2.1.1.1. Những người đỗ đại khoa
Làng Nguyệt Viên được biết đến như một địa danh có truyền thống hiếu học khoa bảng bậc nhất xứ Thanh, nhất là những người đỗ đạt cao, đại khoa
trong thời phong kiến, sự đỗ đạt đó đã đi vào câu ca nổi tiếng khắp vùng
Nguyệt Viên mười tám ơng nghè Ơng cưỡi ngựa tía, ơng che tán vàng.
Theo điều tra, khảo sát nghiên cứu tài liệu, thực chất làng Nguyệt Viên chỉ có 11 người đỗ đại khoa như sau:
1. Nguyễn Trật (1581 - 1661)
Năm 20 tuổi (1600), ông đỗ Hương cống. Vì nhà nghèo nên ơng bỏ học, sống bằng nghề lái trâu. Năm 1623, khoa Quý Hợi, niên hiệu Vĩnh Tộ 5, đời Lê Thần Tông, lúc 43 tuổi ông thi đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân. Ơng làm quan đến chức Cơng khoa Đô Cấp sự trung [28].
2. Lê Bỉnh Trung (1594 - ?)
Ông đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Canh Thìn, niên hiệu
Dương Hịa 6, đời Lê Thần Tơng (1640) , khi ông 47 tuổi, không rõ chức
quan[38].
3. Nguyễn Vị (1608 - ?)
Ông đỗ tiến sĩ khoa Đinh Sửu (1637) đời Lê Thần Tông, năm 30 tuổi.
40 4. Nguyễn Nhân Trứ (1612 - ?)
Ông đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân, khoa Giáp Tuất (1634), năm 23 tuổi, đời Lê Thần Tông, ông giữ chức Công bộ Tả Thị lang, tước Hoằng
phái hầu, khi mất được tặng chức Thượng thư [38]. 5. Nguyễn Kính (1629 - ?)
Ơng đỗ tiến sĩ khoa Tân Sửu (1661), năm 33 tuổi, đời Lê Thần Tông,
ông giữ chức Giám sát Ngự sử [38]. 6. Nguyễn Tơng (1643 - ?)
Ơng đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân, khoa Canh Thân (1680), niên hiệu Vĩnh Trị 5, năm 38 tuổi, đời Lê Hy Tông, làm quan đến chức Hiến sát sứ về sau được phong Thượng thư Cẩm xuyên hầu[38].
7. Nguyễn Hữu Độ (1813 - ?)
Ông đỗ Cử nhân năm Đinh Dậu (1837), đậu Phó bảng khoa Mậu Tuất
(1838) năm 26 tuổi, ơng làm các chức Thượng thư, Phụ Chính đại thần, Cơ mật viện đại thần, từ năm 1880 - 1883 ơng giữ chức Kinh lược Bắc Kì [28].
8. Nguyễn Xuân Đàm (Nguyễn Xuân Dục, 1878 - ?)
Ơng đỗ Cử nhân khoa Bính Ngọ (1906), Phó bảng khoa Canh Tuất (1910)
đời Duy Tân 4, năm 33 tuổi, làm Tri phủ Diễn Châu về sau ông được phong chức
Thượng thư, ông là con của Tú tài Nguyễn Duy Quang[28]. 9. Nguyễn Phong Di (1889 - ?)
Ơng đỗ Đình ngun, Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Kỷ
Mùi (1919), niên hiệu Khải Định 4, khi 31 tuổi, ơng làm Lục sự ở tịa Khâm Sứ” [28].
41 10. Lê Viết Tạo (1876 - 1925)
Năm Bính Ngọ (1906) ơng thi đỗ Tú tài, năm 34 tuổi, khoa thi Kỷ Dậu (1909) ông thi đỗ Giải Nguyên, năm 44 tuổi, khoa thi Kỷ Mùi (1919) ông thi
đỗ Phó bảng, ông giữ các chức vụ như Thừa phái bộ Hình, Hàn lâm viện Thừa
chỉ, Tri huyện Tân Định (Bình Định), Tư vụ ở Cơ mật viện, Quang lộc tự khanh [38].
11. Lê Khắc Khuyến (1879 - ?)
Ông đỗ Cử nhân khoa Kỷ Dậu (1909), năm 38 tuổi đỗ Đệ tam giáp Đồng tiến sĩ xuất thân, khoa Bính Thìn, niên hiệu Khải Định 2 (1916), ông
giữ các chức như Tri huyện Thạch Thành, Ngự sử ở Viện Đô sát, Hành tẩu bộ Học [38].
Xét về tuổi đỗ, độ tuổi có nhiều người đỗ nhất từ 31 đến 40 tuổi (5 người, chiếm 45,4%), đây là độ tuổi chững chạc, bước đầu tích lũy được các kinh
nghiệm sống, tạo ra các bước đột phá trong con đường công danh sự nghiệp,
tiếp đó từ 23 đến 30 tuổi (3 người chiếm 27,2%), đây là độ tuổi cịn trẻ, có sức khỏe, tiếp thu nhanh, trí nhớ tốt có sức bật và tạo đà cho trưởng thành và độ tuổi từ 41 đến 51 (3 người, chiếm 27,2%) đây là độ tuổi khơng cịn trẻ, nhưng có nhiều kinh nghiệm sống, trưởng thành.
