2.2. Tình hình cơng tác quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn huyện Mường La
2.2.2. Tổ chức các nguồn lực cho hoạt động văn hóa
2.2.2.1. Nguồn nhân lực
+ Phịng VH&TT huyện hiện có 4 biên chế. Trong đó có 1 đồng chí đảm nhận phụ trách chung. Các đồng chí cịn lại được phân công thực hiện các nhiệm vụ: phụ trách văn hóa cơ sở, hoạt động dịch vụ văn hóa, cơng tác thể thao du lịch, công nghệ thông tin.
+ Tại trung tâm văn hóa huyện: tổng số 12 người, trong đó có 9 nam, 3 nữ. Trình độ Đại học có 4 người, cao đẳng có 5 người, Trung cấp có 3 người; Dân tộc Kinh có 7 người, Thái có 4 người, Mường có 1 người. Về công việc: 1 người quản lý phụ trách chung, 3 người phụ trách công tác thể thao, 3 người phụ trách công tác văn nghệ, 3 người phụ trách công tác tuyên truyền, 1 người phụ trách công tác thư viện, 1 người là kế tốn.
+ Cán bộ văn hóa xã: phụ trách tất cả các mảng về văn hóa xã. Tổng số 16 người/16 xã, trong đó có 14 nam, 2 nữ. Trình độ Đại học có 6 người, cao đẳng có 7 người, Trung cấp có 3 người; Dân tộc Thái có15 người, Mơng có 1 người.
Nguồn lực tài chính cho phát triển văn hóa của huyện được huy động từ 2 nguồn:
- Ngân sách nhà nước cấp: Ngân sách trung ương; Ngân sách địa phương.
- Nguồn xã hội hóa: nguồn tài chính được huy động từ các Dự án, tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện.
Phòng VH&TT huyện Mường La hàng năm đều được UBND Huyện giao dự toán ngân sách để chi cho các hoạt động quản lý nhà nước và chi một phần sự nghiệp văn hóa trên địa bàn Huyện. Ngồi ra, nguồn chi cho sự nghiệp văn hóa cịn được tỉnh hỗ trợ theo các chương trình, dự án như: Đầu tư xây dựng các cơng trình văn hóa - thể thao; trùng tu, tơn tạo các di tích theo chương trình mục tiêu về văn hóa; kinh phí hỗ trợ hoạt động tại các thiết chế văn hóa…; đặc biệt trong cơng tác tun truyền, xây dựng các thiết chế văn hóa - thể thao; hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch và hoạt động trùng tu, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích. Ngồi ra UBND huyện cịn huy động nhiều nguồn hỗ trợ từ các doanh nghiệp và xã hội để đầu tư các cơng trình, tổ chức các sự kiện văn hóa - thể thao và du lịch trên địa bàn.
Nguồn lực tài chính được sử dụng theo cách mục khác nhau và theo từng cấp khác nhau:
- Kinh phí cho việc tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao du lịch (kinh phí ngồi lương): Cấp huyện được sử dụng 0.6 đến 1.2 tỷ đồng/năm; Cấp xã được sử dụng 1.7 đến 1.9 tỷ đồng (Tổng của tất cả 16 xã)
- Việc xây dựng thiết chế văn hóa, mua sắm thiết bị văn hóa: 1 đến 3 tỷ đồng.
Có một số điểm du lịch, ngoài nguồn ngân sách của huyện để đầu tư phát triển, tỉnh Sơn La đã thực hiện hỗ trợ kinh phí. Như trong năm 2017, Nguồn ngân sách của tỉnh đã đầu tư khoảng 6 tỷ cho phát triển du lịch tại xã Ngọc Chiến.
Nhìn chung với nguồn ngân sách huyện giao hằng năm, cùng sự vận động, kêu gọi và huy động tối đa nguồn lực xã hội hóa đã phần nào đáp ứng các nhu cầu phát triển sự nghiệp văn hóa và nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng tác quản lý văn hóa trên địa bàn huyện. Tuy nhiên để phát triển sự nghiệp văn hóa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hiện nay, thì ngân sách nhà nước thời gian tới cần phải tiếp tục được tăng thêm để tương xứng với sự phát triển kinh tế đồng thời phải huy động các nguồn lực xã hội hóa để phát triển sự nghiệp văn hóa.