3.3. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống khoa bảng của
3.3.2. Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể
Làng Nguyệt Viên bảo tồn được khá tốt các giá trị di sản văn hóa phi vật thể, nhưng đáng tiếc là hệ thống các giá trị di sản văn hóa vật thể bị phá hủy rất nhiều, hiện nay chỉ cịn lại hậu cung đình Cả được nhân dân tôn tạo tu bổ (gọi là Nghè) trước đây làng có 03 đình (Đình Cả, Đình Á, Đình Phúc Sơn), 02
chùa (chùa Phúc Sơn và chùa Vĩnh Hưng Phúc), một Văn chỉ và một Võ từ đều bị phá hủy trong thập niên 50 và 60 của thế kỷ 20.
Để tiến hành đồng bộ từng bước công tác bảo tồn phát huy giá trị di sản
107 Về giá trị văn hóa phi vật thể
- Cần tiến hành điều tra lại các sự tích, thần tích về các nhân vật thờ tại các đình đã bị phá hủy trước đây để lên kế hoạch bảo tồn. Lễ hội hiện nay được tổ chức khá tốt nhưng công tác tuyên truyền quảng bá đến quần chúng nhân dân cần được đẩy mạnh phát huy.
- Khôi phục lại một số trị diễn, trị rước “ơng nghè về vinh quy bái tổ” trong lớp trẻ của làng khi vào ngày hội hay ngày rằm tháng tám hàng năm, các em lấy tàu chuối làm cờ, lá sen làm lọng, ba bốn em vòng tay nắm lại làm kiệu, chọn em trai khôi ngô tuấn tú lên kiệu làm ông nghè, tất cả cùng đánh chống bằng mồn tùng tùng dinh, dinh dinh tùng đi hết ngõ này sang ngõ khác để từ đó thấy được truyền thống hiếu học, vừa bảo tồn và tôn vinh nét đẹp văn hóa, khoa bảng.
- Khơi phục lại các trị thi bơi lội và thi vật, bên cạnh một làng văn, làng khoa bảng, Nguyệt Viên cịn có tinh thần rèn luyện sức khỏe, đồng thời là tinh thần thượng võ truyền thống từ xa xưa được tổ chức hàng năm vào ngày hội làng, hiện nay các trò thi này chưa được khôi phục lại.
Về các giá trị di sản văn hóa vật thể
Phần lớn các di tích văn hóa ở làng đã bị phá hủy, chưa được phục dựng,
để tiến hành công tác phục hồi di tích địi hỏi cần phải có sự đầu tư nghiên cứu
kỹ lưỡng, nhất là sự quan tâm đầu tư từ ngân sách Nhà nước, chính quyền, nhân dân địa phương và đóng góp của các doanh nghiệp trên địa bàn, của con em
người làng Nguyệt Viên thành đạt để có được nguồn lực là rất quan trọng. - Trước mắt đầu tư phục hồi, tơn tạo lại đình Cả, nơi trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng của Nguyệt Viên xưa kia và ngày nay, trên cơ sở mặt bằng diện tích hiện cịn và các cơ sở khoa học khác.
108
- Về lâu dài tiến hành đầu tư nghiên cứu, bố trí diện tích đất và ngân sách, xã hội hóa cho phục dựng lại đình Á, đình Phúc Sơn, chùa Phúc sơn, chùa Vĩnh Hưng Phúc, Văn chỉ làng, Võ từ làng để tạo thành một quần thể các di tích danh thắng, khơi dậy lại truyền thống, thời kỳ “hoàng kim” của làng Nguyệt Viên phục vụ cho việc giáo dục truyền thống nhân dân địa phương và trong tương lai kết hợp khai thác tuyến du lịch, sinh thái Hàm Rồng, và sơng Mã thì điểm tham quan làng khoa bảng bậc nhất xứ Thanh là không thể thiếu được.
- Các bến sông nơi sinh hoạt cộng đồng, trước kia các các sĩ tử đi thi về vinh quy bái tổ, hiện nay đang bị lấn chiếm lấp đi làm nhà, làm vườn, để vật liệu làm phá vỡ không gian, cảnh quan trước nghè làng, do vậy cần phục dựng lại bến nghè lát đá xanh, có bến đỗ thuyền để góp phần phát triển du lịch đường sơng khi đến làng.
- Chú trọng ngay công tác bảo vệ các di vật tại đình Cả (nghè Nguyệt
Viên), các di vật phế tích của đình và chùa Phúc Sơn, hiện nay các phế tích, di vật rất quý nhưng không được bảo vệ, bảo quản.
- Tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ văn hóa, Ban quản lý di tích xã như cử tham gia các lớp, khóa tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ trong việc bảo vệ phát huy các giá trị di sản văn hóa.
Như vậy hiện nay làng Nguyệt Viên đã sáp nhập về thành phố Thanh Hóa, ngay trước mắt làng đã bắt đầu đơ thị hóa bằng một cây cầu Nguyệt
Viên bắc qua sông Mã, của tuyến đường quốc lộ 1A tránh thành phố, một
làng quê yên bình giờ trở nên nhộp nhịp, do vậy trong kế hoạch phát triển tổng thể kinh tế, xã hội xã Hoằng Quang, thành phố Thanh Hóa cần có chính sách bảo tồn, tơn tạo phục hồi các di tích danh thắng, bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống, tránh coi nặng phát triển kinh tế công nghiệp, đô thị mà không chú trọng đầu tư phát triển văn hóa, phải có biện pháp “ứng phó” của
109
q trình đơ thị hóa. Coi trọng nhân tố con người và mơi trường văn hóa
truyền thống tiêu biểu.
Tiểu kết chương 3
Tiếp nối truyền thống hiếu học khoa bảng, khi chuyển đổi nền giáo dục, người Nguyệt Viên luôn nhạy bén tiếp cận và nhanh chóng thích ứng, điều đó khẳng định, tố chất và truyền thống hiếu học cầu tài ở Nguyệt Viên luôn được
đề cao, từ khi kết thúc nền giáo dục Nho học, người Nguyệt Viên đã sớm khẳng định và tiếp cận nền giáo dục Pháp thuộc, vào năm 1930 Lê Viết Khoa đã bảo
vệ thành cơng luận án tiến sĩ Hóa học tại Pari (Pháp), sự nghiệp học hành đỗ
đạt ở Nguyệt Viên càng phát triển khi đất nước được độc lập, hịa bình, nhất là
trong thời kỳ đổi mới, phát huy truyền thống và chính sách khuyến học, khuyến tài của Đảng và Nhà nước, người Nguyệt Viên đã vươn lên đỗ đạt chiếm lĩnh ở các học vị cao, góp phần vào việc đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
Ngày nay do tác động của q trình đơ thị hóa diễn ra nhanh chóng trong làng quê Nguyệt Viên, sự nghiệp bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa cần được đẩy mạnh và có những phương pháp cụ thể để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, để thích ứng với vấn đề đó cần có sự chung tay,
chung sức của các cấp, các ngành, của con em Nguyệt Viên thành đạt trên mọi miền Tổ quốc và trên thế giới nhằm đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, khuyến học, khuyến tài ở Nguyệt Viên bước sang những trang mới với thành tựu lớn hơn.
