Tiềm năng cho phát triển du lịch cộng đồng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động du lịch cộng đồng xã ngọc chiến, huyện mường la, tỉnh sơn la (Trang 29 - 39)

1.2. Khái quát về xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La

1.2.4. Tiềm năng cho phát triển du lịch cộng đồng

Là một trong điểm tam giác phát triển kinh tế du lịch của huyện Mường La, xã Ngọc Chiến đặc biệt có nhiều lợi thế và mang đầy đủ tiềm năng cho phát triển du lịch và du lịch cộng đồng.

1.2.4.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Địa hình có ảnh hưởng sâu sắc đến kiến trúc cảnh quan, vì thế, mỗi bộ phận địa hình đóng một vai trị như tài nguyên du lịch. Hay nói cách khác, mỗi một điểm du lịch đều có những đặc điểm địa hình riêng biệt, độc đáo mà nhiều nơi khơng có, đó chính là yếu tố thu hút khách du lịch.

Sự lôi cuốn của Ngọc Chiến khơng chỉ ở vị trí trời phú mà cịn ở điều kiện tự nhiên mà thiên nhiên đã ưu ái dành tặng cho vùng đất này. Hình thái địa hình của xã khá phức tạp. Có độ cao trung bình 1800m so với mặt nước biển, chia cắt bởi nhiều khe suối và đồi núi thấp xen các dãy núi cao của dãy Hoàng Liên Sơn trải dài đã tạo cho Ngọc Chiến có vẻ đẹp độc đáo, kỳ vĩ, nguyên sơ là những nhận xét của không ít khách du lịch sau khi đến đây. Ngọc Chiến đã trở thành nơi nghỉ ngơi lý tưởng của khơng ít khách du lịch. Đến với Ngọc Chiến là đến với những kỳ vĩ hoang sơ của núi rừng đại ngàn cổ kính, là đến với bản làng nguyên sơ, khí hậu trong lành, đến với những con người chất phác, dung dị vốn có của người vùng cao Tây Bắc.

Dân cư quần cư trong thung lũng lòng chảo lọt vào vùng núi cao, rừng sâu, dầy khe, suối cắt xẻ địa hình. Hệ thống hang động đẹp, hoang sơ gắn với những truyền thuyết mang yếu tố tâm linh chưa có sự can thiệp của con người (Hang Bó Quan và hang Đơng Sinh). Hang Đơng Sinh và hang Bó Quan là 2 quần thể hang động nằm trong dãy núi Hoàng Liên Sơn và khu vực núi giữa Mường Chiến mới được khám phá là một sáng tạo tuyệt vời của mẹ thiên nhiên với những dịng suối nhỏ ngày đêm chảy róc rách, những cột đá, nhũ đá với mn hình

hoa văn như một bức tranh sinh động về vũ trụ, con người, thiên nhiên…hai quần thể hang động nằm trên cung đường di chuyển từ huyện Mường La – Ngọc Chiến – Mù Cang Chải (Yên Bái) đây là yếu tố thuận lợi để thu hút khách du lịch đến chiêm ngưỡng, khám phá.

Khí hậu là một trong những yếu tố quan trọng tạo ra môi trường du lịch. Các điều kiện nhiệt độ, độ ẩm có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của khách du lịch. Do vậy, việc phát triển có hiệu quả ngành du lịch tại Ngọc Chiến có tác dụng hạn chế những tác động xấu đến thời tiết, khí hậu của điểm đến du lịch. Ngọc Chiến có những ưu thế về khí hậu, khí hậu nơi đây được ví như Đà Lạt của Tây Nguyên, Sa Pa của Tây Bắc, bởi khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm, khiến cỏ cây tươi tốt, tràn đầy sức sống. Ngọc Chiến có khoảng 12.000ha rừng nguyên sinh, đa phần là pơ mu.

