn chế thể hiện ở chỗ là thư viện miền núi, có vốn tài liệu ít, chỉ có cán bộ kiêm nhiệm, kinh phí mua sách báo khơng cố định, thậm chí khơng có... và chủ yếu dựa vào nguồn cấp từ Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hố trong lĩnh vực thư viện; hình thức hoạt động đơn điệu, kém hiệu quả, cách thức khuyến khích việc đọc sách báo cịn chưa đạt hiệu quả cao, chưa có sự liên
kết với các thư viện trường học trên địa bàn huyện, ... số lượng bạn đọc đăng ký và bạn đọc đến thư viện ngày càng ít địi hỏi sự quan đúng mức của chính quyền địa phương. Theo số liệu điều tra của tác giả, đây là một trong số các lĩnh vực hoạt động chưa được quan tâm đúng mức với 58.5% ý kiến trả lời rằng cơng tác này ít được quan tâm [PL.3, tr.123].
2.2.3.4. Quản lý công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch * Công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa
Căn cứ vào Luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa Số 32/2009/QH12 và Nghị định 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa.