Sự biến đổi về giáo dục và thành tựu các cấp học

Một phần của tài liệu Văn hóa làng khoa bảng nguyệt viên (xã hoằng quang, thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa) (Trang 82 - 91)

3.2. Chính sách giáo dục của thời kỳ đổi mới tác động đến truyền thống

3.2.1. Sự biến đổi về giáo dục và thành tựu các cấp học

Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam, ngày 18 tháng 12 năm 1986 khẳng định; “..Nâng cao chất lượng giáo dục nhằm mục tiêu hình thành và phát triển tồn diện nhân cách xã hội chủ nghĩa của thế hệ trẻ, đào tạo đội ngũ lao động có văn hố, có kỹ thuật, có kỷ

luật và giàu tính sáng tạo, đồng bộ về ngành nghề, phù hợp với yêu cầu phân công lao động của xã hội..”. Tác động chính sách của Đảng, Nhà nước, kết hợp với truyền thống hiếu học, khoa bảng, trong giai đoạn đổi mới phong trào học tập làng Nguyệt Viên diễn ra mạnh mẽ đạt nhiều thành tựu.

Bảng 3.1: Số người đỗ đạt hiện nay của các dòng họ làng Nguyệt Viên

TT Dòng họ Số người đỗ từ đại học trở lên Chia ra Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ GS, PGS, TS 1 Hoàng 13 12 0 1 0 2 Trần 5 4 0 1 0 3 Lê 112 110 1 1 0 4 Cao 59 54 0 5 0 5 Lê Viết 61 34 6 14 7 6 Nguyễn 114 95 5 9 5 7 Ngô 54 53 1 0 0 8 Nguyễn Hữu 61 52 6 3 0 Tổng số 479 414 19 34 13

83

Từ số liệu trên chúng ta nhận thấy làng Nguyệt Viên không những không bị đứt gãy về truyền thống hiếu học khoa bảng mà tiếp tục phát triển sang một giai đoạn mới, được xem như một làng “Đại khoa thời hiện đại”, nếu như trong thời phong kiến Nguyệt Viên trải qua 296 năm nền Nho học, có 11 vị đại khoa, thì hiện nay gần 30 năm trở lại đây Nguyệt viên có 13 giáo sư, phó giáo sư, 34 tiến sĩ, 19 thạc sỹ và hàng trăm cử nhân, 02 nhà giáo nhân dân, 01 nhà giáo ưu tú, họ là những nhà khoa học, nhà giáo có uy tín đóng góp tích cực cho sự phát triển của q hương và đất nước. Chỉ riêng làm phép tính từ năm 2004 đến năm 2012, làng Nguyệt Viên có 133 em đỗ đại học, 67 em đỗ cao đẳng.

Như vậy tiến sĩ thời hiện đại trong hơn 30 năm gần đây nhiều gấp hơn 4 lần số lượng các vị đại khoa thời phong kiến. Một điều đáng chú ý gần như một quy luật, những dịng họ có số người đỗ đạt cao thời phong kiến thì ngày nay họ vẫn chiếm một số lượng lớn; tiêu biểu như họ Lê Viết của Phó bảng Lê Viết Tạo, có 2 GS.TS (Lê Viết Ly và Lê Viết Thanh), 5 PGS.TS (Lê Thị Kim Phượng, Lê Viết Kim Ba, Lê Viết Khuyến, Lê Viết Dư Khương, Lê Viết Lân), có đến 14 tiến sĩ, 6 thạc sỹ và 34 cử nhân. Dòng họ Nguyễn của Tiến sĩ Nguyễn Tơng, Phó bảng Nguyễn Xuân Đàm hiện nay có 5 PGS.TS (Nguyễn Xuân Ái, Nguyễn Văn Hiệu, Nguyễn Văn Hoàn, Nguyễn Văn Đồng, Nguyễn Xuân Tế), có đến 9 tiến sĩ, 5 thạc sỹ và gần 95 cử nhân. Dịng họ Nguyễn Hữu có đến 3 tiến sĩ, 6 thạc sỹ và 52 cử nhân. Một số dòng họ trong làng thời phong kiến tuy không đỗ đạt cao, hiện nay bất đầu khẳng định sự đỗ đạt như: dịng họ Cao có 5 tiến sĩ, dịng họ Ngơ có một tiến sĩ, dịng họ Trần có một tiến sĩ, dịng họ Hồng có một tiến sĩ.

-! Về thực trạng giáo dục Mần non

Trong số các bậc học, giáo dục Mầm non giữ vai trị trị quan trọng trong việc hình thành nhân cách, đạo đức, tâm hồn của trẻ, xác định đây là cấp học cần quan tâm, nên chính quyền, nhân dân xã Hoằng Quang, ngành giáo dục

84

nâng cấp, cải tạo trường lớp, các trang thiết bị dạy và học để nâng cao chất

lượng hiệu quả giáo dục Mầm non toàn xã. Hiện nay toàn xã Hoằng Quang có 3 cơ sở mầm non với tổng số 10 lớp học, hiện nay các cơ sở mầm non hầu hết

đã được xây dựng hoặc tận dụng từ các cơ sở làm việc trước đây, nên cơng

trình xuống cấp. Cơ sở chính được đặt làng Vĩnh Trị có diện tích 1000m2, có 6 phịng học, chia làm 4 lớp với 110 em học sinh, tất cả các em đều đến trường

đúng độ tuổi. Tại cơ sở chính hiện nay có một phịng hiệu trưởng và văn

phịng, y tế, khu vui chơi ngồi trời, nhà bếp và khu nhà vệ sinh.

Cơ sở hai đặt ở làng Phù Quang với diện tích 600m2, có 3 phịng học

chia làm 3 lớp với 40 học sinh, 1 phịng hiệu phó phụ trách cơ sở Phù Quang, có một khu vệ sinh, khu nhà bếp khơng có, nên các em giờ trưa đón về nhà.

Cơ sở ba đặt ở làng Nguyệt Viên với tổng diện tích là 800m2 với 3 phịng học, chia làm 3 lớp với 60 học sinh, cơ sở có 1 phịng Hiệu phó phụ trách cơ sở Nguyệt Viên, có một khu vệ sinh, khu nhà bếp khơng có, nên các em giờ trưa

đón về nhà.

Về cơ sở hạng tầng trường lớp đã xuống cấp, nhưng các thiết bị, đồ dùng dạy và học đạt chuẩn chất lượng, 3 cơ sở đều sạch đẹp, bố trí số lượng học sinh trong từng lớp học theo độ tuổi hợp lý, tạo điều kiện cho chăm sóc hướng dẫn dạy tốt cho các em. Phụ huynh của các em theo học trung bình mỗi tháng đóng góp 60.000 đồng cịn lại là đóng góp của các đồn thể trong tồn xã, trong bữa

ăn ở cơ sở chính có chế độ dinh dưỡng hợp lý, nhà trường thường xuyên thay đổi khẩu phần ăn, đảm bảo đủ chất cho sự phát triển của các em.

Nhân tố quan trọng hơn cả là đội ngũ giáo viên Mầm non, hiện nay tồn trường có 18 giáo viên trong đó có 3 cơ tốt nghiệp Đại học, 15 cô tốt nghiệp cao đẳng, khơng có trung cấp. Trong đó Ban giám hiệu đều tốt nghiệp Đại học

đó là cô Nguyễn Thị Đại, Hiệu trưởng, cô Nguyễn Thị Oanh, Hiệu phó, cơ

Nguyễn Thị Ngân, Hiệu phó. Tồn trường năm học 2012 - 2013 có 210 em, trong đó có 141 em đạt học sinh khá giỏi chiếm 67,1%.

85

Hiện nay được sự quan tâm của nhà nước, một ngôi trường khang trang đầy

đủ tiện nghi, trang thiết bị dạy và học sẽ được khởi công, hiện tại Ủy ban nhân dân

xã Hoằng Quang đã dành gần 3000m2 để xây trường Mần non, sau khi hoàn thành

đưa vào sử dụng, sẽ dồn các cơ sở về tại một địa điểm của trường mới.