Xét về thời gian đỗ, trong các triều Lê, Mạc làng Nguyệt Viên có 6 người
đỗ gồm (Nguyễn Trật, Lê Bỉnh Trung, Nguyễn Vị, Nguyễn Nhân Trứ, Nguyễn
Kính và Nguyễn Tơng), triều Nguyễn có 5 người đỗ (Nguyễn Hữu Độ, Nguyễn Xuân Đàm, Lê Khắc Khuyến, Lê Viết Tạo, Nguyễn Phong Di), từ khoa Quý Hợi, niên hiệu Vĩnh Tộ 5 (1623), đời Lê Thần Tông đến khoa thi nho học cuối cùng năm 1919, mạch nối khoa bảng ở Nguyệt Viên không bị đứt đoạn, có tính nối tiếp, khơng như nhiều làng khoa bảng khác chỉ đỗ đạt phát triển trong một triều đại như triều Lê, cụ thể như triều Lê Thánh Tông.
42
Trong 11 tiến sĩ và phó bảng làng Nguyệt Viên, nhiều người làm quan có phẩm hàm cao như thượng thư có 3 người (Thượng thư Cẩm Xuyên hầu Nguyễn Tông, Thượng thư Nguyễn Xuân Đàm, Thượng thư Nguyễn Hữu Độ), một người là Tả Thị lang (Nguyễn Nhân Trứ), có 3 người đảm nhiệm chức
thanh tra, xét xử (Nguyễn Trật, Nguyễn Kính, Lê Viết Tạo), cịn lại làm các chức khác trong triều đình, các cấp như Bố chánh, Tri phủ, Tri huyện.
2.1.1.2. Những người đỗ trung khoa
Bên cạnh 11 vị đỗ đại khoa qua các triều Lê, Mạc, Nguyễn, làng Nguyệt Viên cịn có một số lượng lớn các Hương cống, (Cử nhân từ 1828) và học vị tương đương, theo các nguồn tư liệu, qua thống kê chưa đầy đủ làng có trên 45 người đỗ trung khoa (phụ lục 2, tr. 147), trong các gia phả dòng họ ở Nguyệt Viên hiện còn lưu giữ chỉ ghi chép những người đỗ đạt, tính từ triều Lê trở về sau, nhưng chắc hẳn việc giáo dục, học hành ở Nguyệt Viên phải có từ trước
đó, song có thể vì khoa cử chưa có ai đỗ đạt cao hoặc do nguồn tư liệu bị thất
lạc, đến nay không biết rõ. Làng Nguyệt Viên qua nguồn tư liệu nhận thấy rằng, từ thời Lê đến thời Nguyễn thời kỳ nào cũng có số lượng các Hương cống, Cử nhân, nó có tính liên tục, tiếp nối. Từ khoa thi Nhâm Ngọ, niên hiệu Chính Hịa 23 (1702) đến khoa Quý Mão, niên hiệu Cảnh Hưng 44 (1783), tất cả có 27
khoa thi, trong đó có 20 khoa có người Nguyệt Viên đề danh chiếm bảng Hương
cống, trong đó có khoa Tân Mão, niên hiệu Vĩnh Thịnh 7 (1711) lấy đỗ 12
người, Nguyệt Viên có 5 người đỗ, (chiếm 41,6% số người đỗ). Gần như một quy luật, các dòng họ có nhiều người đỗ đại khoa cũng là những dịng họ có
nhiều đỗ trung khoa. Nhiều trường hợp là bố con, anh em, ông cháu kế tiếp
nhau đỗ đạt như: Lê Chí Thái đỗ Hương cống khoa Tân Mão, niên hiệu Vĩnh Thịnh 7 (1711), con là Lê Chí Hiểu đỗ Hương cống khoa Nhâm Ngọ, niên hiệu Cảnh Hưng 23 (1762) ; Lê Huy Áp, đỗ Hương cống (năm 1751), con là Lê
43
là Hương cống Nguyễn Hồnh, Hương cống Nguyễn Tiêm có con là Hương cống Nguyễn Tình.
2.1.1.3. Những người đỗ tiểu khoa và các bậc thấp hơn
Ngoài các vị đại khoa và trung khoa, Nguyệt Viên cịn có nhiều người đỗ tiểu khoa (Sinh đồ, Tú tài), theo các nguồn tư liệu và gia phả các dòng họ,
tuy chưa đầy đủ, nhưng đã có đến hơn 60 vị (phụ lục 3, tr. 152), hầu như nhiều khoa thi đều có người Nguyệt Viên thi đỗ. Trong số các Sinh đồ, Tú tài người Nguyệt Viên, hầu như số lượng đỗ tập trung vào một số gia đình dịng họ chiếm một số lượng lớn, trong đó có bậc Sinh đồ, tú tài có con, em, cháu là các bậc
đại khoa, trung khoa, tiêu biểu như: Nguyễn Như Tản đỗ Tam trường là cha
của Nho sinh trúng thức Nguyễn Viết Chước, Nho sinh trúng thức Nguyễn Viết Thạch, Tiến sỹ Nguyễn Tông; Hai anh em đều đỗ Tú tài như Nguyễn Duy Hinh và Nguyễn Duy Quang; Tú tài Nguyễn Duy Quang là cha của Cử nhân Nguyễn Duy Thiều và Phó bảng Nguyễn Xuân Đàm...Phần lớn các vị đều có những đóng góp tích cực cho triều đình và nhân dân, tiêu biểu trong số các bậc Sinh đồ, Tú tài như Tam trường Nguyễn Như Tản, một Tri huyện liêm khiết, phân
minh, Tam trường Tôn Trấn giữ chức Hình bộ Tham tri Hầu tước người có
đóng góp quan trọng, là cơng thần của nhà Nguyễn hay như Tú tài Nguyễn Duy
Hinh là người lãnh đạo phong trào Cần vương ở Hoằng Hóa và một trong những thủ lĩnh của khởi nghĩa Ba Đình, hầu hết các vị có nhiều đóng góp tích cực cho quê hương và đất nước.