Thích ứng của người Nguyệt Viên từ khi chuyển đổi nền giáo dục

Một phần của tài liệu Văn hóa làng khoa bảng nguyệt viên (xã hoằng quang, thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa) (Trang 78 - 82)

3.1.1. Thích ứng của người Nguyệt Viên với nền giáo dục thời Pháp thuộc thuộc

Năm 1919 nền giáo dục khoa cử Nho học chấm dứt, thực dân Pháp thiết lập một nền giáo dục mới. Ngay sau khi chuyển đổi nền giáo dục khoa cử sang nền giáo dục của người Pháp, với truyền thống tôn trọng sự học hành, người Nguyệt Viên nhanh chóng tiếp thu với nền giáo dục mới.

Đặc biệt nổi lên ở Nguyệt Viên là gia đình Phó bảng Lê Viết Tạo, ơng

có 5 người con trai đều nổi tiếng thông minh, học giỏi tiêu biểu như Lê Viết Đậu (con trai cả Phó bảng Lê Viết Tạo), ơng vừa học hành chăm chỉ, nêu gương,

vừa giúp các em học tập, phụng dưỡng bố mẹ, nuôi các em thành tài, ông tốt nghiệp bậc Thành chung ở trường Quốc học Huế, sau đó ơng thi đậu rồi tốt nghiệp Cao đẳng trường kỹ nghệ Huế, do quá trình học tập xuất sắc ông được giữ lại trường làm giảng viên, ông là người thầy có cơng đào tạo nên những

người thợ lành nghề góp phần làm hưng thịnh nhiều làng nghề ở đất Huế; Lê Viết Khoa (con trai thứ hai của Phó bảng Lê Viết Tạo), ơng là người thơng tuệ, lúc đi học thường ở tốp đầu trong lớp, lng gắng gỏi vượt lên chính mình, lại rất khiêm tốn, cần mẫn, con đường học vấn luôn rộng mở, ông đỗ Tú tài toán học tại trường Quốc học Huế, do thành tích học tập xuất sắc, ơng được triều

đình nhà Nguyễn, cử đi học ở Pháp, sau đó ơng bảo vệ thành cơng luận án tiến

sĩ khoa học ngành Hóa học trong sự khâm phục của người Pháp và ông trở thành tiến sĩ trong lớp tiến sĩ đầu tiên của cả nước trong những năm 1930.

79

Lê Viết Liêu (con trai thứ 3 của Phó bảng Lê Viết Tạo), ơng tốt nghiệp bằng tiểu học; đỗ Tú tài ở Quốc học Huế, sau đó ơng học tiếp sư phạm tại

Quốc học Huế, tốt nghiệp sư phạm, ông được điều về quê giữ chức Hiệu

trưởng trường Tiểu học Pháp Việt. Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945 ơng

được chính quyền cách mạng lâm thời huyện Hoằng Hóa cử giữ chức Phó

chủ tịch huyện, được một thời gian, ơng thơi làm chính quyền và chú trọng vào giảng dạy tại địa phương đóng góp tích cực vào phong trào “Bình dân

học vụ”.

Lê Viết Của (con trai thứ 4 của Phó bảng Lê Viết Tạo), ơng đậu Tú tài Tốn học, sau ơng sang Pháp theo học chun ngành Luật, tốt nghiệp chuyên ngành Đại học bên Pháp.

Lê Viết Hường, ơng đậu Tú tài tốn học loại ưu năm 1933 tại trường

Quốc học Huế, được học bổng của triều vua Bảo Đại, ông sang pháp du học tại trường Đại học Quốc gia Cầu đường - Trường Đại học danh tiếng xếp thứ 5

của nước Pháp và tốt nghiệp kỹ sư cầu đường năm 1939. Ông học tiếp trường

Đại học Quốc gia Hàng không và lấy bằng kỹ sư hàng không năm 1943. Cũng

trong thời gian ấy, ông đã lấy một người vợ Pháp và sinh được một người con trai mang cái tên Pháp Việt là Lê Viết Dominique Thanh.

Làng Nguyệt Viên trong thời kỳ Pháp thuộc, theo như điều tra các dịng học cịn có nhiều người học tiểu học Pháp Việt Hoằng Hóa và nhiều nơi khác, nhưng do biến cố của lịch sử, hiện nay không xác định được hết.

3.1.2. Tiếp nối truyền thống học hành của người Nguyệt Viên từ hịa bình lập lại (1945 đến trước đổi mới 1986)

Tuy tiếp thu và ảnh hưởng nền Nho học một cách sâu sắc, nhưng người

Nguyệt viên thích ứng rất nhanh với nền giáo dục mới, sau cách mạng Thánh Tám thành công, nền giáo dục mới của nước Việt Nam Dân chủ cộng hịa được hình

80

thành ngay sau khi chính quyền nhân dân được thành lập, [47, tr.88] phong trào “Bình dân học vụ” ở Nguyệt Viên diễn ra sơi nổi, nhiều trí thức tham gia dạy học, tinh thần học tập với nhiều phương pháp học dễ nhớ, dễ học góp phần quan trọng vào phong trào bình dân dân học vụ của huyện Hoằng Hóa và Tỉnh Thanh Hóa. Ý thức được tinh thần dân tộc, với chính quyền cách mạng mới do nhân dân làm chủ, từ đó lớp trí thức Nguyệt Viên họ đi theo cách mạng, phục vụ cách mạng, tiêu biểu như: Lê Viết Đậu, là giảng viên Trường Kỹ nghệ Huế, cái nôi của giai cấp công nhân Việt Nam cũng là nơi đào tạo nhiều cán bộ chủ chốt trong cách mạng; Lê Viết Liêu, ông làm Hiệu trưởng trường Tiểu học Pháp Việt Hoằng Hóa, cách mạng Tháng Tám thành công, ông được bầu giữ chức Phó chủ tịch huyện Hoằng Hóa,