-! Về thực trạng giáo dục Tiểu học

Trường Tiểu học Hoằng Quang - Hoằng Hoá được thành lập năm 1992 trên cơ sở của trường PTCS Hoằng Quang (cấp 1 và cấp 2), trường có bề dày dạy tốt, học tốt luôn xứng danh với mảnh đất hiếu học. Vốn là một trường cịn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, nhưng nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương và do làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, thu hút những nguồn lực từ những nhà hảo tâm, những gia đình và con em thành đạt đã tài trợ xây dựng cơ sở vật chất nhà trường; đến nay nhà trường đã có một cơ ngơi khang trang.

Trường Tiểu học Hoằng Quang đã trở thành một điểm sáng về cơ sở vật chất, chất lượng dạy và học trong huyện. Trường có khn viên diện tích 2,5ha, có 18 phịng học kiên cố, có 270 bộ bàn ghế hai chỗ ngồi, hai phòng điều hành, 1 phòng họp và nghỉ giữa giờ của giáo viên, 1 phịng đồn thể, 1 nhà thư viện với phòng kho lưu giữ trên 6000 đầu sách báo và phịng đọc tiện nghi, hiện đại,

một phịng thí nghiệm, một phịng truyền thống, khn viên nhà trường thiết kế, bố trí hợp lý về cây xanh, bồn hoa, thảm cỏ thống mát, ln giữ môi trường xanh sạch. Tổng số học sinh toàn xã Hoằng Quang năm học 2012 - 2013 là 370 em, trong đó có 270 em đạt học lực khá, giỏi, chiếm 72,8% (giỏi chiếm 37,2%, tiên tiến chiếm 35,6%), riêng làng Nguyệt Viên chiếm 42,2% khá, giỏi tồn xã (trong đó tiến tiến 19,8%, giỏi chiếm 22,4%), trường có 100% các em học sinh xếp loại hạnh kiểm đạt yêu cầu của cấp học đề ra. Đặc biệt trong 10 năm trở lại

đây không có học sinh bỏ học. Hiện nay trường có tổng số 34 cán bộ, giáo

viên, công nhân viên, trong đó có Ban giám hiệu gồm: Hiệu trưởng là thầy Lê Khắc Đông (hậu duệ của Tiến sĩ Lê Khắc Khuyến), Hiệu phó là cơ Nguyễn Thị Hiền, kiêm Bí thư Chi bộ, Chủ tịch Cơng đồn. Trong tổng số cán bộ, giáo viên,

86

công nhân viên được chia làm các tổ như sau; tổ lớp 1, lớp 2, lớp 3 có 13 người; tổ lớp 4, lớp 5 có 11 người, tổ đặc thù có 5 người; tổ hành chính, văn phịng có 3 người. Năm 2004 trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 1996 - 2000, năm

2004 trường tổ chức khai chương đơn vị văn hóa, trường nhiều năm liền đạt

danh hiệu trường Tiên tiến cấp tỉnh như năm học 2003 - 2004, năm học 2004 - 2005. Năm học 2003 - 2004 trường được UBND huyện Hoằng Hóa tặng giấy khen trường có thành tích xuất sắc trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi, các tổ chức Cơng đồn và Đồn đội ln đạt danh hiệu Vững mạnh. Đặc biệt trường có 03 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, trong đó có 1 giáo

viên đạt giải xuất sắc, được Giám đốc Sở GD - ĐT tặng Giấy khen, Hội khuyến học tỉnh Thanh Hóa tặng Giấy khen.

Bảng 3.2: Tỉ lệ học sinh khá, giỏi các cấp học năm học 2012-2013 của làng Nguyệt Viên so với một số làng trong xã Hoằng Quang

Cấp học Tổng số học sinh khá giỏi xã Hoằng Quang Chia ra (%) Làng Nguyệt Viên Làng Vĩnh Trị Làng Phù Quang

Khá Giỏi Khá Giỏi Khá Giỏi

Mầm non 141 32,6 14,8 30,4 8,5 6.3 7

Tiểu học 267 19,8 22,4 18,3 14,6 11,2 13,4

THCS 154 46,1 7,1 27,2 5,1 12,3 1,9

THPT 115 30,4 8.6 28,6 13 12,1 6,9

(Nguồn: tác giả tổng hợp báo cáo của Hội khuyến học xã Hoằng Quang năm học 2012-2013)

- Về giáo dục Trung học cơ sở

Trường THCS Hoằng Quang, tiền thân là trường PTCS Hoằng Quang (cấp 1, 2), trường được thành lập tháng 9 năm 1992 theo quyết định số 41

87

ngày 5 tháng 9 năm 1992 của Chủ tịch UBND huyện Hoằng Hóa. Khi mới thành lập, nhà trường chỉ có 8 lớp với hơn 300 học sinh. Đến nay, nhà trường có quy mơ đầy đủ số lớp. Tổng số lớp 15 lớp, tổng số học sinh toàn trường 596 em, tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên toàn trường là 34 người. Cơ sở vật chất nhà trường có 16 phịng học kiên cố với đầy đủ bàn ghế thiết bị, có 1 phịng thí nghiệm, 1 phòng thư viện, 1 khu nhà hiệu bộ với phòng hội đồng, 1 phòng Hiệu trưởng và 2 phịng Hiệu phó. Nhà trường có 2 khu vệ sinh, 2 khu nhà để xe cho cán bộ giáo viên và học sinh. Sân chơi, thể dục với diện tích 1600m2 được đổ bê tơng, cây bóng mát, hệ thống nước uống cho giáo viên, học sinh đảm bảo. Trong nhiều năm qua phong trào giảng dạy học tập, rèn luyện của nhà trường luôn là một trong những cơ sở giáo dục của huyện Hoằng Hóa đi đầu trong các thành tích, nhất là tỉ lệ thi đậu tốt nghiệp và vào các trường có chất lượng của Hoằng Hóa và tỉnh Thanh Hóa. Chất lượng học sinh đạt học lực khá, giỏi chiếm một tỉ lệ lớn. Chỉ tính trong năm học 2012 - 2013 tồn trường có 596 em, trong đó có 154 em đạt học lực khá giỏi (chiếm 25%), trong đó riêng làng Nguyệt Viên có 82 em đạt học lực khá, giỏi (chiếm 53,2% tổng số học sinh khá giỏi trong toàn xã).

Hiện nay trường có 34 cán bộ, giáo viên, cơng nhân viên, Ban giám hiệu gồm: Hiệu trưởng là thầy Lê Ngọc Cận, Hiệu phó là cơ Lê Thị Phú. Giáo viên nhà trường được chia làm hai tổ; Tổ Khoa học Tự nhiên có 17 giáo viên; Tổ khoa học xã hội có 17 giáo viên.

Từ khi được thành lập đến nay, nhà trường ln hồn thành tốt nhiệm vụ của mình. Trường liên tục đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp huyện, cấp tỉnh, năm học 2004 - 2005 nhà trường được Giám đốc Sở GD - ĐT Thanh Hóa tặng giấy khen, Chi hội chữ thập đỏ của nhà trường được Tỉnh hội Chữ thập đỏ

88

Thanh Hóa tặng giấy khen. Chi bộ nhà trường hàng năm được công nhận là chi bộ trong sạch vững mạnh, 100% đảng viên đạt đảng viên loại 1. Trong nhiều năm qua trường luôn đạt danh hiệu trường tiên tiên cấp huyện, cấp tỉnh và có nhiều năm đạt danh hiệu tiến tiến xuất sắc. Năm học 2005-2006 trường được Hội đồng thi đua ngành xét công nhận trường tiên tiến xuất sắc, được Bộ trưởng

Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen cho nhà trường và cá nhân cho đồng chí hiệu trưởng.