110
KẾT LUẬN
Làng Nguyệt viên nằm trong địa bàn Hoằng Hóa, một huyện có truyền thống văn hiến lâu đời của xứ Thanh, nổi lên là một điểm sáng trong truyền
thống khoa bảng cả nước. Ở Nguyệt Viên đâu đâu cũng có khuyến học, khuyến tài, nhiều người là tú tài, tam trường, hương cống (cử nhân), tiến sĩ, phó bảng nhiều người đã trở thành ơng đồ, ln gắn mình bên đèn sách dạy dỗ con cháu thành đạt, đáng chú ý hầu hết các danh nhân khoa bảng Nguyệt Viên đều xuất thân trong những gia đình có hồn cảnh khó khăn, mặc dù cuộc sống vất vả nhưng họ đã tự rèn luyện bản thân vươn lên, đỗ đạt. Trong 11 vị tiến sĩ, phó
bảng, hơn 45 hương cống, cử nhân và hơn 60 vị sinh đồ (Tú tài) và các bậc thấp hơn ở Nguyệt Viên, rực sáng nhiều bậc hiền tài “trung qn ái quốc, “văn võ song tồn” đã đóng góp nhiều cơng sức cho triều đình, nhân dân, đất nước, mỗi danh nhân khoa bảng đều có cuộc đời và sự cống hiến khác nhau, nhưng cái chung nhất là sự tâm huyết của các bậc hiền tài không bận lịng về địa vị và
chức tước.
Góp phần tạo dựng và duy trì phát huy truyền thống hiếu học khoa bảng, từng gia đình, dịng họ, xóm thơn, trong làng có một vai trị rất lớn. Đó là sự giáo dục trong mỗi gia đình là ơng dạy cháu, cha dạy con, anh dạy em, chúng ta nhận thấy, có nhiều gia đình cha, con, anh em đều đỗ đạt, như gia đình Tam trường Nguyễn Như Tản (Họ Nguyễn), có các con, cháu, chắt là Tiến sĩ, Hương cống, Nho sinh, hay như gia đình Phó bảng Lê Viết Tạo có các con, cháu, chắt
đều học hành đỗ đạt mặc dù có những biến đổi nhanh chóng về chính sách giáo
dục, chính sự rèn cặp ở mỗi gia đình, dịng họ trong đó có vai trị to lớn của
người mẹ, người vợ tạo động lực cho các sĩ tử dùi mài kinh sử và thành danh trên sự nghiệp.
Không hổ thẹn với các bậc tiền nhân, ông cha, người làng Nguyệt Viên trong giai đoạn mới phấn đấu noi gương rèn luyện học hành thi cử đỗ đạt, nhiều vị có học hàm học vị cao trở thành các nhà khoa học, chính trị nổi tiếng, theo thống
111
kê chưa đầy đủ, gần 30 năm trở lại đây Làng Nguyệt viên có hai nhà giáo nhân
dân, một nhà giáo ưu tú, 13 giáo sư, phó giáo sư, 34 tiến sĩ, 19 thạc sỹ và hàng trăm cử nhân, đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc,
đặc biệt là đóng góp vào trong thời kỳ đất nước đổi mới phát triển hội nhập quốc
tế. Từ truyền thống hiếu học khoa bảng, người Nguyệt Viên dù đi đâu, công tác trên cương vị nào, họ luôn để lại tiếng thơm được bạn bè đồng nghiệp, học trò và các thế hệ sau noi gương học tập và đánh giá cao, nhiều nghiên cứu khoa học của các vị khoa bảng thời hiện đại có ứng dụng thực tế cao đưa vào sản xuất, phục vụ
đời sống nhân dân, tiết kiệm lớn cho ngân sách nhà nước, hạn chế nhập khẩu. Họ
là những nhà khoa học gắn bó với quần chúng nhân dân, hiểu được tâm tư nguyện vọng, đời sống người nơng dân, chính vì vậy mà những nghiên cứu ứng dụng
hướng vào làm lợi cho nhân dân.
