Sự biến đổi về đóng góp của những người đỗ đạt

Một phần của tài liệu Văn hóa làng khoa bảng nguyệt viên (xã hoằng quang, thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa) (Trang 94 - 103)

3.2. Chính sách giáo dục của thời kỳ đổi mới tác động đến truyền thống

3.2.3. Sự biến đổi về đóng góp của những người đỗ đạt

- Về chính trị, xã hội

Trong giai đoạn hịa bình lập lại đến nay, Nguyệt Viên có đội ngũ trí thức, phấn đấu cống hiến hết mình phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân, trong số họ có nhiều người được Đảng, Nhà nước tín nhiệm cử giữ nhiều trọng trách trong các bộ, ngành, các địa phương, tiêu biểu như kỹ sư Lê Viết Hường (con trai Phó bảng Lê Viết Tạo) ơng đã từ bỏ cuộc sống sung túc ở Pháp, lúc đó ơng là Giám đốc chi nhánh nghiên cứu tại Hãng nghiên cứu Hàng không Pháp, rồi Giám đốc kỹ thuật

95

Hãng sản xuất vật liệu composit, theo tiếng gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, năm 1950 ơng trở về Việt Nam tham gia phục vụ cách mạng, để lại bên Pháp người vợ và con trai Lê Viết Thanh. Sau khi về nước, ơng được Chính phủ cử làm Giám

đốc Viện Kỹ thuật tại Thái Nguyên, tiền thân của Bộ Cơng nghiệp sau này. Ơng

là người đưa Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo đi lên phát triển, đáp ứng những đòi hỏi của thời kỳ xây dựng đất nước. Ơng đã chủ trì thành cơng việc nghiên cứu và sản xuất động cơ Diesel dùng cho máy bơm, ô tô, máy kéo. Trong hoàn cảnh kháng chiến chống Mỹ, những năm 1969 - 1970, ông và cán bộ nghiên cứu Cục Cơ khí, Bộ Cơng nghiệp nặng cho ra đời chiếc máy kéo đầu tiên ở Việt Nam mang tên “Máy kéo Tháng Tám”.

Năm 1964, tại Hội nghị Chính trị đặc biệt lần thứ 2, ơng được vinh dự thay mặt giới trí thức Việt Nam tham gia Đồn Chủ tịch và đọc báo cáo nói lên quyết tâm cùng nhân dân cả nước tiến hành cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước.

Năm 1969 ông được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Cơ khí Bộ Công nghiệp

nặng. Năm 1971 ông được Nhà nước bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Cơ khí và

Luyện kim cho đến ngày ông mất (1975). Cuộc đời của kỹ sư Lê Viết Hường là tấm gương sáng của người trí thức u nước. Ơng là một trong lớp trí thức đáng kính bên cạnh các tên tuổi Trần Đại Nghĩa, Phạm Ngọc Thạch, Tôn Thất Tùng,

Tạ Quang Bửu…, những con người hết lịng vì dân tộc, vì đại nghĩa, đầy trí sáng tạo đã làm sáng đẹp thêm hình ảnh người trí thức Việt Nam.

Nhiều người con làng Nguyệt Viên được cử giữ các chức vụ khác như: Lê Viết Liêu giữ chức Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hoằng Hóa, Lê

Viết Của làm Chánh án Tòa án nhân dân Liên khu IV. -! Về khoa học kỹ thuật, kinh tế

96

Bên cạnh các nhà hoạt động chính trị, làng Nguyệt Viên nổi bật lên là

các nhà khoa học kỹ thuật, kinh tế, tiêu biểu như: Tiến sĩ Hóa học Lê Viết Khoa (con trai Phó bảng Lê Viết Tạo) là Viện trưởng đầu tiên của Viện Hóa học Việt Nam, con gái của ông một nhà khoa học nổi tiếng PGS.TS Lê Viết Kim Ba, bà sinh năm 1943, tốt nghiệp loại xuất sắc khoa Hóa học trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, bà được nhà trường cử đi học nghiên cứu sinh ở Cộng hòa dân chủ Đức (1975 - 1979), bảo vệ xuất sắc luận án tiến sĩ hóa học, trong thời gian làm luận án, bà được mời tham gia là đồng tác giả của ba bằng sáng chế về màng lọc

