3.2. Chính sách giáo dục của thời kỳ đổi mới tác động đến truyền thống
3.2.2. Sự biến đổi về khuyến học, khuyến tài
Truyền thống hiếu học, khoa bảng ở Nguyệt Viên được nhân lên và phát triển mạnh ở một điều kiện mới. Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Trong chỉ thị 11 - CT/TW ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Bộ Chính trị khẳng định “xây dựng xã hội học tập là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, là mục tiêu cơ bản trong chiến lược chấn hưng và đổi mới giáo dục ở nước ta”, xác định nhiệm vụ trọng tâm, Hội khuyến học xã Hoằng Quang, Chi hội khuyến học làng Nguyệt Viên vận động các tầng lớp nhân dân, các tổ chức trên địa bàn xã, con
92
em người Hoằng Quang thành đạt tham gia công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng một xã hội học tập, tôn vinh những gương sáng hiếu học, tập thể cá nhân có thành tích trong phong trào khuyến học khuyến tài. Học sinh xã Hoằng Quang nói chung và làng Nguyệt Viên nói riêng đều được đến trường
đi học và được học trong một môi trường tốt hơn nhiều lần so với trước đây.
Trường học ở xã được xây dựng kiên cố, cao tầng, bàn ghế, trang thiết bị dạy và học được nâng cấp, đầu tư đồng bộ đáp ứng yêu cầu của giáo viên và học sinh, nhiều gia đình đầu tư cho con em các thiết bị, phương tiện đi học, “tất cả cho giáo dục, giáo dục cho tất cả”, cơng tác xã hội hóa giáo dục ở Nguyệt Viên được thực hiện có chiều sâu và đem lại hiệu quả thiết thực, tạo sự gắn
bó bền chặt giữa cấp ủy đảng các cấp và chính quyền xã đến thơn, xóm. Tất cả đều chung tay vào cuộc tháo gỡ những khó khăn hiện tại, vừa huy động được tất cả các tầng lớp trong toàn xã làm giáo dục. Hoạt động khuyến học
như một dòng chảy xuyên suốt từ xưa đến nay và mỗi ngày thêm nhân rộng toàn diện và hiệu quả trở thành phong trào thi đua trong mỗi gia đình, trong mỗi dịng họ, thơn và trong làng của xã. Bản quy ước mới của làng văn hóa đã kế thừa bản hương ước xưa và bổ sung quy định phù hợp với điều kiện
thích ứng với nền giáo dục trong thời kỳ đổi mới, đảm bảo cho phong trào
khuyến học của xã luôn phát triển. Từ những điều khoản trong quy ước làng
đã tiến hành tổ chức vận động tồn dân đóng góp xây dựng quỹ khuyến học để hỗ trợ cho học sinh nghèo hiếu học và khen thưởng cho học sinh giỏi hoặc
những người trong làng đỗ đạt cao. Đặc biệt làng vận động những người con Nguyệt Viên thành đạt ở mọi miền Tổ quốc và ở nước ngồi có thu nhập cao và điều kiện tốt cấp học bổng hay nhận đỡ đầu cho con em trong làng, phong trào khuyến học, khuyến tài cịn có sự chung tay góp sức của Hội đồng hương Nguyệt Viên ở các tỉnh thành phố trong cả nước. Hội khuyến học xã Hoằng Quang là một trong những điển hình được đi báo cáo về cơng tác khuyến học
93
của tỉnh Thanh Hóa. Xã Hoằng Quang, làng Nguyệt Viên xây dựng được một hệ thống khuyến khọc rất phong phú đa dạng; cấp xã có Hội khuyến học xã Hoằng Quang, quỹ khuyến học xã hiện nay 20.000.000đồng, được sự đồng
thuận của nhân dân toàn xã, hàng năm một người dân trong độ tuổi lao động
ủng hộ 3.000đồng vào quỹ khuyến học của xã, trung bình một năm tồn xã ủng hộ được 17.000.000đồng đến 18.000.000đồng, số quỹ đó hàng năm Hội
khuyến học xã khen thưởng cho các em đạt các giải thưởng, học sinh khá giỏi và hỗ trợ các em có hồn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập; mức thưởng
đối với thi đỗ đại học thưởng 120.000đồng, đỗ cao đẳng thưởng 80.000đồng;
thi Quốc gia đạt giải nhất thưởng 100.000đồng, giải Nhì thưởng 80.000đồng, giải Ba thưởng 70.000đồng, giải Khuyến khích thưởng 60.000đồng; thi tỉnh
đạt giải Nhất thưởng 60.000đồng, giải Nhì thưởng 50.000đ, giải Ba thưởng
40.000đồng, giải Khuyến khích thưởng 30.000đồng; thi huyện đạt giải Nhất thưởng 50.000đ, giải Nhì thưởng 40.000đồng, giải Ba thưởng 30.000đồng; hàng năm tổng kết năm học các cấp học sinh của xã đạt danh hiệu học sinh
loại giỏi thưởng 03 cuốn vở, trị giá bằng 20.000đồng, học sinh đạt danh hiệu tiên tiến thưởng 02 cuốn vở trị giá 14.000đồng. Hiện nay trong xã có 10 thơn
đều có quỹ khuyến học, trung bình mỗi thơn có quỹ từ 10.000.000 đồng trở
lên. Về quỹ khuyến học dòng họ, riêng làng Nguyệt Viên các họ có số quỹ như sau:
Quỹ khuyến học của dòng họ Lê Viết lên đến 300.000.000đồng, dòng họ ra quyết nghị yêu cầu tất cả con em trong dòng họ dù sớm hay muộn đều phải
đi học xong đại học, nếu ai khó khăn thì sẽ được hỗ trợ tồn phần trong thời
gian đi học, thông lệ vào cuối năm tổ chức họp họ, việc không thể thiếu được là tổng kết đánh giá xem việc học tập của con cháu có thưởng và có khuyết
94
Quỹ khuyến học dịng họ Nguyễn có 15.000.000đồng, trong đó hàng năm
khen thưởng con em dòng họ đỗ đại học thưởng 100.000đồng/em, đỗ cao đẳng thưởng 90.000đồng/em, đỗ trung cấp thưởng 80.000đồng/em, dòng họ còn
thưởng cho các em học sinh các cấp khi tổng kết năm học đạt học sinh giỏi
được khen thưởng 03 cuốn vở trị giá 20.000đồng/em, đạt học sinh tiên tiến
thưởng 02 cốn vở trị giá 14.000đồng/em.
Quỹ khuyến học dịng họ Lê có 10.000.000đồng, trong đó mức thưởng hàng năm cho con em dịng họ đỗ đại học là 100.000đồng/em, đỗ cao đẳng là 90.000đồng, đỗ trung cấp là 80.000đồng
Quỹ khuyến học dòng họ Nguyễn Hữu có 10.500.000đồng, trong đó mức thưởng thưởng hàng năm cho con em dòng họ đỗ đại học là 100.000đồng/em,
đỗ cao đẳng là 90.000đồng, đỗ trung cấp là 80.000đồng
Quỹ khuyến học dịng họ Cao có 9.000.000đồng, trong đó mức thưởng cho con em dịng họ đỗ đại học, cao đẳng, trung cấp mỗi em 50.000đồng.
Quỹ khuyến học dịng họ Ngơ có 10.000.000đồng, trong đó mức thưởng hàng năm cho con em dòng họ đỗ đại học là 100.000đồng/em, đỗ cao đẳng là 90.000đồng, đỗ trung cấp là 80.000đồng.