được một thời gian ông chuyển sang dạy học. Nhiều người đã từ bỏ cuộc sống sung

sướng ở các nước giàu có và cả những gì thân yêu nhất của mình để về nước tham gia kháng chiến, phục vụ cách mạng, họ mang trong mình tình yêu quê hương, tình yêu Tổ quốc, tiêu biểu là lớp tri thức Tây học như: Lê Viết Khoa sau khi tốt nghiệp tiến sĩ Hóa học ở Pháp, ơng về nước phục vụ cho Chính phủ Cách mạng Việt Nam, ơng trở thành vị Giáo sư của trường Đại học Quốc gia Việt Nam năm 1945; Lê Viết Của, sau cách mạng Tháng Tám thành công, ông từ Pháp về nước, đem kiến thức

đã học được khi tốt nghiệp Đại học chuyên ngành luật, với tính cương trực, cơng

tâm, cầm cân nảy mực, ơng được Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hịa, phân

cơng đảm nhiệm Chánh án Tịa án nhân dân Liên khu IV; Kĩ sư Lê Viết Hường là Chủ tịch hội Việt kiều tại Pari, ơng có mặt trong dịng người Việt Nam đón Chủ tịch Hồ Chí Minh sang đàm phán tại Hội nghị Phông-ten-nơ-blô, ông đã từng làm kỹ sư hãng Renault, Giám đốc chi nhánh nghiên cứu tại Hãng nghiên cứu Hàng không Pháp, rồi Giám đốc kỹ thuật Hãng sản xuất vật liệu composite, có một cuộc sống sung túc nhưng năm 1950 ơng về Việt Nam theo tiếng gọi của Đảng và Nhà nước, ơng đã đóng góp tích cực cho sự phát triển nền công nghiệp nước nhà nhất là trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

81

Hịa bình lập lại ở miền Bắc năm 1954, miền Bắc tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục đấu tranh chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, Nguyệt Viên hịa vào khơng khí chung của đất nước. Năm 1959 trường Phổ thơng cơ sở Hoằng Quang được thành lập (cả cấp 1 và cấp 2), với truyền thống hiếu học, phong trào học tập ở Nguyệt Viên nói riêng và xã Hoằng Quang được coi trọng, đẩy mạnh. Sau sự kiện Vịnh Bắc bộ tháng 8 năm 1964, chiến tranh lan rộng ra cả nước, toàn dân dốc sức cho sự nghiệp đấu tranh bảo vệ miền Bắc và thống nhất đất nước, Nguyệt Viên nằm ở vị trí giáp với cầu Hàm Rồng, tuyến giao thông trọng yếu mà đế quốc Mỹ liên tục rải bom, bắn phá, ác liệt nhiều năm liền, làng Nguyệt Viên thường xuyên bị máy bay Mỹ ném bom, cuộc sống

đảo lộn và ảnh hưởng lớn đến dạy và học, có lúc tưởng trừng gián đoạn, nhiều

người ở Nguyệt Viên đang theo học ở các trường Cấp 3, Cao đẳng, Đại học

xung phong lên đường chi viện cho chiến trường miền Nam. Trước những điều kiện khó khăn gian khổ người Nguyệt Viên vẫn kiên trì theo đuổi sự học, tạo nên nền tảng cho phong trào học tập sau giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Trong giai đoạn cả nước thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội, vừa trải qua chiến tranh, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, quan liêu bao cấp đã ảnh hưởng không nhỏ đến phong trào học tập, nhưng với ý chí và truyền thống hiếu học khoa bảng sự học ở Nguyệt Viên không bao giờ dừng lại. Trước đổi mới phải kể đến một lớp thế hệ như: GS.TS Lê Viết Ly (cháu nội Phó bảng Lê Viết Tạo), bảo vệ luận án tiến sĩ ở Bungari năm 1974; Lê Viết Long, tốt nghiệp khóa đầu tiên Đại học kinh tế Tài chính (nay là kinh tế quốc dân); TS. Nguyễn Hữu Hải, Giám đốc Trung tâm Đại học Pháp tại Hà Nội; PGS.TS Lê Viết Kim Ba (bảo

vệ thành công tiến sĩ tại Cộng hòa dân chủ Đức năm 1979), công tác tại Đại

học Quốc Gia Hà Nội); TS. Lê Viết Khuyến (nguyên là Vụ phó Vụ Giáo dục

Đại học); PGS.TS Lê Viết Dư Khương (Đại học Quốc Gia Hà Nội); PGS.TS

82

Lê Viết Bình (Cơng ty hóa chất miền Nam); PGS.TS Lê Viết Kim Phượng (Đại học Quốc gia Hà Nội) và nhiều người tốt nghiệp các trường Đại học trong cả nước và ở nước ngoài.

Một phần của tài liệu Văn hóa làng khoa bảng nguyệt viên (xã hoằng quang, thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa) (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)