được đăng ký bản quyền tại Đức, về nước bà cơng tác tại khoa Hóa trường Đại

học Tổng hợp, bà luôn tâm niệm nghiên cứu của mình về với thực tiễn để phục vụ sản xuất đời sống, bà là chủ nhiệm đề tài nghiên cứu Cấp bộ “nghiên cứu chế tạo màng thẩm thấu ngược để làm ngọt nước biển” nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt của các chiến sĩ trên đảo Trường Sa. Năm 1985 bà là Chủ nhiệm đề tài cấp nhà nước “nghiên cứu chế tạo màng siêu lọc máu” để điều trị cho các bệnh nhân suy thận, khi đó nhiều người nghi ngại về sự thành cơng, và sự thờ

ơ của lãnh đạo, nhưng bà đã dấn thân và không lùi bước, vượt qua điều kiện

hạn chế sức khỏe, hy sinh cả vật chất giành giụm được cho việc nghiên cứu, bà cùng đồng nghiệp ngày đêm dốc sức chí tuệ, bảo vệ thành cơng và được Hội

đồng nghiệm thu đánh giá cao, tính ứng dụng thực tế, được Nhà nước, Bộ Khoa

học cơng nghệ và mơi trường nhận ra tính hiệu quả của cơng trình và giao cho bà làm chủ nhiệm dự án sản xuất thử nghiệm cấp nhà nước “Dây chuyền công nghệ sản xuất màng siêu lọc máu”, sau 6 năm với nhiều vật lộn, khó khăn, vướng mắc đã cho ra đời màng siêu lọc máu, sản phẩm đạt chất lượng quốc tế, sản phẩm đã được các cơ sở sử dụng, tiết kiệm chi phí 50 - 60% so với màng lọc nhập ngoại. Bà đã nghiên cứu và chế tạo thành công màng lọc dịch tiêm, truyền được các đơn vị sử dụng thử nghiệm đánh giá cao về chất lượng, cũng

97

dược Cục Quân y - Bộ Quốc phòng và Viện kiểm nghiệm Bộ Y tế đánh giá tốt,

đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quy định, Bộ Y tế đã cấp giấy phép sản xuất và

sử dụng các loại màng lọc dịch tiêm, truyền. Năm 2000 bà được giao làm Chủ nhiệm dự án sản xuất thử nghiệm cấp nhà nước “Hồn thiện cơng nghệ sản xuất màng lọc thuốc tiêm, dịch truyền, màng lọc vi trùng và màng tiền lọc”, đề tài

đã hoàn thiện và đưa vào sản suất, màng lọc được đặt tên là Diamond (màng

lọc kim cương), được hầu hết các cơ sở, bệnh viện, xí nghiệp dược sử dụng sản phẩm của dự án, sản phẩm được trưng bày tại Hội chợ triển lãm thành tựu khoa học - Công nghệ ASEAN lần thứ 5 và đạt giả thưởng Huy chương vàng tại hội chợ Quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam, năm 1999. Bà cùng nhóm nghiên cứu nhận giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam (VIFOTEC) năm 1999, bà vinh dự nhận giải thưởng KOVALEVSKAI A năm 1990 [24].