Một điều chúng ta cần quan tâm chú ý là ở Nguyệt Viên, một làng khoa bảng với số dân ít diện tích khơng rộng nhưng trước đây lại có một hệ thống các di tích, di sản văn hóa vật thể, phi vật thể dày đặc, phong phú, hấp dẫn, điều
đó chứng minh rằng chính nhờ sự thành đạt về đường học vấn yên thâm các vị
khoa bảng cùng nhân dân chung tay xây dựng các thiết chế phục vụ đời sống văn hóa và bảo lưu được các truyền thống, ngược lại chính các thành tố văn hóa
đã hun đúc nên tính cách tâm hồn, kiến thức của con người Nguyệt Viên, hai
yếu tố con người sáng tạo, xây dựng giá trị văn hóa, các giá trị văn hóa tác động lại con người trở nên biện chứng, hơn bao giời hết nó trở thành sức mạnh tinh thần, tâm linh của người Nguyệt Viên.
Truyền thống hiếu học khoa bảng của làng Nguyệt Viên, được tạo dựng trên nền tảng vững chắc, được cấu thành từ nhiều thành tố khác nhau, đặc biệt là truyền thống văn hóa, trong đó có sự nổ lực của mỗi thành viên trong họ tộc, của truyền thống gia đình, sự khích lệ của cộng đồng làng xã và khách thể là chính sách đãi
ngộ trọng dụng nhân tài của nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử, ở đâu và môi trường nào cộng đồng cư dân và các vị khoa bảng đều thiết lập những giá trị sống và cống hiến đóng góp nhỏ bé của mình cho nhân dân, đất nước.
112
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.!Đào Duy Anh (1960), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb. Văn sử địa, Hà Nội. 2.!Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hóa (2000), Tên làng xã Thanh
Hóa, Nxb. Thanh Hóa, tập 1.
3.!Phan Huy Chú (1992), Lịch triều hiến chương loại chí, bản dịch, Nxb. Khoa học xã hội, tập 3.
4.!Phan Đại Doãn (2000), Làng Việt Nam, một số vấn đề kinh tế - xã hội, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
5.!Cao Xuân Dục (1993), Quốc triều hương khoa lục, bản dịch, Nxb. Thành
phố Hồ Chí Minh.
6.!Nguyễn Đăng Duy (1998), Nho giáo với văn hóa Việt Nam, Nxb. Hà Nội. Hà Nội.
7.!Quang Đạm (1994), Nho giáo xưa và nay, Nxb. Văn hóa, Hà Nội.
8.!Bùi Xn Đính (1998), Hương ước và quản lý làng xã, Nxb. Khoa học xã
hội, Hà Nội.
9.!Bùi Xuân Đính (2006), Làng khoa bảng Kim Đôi, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc
Ninh, Báo cáo Đề tài cấp Viện, bản đánh máy, lưu tại Thư viện Viện
Dân tộc học.
10.! Bùi Xuân Đính, Nguyễn Viết Chức (Đồng chủ biên, 2010), Các làng khoa
bảng Thăng Long - Hà Nội, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11.! Bùi Xuân Đính (2010), Giáo dục và Khoa cử Thăng Long - Hà Nội, Nxb. Hà Nội.
12.! Bùi Xuân Đính (2011), Nguyệt Áng - làng khoa bảng, Nxb. Hà Nội 13.! Bùi Xuân Đính (2013), Bài giảng chuyên đề văn hóa nơng thơn.
113
14.! Lê Quý Đôn (2006), Kiến văn tiểu lục, Nxb. Văn hóa - Thơng tin, Hà Nội. 15.! Gia phả dòng họ Lê, bản chữ Hán lưu tại nhà thờ họ Lê Viết.
16.! Gia phả dòng họ Nguyễn, bản chữ Hán, lưu tại nhà thờ họ Nguyễn.
17.!Gia phả dòng họ Nguyễn Hữu, bản chữ Hán, lưu tại nhà thờ họ Nguyễn Hữu.
18.! Nguyễn Hoãn (1962), Đại Việt lịch triều Đăng khoa lục, dịch giả Tạ Thúc
Khái, Bộ Quốc gia giáo dục Sài Gòn.
19.!Hương ước xã Nguyệt Viên, tổng Từ Quang, phủ Hoằng Hóa, tỉnh Thanh
Hóa (1934), lưu tại Viện Thơng tin Khoa học xã hội, ký hiệu HUN.