Bảng 3.3: Số học sinh đạt giải các cấp từ 2009 - 2011 của làng Nguyệt Viên so với một số làng trong xã Hoằng Quang

Năm

Làng Nguyệt Viên Làng Phù Quang Làng Vĩnh Trị Cấp huyện Cấp tỉnh Cấp quốc gia Cấp huyện Cấp tỉnh Cấp quốc gia Cấp huyện Cấp tỉnh Cấp quốc gia 2009 13 8 1 3 2 0 14 6 0 2010 18 5 0 11 3 1 12 3 0 2011 24 5 1 7 4 0 21 8 0 Tổng 75 31 64

(Nguồn: tác giả tổng hợp báo cáo các năm 2009, 2010, 2011 của Hội khuyến học xã Hoằng Quang)

- Trường trung học phổ thơng Hoằng Hóa 4

Trường được thành lập theo quyết định số 884/TC - UBND ngày 24

tháng 6 năm 1989 của Chủ tịch Ủy ban nhân tỉnh Thanh Hoá. Trường được

89

Quang vào năm 2012 sáp nhập vào thành phố Thanh Hóa, nhưng về cơ bản hoạt động giáo dục đào tạo vẫn nằm trong địa bàn huyện Hoằng Hóa, do mới sáp nhập vào thành phố, chưa kịp đầu tư xây dựng trường Phổ thơng trung

học. Nhà trường có 38 phịng học cho 38 lớp đủ học 1 ca vào buổi sáng với một dãy nhà hai tầng: 10 phòng học và 1 dãy nhà 3 tầng 18 phòng học. Số phòng học còn lại là nhà học cấp 4, một khu nhà hiệu bộ dành cho ban giám hiệu làm việc, một khu nhà cấp 4 cho văn phòng, kế tốn, phịng họp hội

đồng và các phòng chức năng khác. Trường hiện nay có 70 cán bộ giáo viên,

trong đó Ban giám hiệu có 3 người, Hiệu trưởng là thầy Nguyễn Ngọc Đơ, Hiệu phó là thầy Nguyễn Minh Sơn và Trịnh Quang Hải, số giáo viên được chia thành các tổ sau: Tổ Tốn có 12 giáo viên, Tổ Văn có 9 giáo viên, Tổ Lý - Hóa - Kỹ thuật Cơng nghệ - Tin có 17 giáo viên, Tổ sinh - Ngoại ngữ có 14 giáo viên, Tổ Sử - Địa - Giáo dục công dân - Thể dục có 12 giáo viên, Tổ Hành chính có 3 cán bộ, 100% giáo viên của trường đều có trình độ đại

học, một số giáo viên có trình độ thạc sỹ. Tổng tồn trường năm học 2012 - 2013 là 1.936 em, được phân thành 38 lớp gồm lớp 10 là 715 em, lớp 11 là 608 em lớp 12 là 613 em.

Từ những năm đầu giao động từ 90% đến 98% học sinh lớp 12 tốt nghiệp THPT, 95% đến 98% học sinh K10, K11 được lên lớp. Những năm trở lại đây chất lượng dạy và học đạt được nhiều thành tích, học sinh lớp 12 thi tốt nghiệp

đậu từ 98% đến 100%, học sinh khối 10, 11 được lên lớp 99%, trên 40% học

sinh được xếp loại học lực khá giỏi.

Những năm đầu trường mới thành lập đội tuyển học sinh giỏi của

trường dự thi cấp tỉnh phấn đấu thi đầy đủ các bộ môn không bỏ cuộc. Học sinh thi đậu vào các trường đại học còn rất khiêm tốn tỷ lệ khoảng 15%. Qua từng năm, từng thế hệ lãnh đạo và hội đồng giáo dục nhà trường xác định:

90

Chất lượng giáo dục, hiệu quả đào tạo, lên lớp, thi cử của trường là: Danh dự uy tín của mỗi cán bộ giáo viên là thương hiệu của nhà trường, là lòng tin của học sinh, nhân dân, cán bộ lãnh đạo 11 xã Đông Nam của huyện đối với nhà trường. Do vậy lãnh đạo nhà trường đã có chủ trương làm việc

Một phần của tài liệu Văn hóa làng khoa bảng nguyệt viên (xã hoằng quang, thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa) (Trang 82 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)