Nhà khoa học nổi tiếng trong ngành nông nghiệp chăn nuôi là GS.TS Lê Viết Ly, ông sinh năm 1936, ông bảo vệ luận án tiến sĩ “sinh lý dinh dưỡng của loài nhai lại”, năm 1974 tại Bungari, sau đó ơng về nước tiếp tục giảng

dạy tại trường Đại học nông nghiệp II, năm 1984 ông chuyển sang làm nghiên cứu tại Viện Khoa học Chăn nuôi, ông hướng suy nghĩ tìm tịi giúp người nơng dân làm giàu từ nguồn giống chăn nuôi như; lợn hướng nạc, bò lai sin, trâu thịt, bò sữa. Nhờ các thành tựu nghiên cứu của ông mà sản lượng sữa và thịt tăng mạnh, nhiều cơng trình khoa học của ông được công bố ở nước ngồi, ơng được mời vào Ban điều hành chương trình Châu Á của Viện Chăn nuôi Quốc tế, ông là chủ nghiệm nhiều dự án lớn về chăn ni, ơng cũng góp phần

đào tạo nhiều sinh viên, sau đại học, nghiên cứu sinh ngành chăn ni và sinh

học. Ơng là một cán bộ nghiên cứu gần gũi với nông dân, ông trực tiếp đến

các bản, làng, thơn, xóm, chính những cuộc cọ sát với thực tế cộng với sự lao

động phi thường của ơng đã góp phần khơng nhỏ trong việc hình thành và

98

nguồn gen vật ni ở Việt Nam, phải kể đến các nguồn gen như; lợn ỉ Thanh Hóa, lợn mẹo Nghệ An, gà Hồ Bắc Ninh, gà Đơng Cảo Hưng n, gà Mía, Hà Tây (nay là Hà Nội), hươu sao Hà Tĩnh, cừu Phan Rang, ông là Chủ tịch hội đồng khoa học ngành chăn nuôi thú y của Bộ nông nghiệp và phát triển

nơng thơn. Với những đóng góp của mình khơng những được Đảng, Nhà nước

ghi nhận, ơng được Chính phủ Pháp tặng thưởng Huân chương Vì nơng nghiệp (Orde Merite Agrcole), được Viện Hàn lâm khoa học Hoa Kỳ mời làm thành viên [24].

Trong số các nhà khoa học, quản lý người Nguyệt Viên còn kể đến: KS. Lê Viết Địch người sáng lập và đưa nhà máy Pin Văn Điển phát triển, TS. Lê Viết Bình là Giám đốc trung tâm nghiên cứu hóa chất miền Nam, KS. Lê Viết Hồng, Bí thư Đảng ủy Viện nghiên cứu Cao su miền Nam, BS. Lê Viết Thành là Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, GS.TS Lê Viết Thanh là giảng

viên Viện Đại học Paris ở Pháp, ông vừa là chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới, hiện ơng đang có chương trình tài trợ nâng cấp các thiết bị y tế hiện đại

cho Trạm Y tế xã Hoằng Quang, như máy siêu âm, chụp X quang…, được xem như một trạm y tế xã hiện đại của Thanh Hóa, ơng là người kết nối của Tổ chức Y tế thế giới tài chợ cho các dự án, đào tạo bác sĩ ở Thanh Hóa và Việt Nam. Trong số các nhà khoa học đã và đang công tác như: TS. Lê Thị Thuấn Anh cán bộ nghiên cứu tại Viện Hóa học Việt Nam, KS. Lê Thị Thu Phương, nghiên cứu tại Viện Hóa cơng nghiệp thực phẩm, Dược sỹ cao cấp. Lê Thị Lệ Huyền công tác tại Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương, PGS.TS Nguyễn Văn Đồng công tác tại Viện Chăn nuôi Quốc gia, TS. Lê Viết Lân trước là giảng viên Đại học sư phạm Hà Nội sau là Viện trưởng Viện hạt nhân, PGS.TS Nguyễn Xuân Ái, giám đốc nhà máy nông cụ của Bộ Nông nghiệp và còn nhiều nhà nghiên cứu, khoa học tự nhiên khác mà do nguồn tư liệu chúng tôi chưa thống kê hết