0977.
20.! Vũ Khiêu (1996), Bàn về văn hiến Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội. Hà Nội, tập 1.
21.! Ngô Cao Lãng (1975), Lịch triều tạp kỉ, Nxb. KHXH, Hà Nội.
22.! Lý lịch di tích lịch sử văn hóa nhà thờ cụ Phó bảng Lê Viết Tạo, xã Hoằng Quang, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa (2007),lưu tại Ban quản
lý di tích và danh thắng, Sở VHTT Thanh Hóa.
23.! Chu Văn Mười (2011), Văn hóa làng khoa bảng Xuân Cầu (huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên), Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học, lưu tại Phịng
Đào tạo Sau đại học, trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
24.!Nguyễn Hữu Ngơn (2006), Hoằng Hóa đất học, Nxb. Thanh Hóa, Thanh Hóa
25.! Hồng Anh Nhân (1996), Văn hóa làng và làng văn hóa xứ Thanh, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
114
26.! Nguyễn Tá Nhí (1995), Phượng Dực đăng khoa lục, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội
27.! Nguyễn Tá Nhí (2003), Người Hà Tây trong làng khoa bảng, Sở Văn hóa thơng tin Hà Tây
28.! Trịnh Nhu (Chủ biên, 2009), Danh nhân văn hóa Hoằng Hóa, Nxb. Giáo
dục, Hà Nội, tập 1.
29.! Trần Thị Ngọc (2013), Văn hóa làng khoa bảng Nhân Lý (thị trấn Nam Sách, tỉnh Hải Dương), Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học, lưu tại Phịng
Đào tạo Sau đại học, trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
30.! Vũ Huy Phú (1997), Mộ Trạch - làng tiến sỹ, Bảo tàng tỉnh Hải Dương. 31.! Quốc sử quán triều Nguyễn (2002), Đại Nam thực lục, bản dịch, Nxb. Giáo
dục, Hà Nội, tập IV.
32.! Sở Văn hóa thông tin Hà Tây (1994), Hà Tây - làng nghề, làng văn, tập 2. 33.! Nguyến Quang Thắng - Nguyễn Bá Thế (Đồng chủ biên, 1997), Từ điển
nhân vật lịch sử Việt Nam, NXb. Văn hóa, Hà Nội
34.! Thần tích thần sắc làng Nguyệt Viên, tổng Từ Quang, phủ Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa (1937), lưu tại Viện Thông tin Khoa học xã hội, ký hiệu
TTTS. 15467 – 15470.
35.! Lê Sĩ Thắng (1994), Nho giáo tại Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội. Hà Nội. 36.! Trần Ngọc Thêm (1996), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Trường Đại học Tổng
hợp thành phố Hồ Chí Mnh.
37.! Trần Văn Thịnh (Chủ biên, 1995), Danh sĩ Thanh Hóa và việc học thời xưa, Nxb. Thanh Hóa, Thanh Hóa.
38.! Ngơ Đức Thọ (Chủ biên, 1993), Các nhà khoa bảng Việt Nam (1075 – 1919), Nxb Văn học, Hà Nội.
115
39.! Ngô Đức Thọ (2010), Văn bia tiến sĩ văn Miếu – Quốc Tử Giám Thăng Long, Nxb. Hà Nội.
40.! Đinh Khắc Thuân (2009), Giáo dục và khoa cử Nho học thời Lê ở Việt Nam qua tài liệu Hán Nôm, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
41.! Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh Thanh Hóa (2000), Địa chí Thanh Hóa,
Nxb. Văn hóa thơng tin, Hà Nội, tập 1.
42.! Trần Từ (1984), Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
43.! Bùi Khắc Việt, Nguyễn Đức Nhuệ (Đồng chủ biên, 1996), Hoằng Lộc đất
hiếu học, Nxb. Thanh Hóa.
44.! Hoàng Vinh (1999), Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn của văn hóa Việt Nam,