99

Thị Lan là Giám đốc Trung tâm Văn hóa Ba Đình, Ths. Lê Viết Thái là Viện

phó Viện Kinh tế chiến lược, TS. Lê Viết Lam (con trai GS.TS Lê Viết Ly), hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn Sun Group (một trong những tập

đồn kinh tế lớn ở Đơng Âu, sau chuyển về Việt Nam, hiện nay là một trong

những tập đoàn lớn ở nước ta, chuyên kinh doanh bất động sản, nghỉ dưỡng,

tiêu biểu như khu nghỉ dưỡng Bà nà hill, cáp treo Bà nà, nhiều khu bất động sản, nghỉ dưỡng nổi tiếng khác ở Đà Nẵng, Nha Trang và trong cả nước).

Về giáo dục

Nổi lên ở Nguyệt Viên có số lượng người gắn bó với sự nghiệp giáo dục

đào tạo, tuy chưa có con số cụ thể về giáo viên và người làm công tác giáo dục

nhưng phải kể đến như Nhà giáo ưu tú, TS. Cao Danh Đằng, sinh năm 1941,

tốt nghiệp loại xuất sắc Đại học Tổng hợp Hà Nội, nhà trường giữ lại làm Giảng

viên, sau đó được cử đi làm nghiên cứu sinh và bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ ở Tiệp Khắc. Trở về nước, ơng tình nguyện về quê hương Thanh Hóa, cơng tác tại trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh, cùng đội ngũ cán bộ xây dựng trường

trở thành tập thể sư phạm đồn kết thống nhất đưa phịng trào dạy và học của trường phát triển, nhiều thế hệ thầy cô giáo từng học tập, công tác tại đây ln ghi nhớ hình ảnh người thầy say nghề, yêu trò, dốc tâm cho từng bước phát triển của trường, năm 1990, ông được điều động giữ chức Giám đốc Sở giáo

dục Thanh Hóa. Ơng ln bận rộn và suy tư, công việc điều hành bộ máy quản lý giáo dục cấp tỉnh đã cuốn hút và ngốn nhiều thời gian, nhưng ông vẫn sắp xếp thời gian đọc sách và nghiên cứu. Trong thời gian là Giám đốc Sở Giáo

dục, ông được Ủy ban nhân dân tỉnh cử làm Phó ban thường trực chỉ đạo xóa mù chữ và phổ cập tiểu học của tỉnh, ông đã về tận các cơ sở cùng lo, cùng nghỉ cách tháo gỡ khó khăn, thực hiện làm đến đâu, chắc đến đấy, khoanh vùng để hoàn thiện dứt điểm, khi gặp khó khăn vướng mắc phải có tư duy mới, tư duy tập thể, ông mời gọi chuyên gia, tham khảo tỉnh bạn, mời các ngành cùng vào

100

cuộc, đưa ra hội nghị bàn cho rõ ngọn ngành, chung đúc quyết tâm hoàn thành kế hoạch đúng hạn, từ chỗ khó khăn cơng việc đã trở nên thuận chiều và đạt kết quả như mong đợi, thành tích xóa mù chữ phổ cập tiểu học được khen ngợi và

đánh giá cao. Sau những thành công trong chỉ đạo xóa mù chữ và phổ cập giáo

dục, ơng được Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa giao nhiệm vụ xây dựng trường đại học đầu tiên ở Thanh Hóa, ơng được cử đi học tập kinh nghiệm,

mơ hình các trường đại học trong nước và quốc tế như Thái Lan, Ca na đa,

Australia, đề án hoàn thành vào ngày 24 tháng 9 năm 1997, được Thủ tướng

Chính phủ ký quyết định thành lập trường Đại học Hồng Đức. Ông được Bộ

Giáo Dục và lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa tín nhiệm cử giữ chức Hiệu trưởng

trường Đại học Hồng Đức, Phó Bí thư Đảng ủy nhà trường, ơng cùng với tập thể cán bộ giáo viên, khắc phục mọi khó khăn gian khổ, đem hết sức lực trí tuệ, kinh nghiệm và tâm huyết góp phần hình thành và từng bước xây dựng mơ hình trường đại học đa ghành, đa lĩnh vực, đa cấp, nằm trong hệ thống các trường đại học trong cả nước. Ơng cịn là chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học cấp

tỉnh “Luận cứ khoa học để phát triển trường Đại học Hồng Đức đến năm 2010” và tập trung chỉ đạo xây dựng hoàn chỉnh “kế hoạch chiến lược phát triển trường

Đại học Hồng Đức đến năm 2010”, ông cùng tập thể lãnh đạo nhà trường chỉ đạo tổ chức triển khai tuyển sinh khóa đầu Đại học Hồng Đức năm học (1997

- 1998; 1998 - 1999) với quy mơ lớn hơn 30.000 thí sinh đăng ký dự thi, mỗi năm cho nhiều ngành, hệ bậc đào tạo, được dư luận xã hội hoan nghênh, được Bộ GD - ĐT đánh giá cao. Ông là tấm gương về sự đoàn kết nội bộ, thường

xuyên chăm lo các điều kiện về cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật cho việc dạy và học, công tác nghiên cứu khoa học được ông luôn giành sự quan tâm xứng đáng, trong thời gian công tác giáo dục, ông được công nhận là Chiến sĩ thi đua 14 năm liên tục, được tặng thưởng nhiều huân chương, bằng khen các loại, được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen về thành tích có nhiều đóng

101

góp cho giáo dục các năm 1990 đến 1994, năm 1994, ông được Nhà nước phong

tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú, năm 1998 ơng được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen về thành tích trong cơng tác phịng chống mù chữ và phổ cập giáo dục, năm 1999 ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba [24].

Ngồi TS. Cao Danh Đằng, làng Nguyệt Viên cịn nhiều nhà giáo tâm huyết

tiêu biểu như: GS.TS Lê Viết Ly, nguyên là giảng viên trường Đại học nơng

nghiệp II, ngun là Phó Viện trưởng Viện Chăn ni, ơng và gia đình rất tâm

huyến và nặng lòng với quê hương, nhất là với khuyến học khuyến tài ở quê

hương, ông và gia đình ủng hộ 3,5 tỉ đồng xây dựng Trường Tiểu học Hoằng

Quang, mỗi năm ông và gia đình giành 20 triệu để khen thưởng cho các em học sinh nghèo vượt khó và học sinh khá giỏi của Trường Tiểu học Hoằng Quang và Trung học cơ sở Hoằng Quang, ở cấp huyện Hoằng Hóa tại Trường Phổ thông

trung học Lê Viết Tạo (ngôi trường mang tên Phó bảng Lê Viết Tạo, ơng nội của GS.TS Lê Viết Ly), Dòng họ Lê Viết đã xây dựng quỹ khuyến học Lê Viết Tạo với số quỹ ban đầu là 88 triệu đồng và tổ chức trao giải vào cuối năm học hàng năm cho thầy giáo dạy giỏi, học sinh học giỏi và học sinh nghèo vượt khó học giỏi, mỗi năm trao 20 suất, mỗi suất 500.000 đồng cho học sinh và 2 suất xuất sắc cho giáo viên, mỗi xuất trị giá 300.000đồng. Đến nay Quỹ khuyến học ở trường THPT Lê Viết Tạo và trường THPT Chuyên Lam Sơn, gia đình ơng đã ủng hộ lên

đến 350 triệu đồng, ơng và gia đình ủng hộ học sinh vùng bão lụt 800 triệu đồng

và bắt đầu từ năm 2008 trở lại đây tiếp tục trao học bổng hàng năm cho học sinh,

Một phần của tài liệu Văn hóa làng khoa bảng nguyệt viên (xã hoằng quang, thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa) (Trang 94 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)