Ngọc Chiến có khí hậu lý tưởng thích nghi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp, phát huy giá trị kinh tế của cây trồng bản địa Ngọc Chiến đủ điều kiện để xây dựng thương hiệu lúa nếp tan, cây sơn tra. Thu hút được các dự án và doanh nghiệp đầu tư vào các loại cây trồng vật nuôi phục vụ cho nhiệm vụ giao thương và phát triển kinh tế. Cánh rừng cây sơn tra vừa phục vụ du lịch sinh thái quanh năm đặc biệt là mùa cây ra hoa và thu hoạch quả, vừa phục vụ cho tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Lúa nếp tan Ngọc Chiến đảm bảo chất lượng vừa là sản phẩm nổi tiếng trong dịp lễ hội mừng cơm mới và phục vụ khách du lịch, đồng thời cũng là mặt hàng để tiêu thu ra các địa phương bên ngoài. Cánh đồng Mường Chiến rộng lớn có con đường thẳng tắp như một sợi chỉ căng giữa cánh đồng lúa và hoa chính là điểm để khai thác dịch vụ tham quan, đi bộ, đạp xe thư giãn rèn luyện sức khỏe cho người dân và khách du lịch nghỉ dưỡng.

Ngọc Chiến có bãi bằng, thấp nên người dân ở đây làm ruộng ở bãi bằng và nương rẫy trên sườn núi, từ lâu đời họ đã có biện pháp dẫn thủy nhập điền, đúc rút được tập quán làm thủy lợi bằng tượng ngơn ngữ với bốn chữ nói lên bốn giải pháp xếp gọn trong câu thành ngữ: Mương, Phai, Lái, Lin. Đối với ruộng nước người dân trồng lúa, còn trên nương rẫy trồng các chuyên canh, xen canh như: Lúa, vừng, lạc, bí, sắn, ngơ, đậu...thế độc canh được dần chuyển thành đa canh nhiều chủng loại cây trồng. Do cấu tạo địa hình, Ngọc Chiến hội tụ đầy đủ yếu tố các nét văn hóa thung lũng đặc trưng có cội nguồn từ rất xa xưa, nó bén rễ từ cư trú, hái lượm, săn bắt, đánh cá nguyên thủy; sau đó con người biết trồng trọt và chăn nuôi. Từ lâu người dân Ngọc Chiến đã tạo lập cánh đồng lúa, đối tượng tác động chính của lao động xã

hội; vùng sườn dốc nằm ở vành đai của các lịng chảo thì làm nương theo các phương pháp phát, đốt, chọc lỗ, tra hạt, có tác dụng bổ sung vào hệ thống trồng trọt. Đây là đặc trưng chủ yếu nhất trong toàn bộ hệ thống văn hóa thung lũng của dân tộc là hoạt động trải nghiệm thực tế thú vị cho du khách. Du khách khi đến với Ngọc Chiến sẽ có được những trải nghiệm vơ cùng thích thú với hoạt động lao động sản xuất của người dân nơi đây

Ngọc Chiến được thiên nhiên ban tặng dịng suối khống nóng tự nhiên tại Trung tâm xã phục vụ cho đời sống sinh hoạt con người và khai thác dịch vụ nghỉ dưỡng của du khách tắm khoáng quanh năm. Suối khống nóng là điểm dừng chân khơng thể thiếu của bất cứ một du khách nào khi đến với Ngọc Chiến không kể thời điểm nào trong năm. Khí hậu Ngọc Chiến một ngày trải qua 4 mùa chính là mùa xuân (buổi sáng), mùa hè vào buổi trưa, mùa thu (buổi chiều), mùa đơng (buổi tối). Vì vậy, suối khống nóng chính là một sự cảm nhận tuyệt vời, du khách có thể trải nghiệm tắm cộng đồng cùng người dân tại mó tắm cộng đồng hoặc tự mình trải nghiệm riêng tư tại dịch vụ tắm khống đảm bảo để có một cơ thể và tinh thần khoan khoái.

Đứng trên đỉnh đồi Mường Chiến, nơi có di tích lịch sử thời kỳ chống pháp sẽ chiêm ngưỡng được toàn cảnh cánh đồng Mường Chiến và làng bản, núi non, suối khe. Đây là điểm du khách kết hợp lý tưởng khi chiêm ngưỡng bản làng với những ngôi nhà sàn bằng gỗ pơ mu, đi bộ hít thở khơng khí trong lành.

Khi đến tham quan du lịch cộng đồng xã Ngọc Chiến, có một điểm bổ trợ cho hoạt động này là điểm dừng chân chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên và đánh giá khát vọng chinh phục thiên nhiên của con người tại cơng trình thủy điện Nậm Chiến, cơng trình được xây dựng trên địa bàn xã đã tận dụng dòng chảy tự nhiên dòng suối Chiến thành nguồn năng lượng phục vụ cho công nghiệp, đồng thời tạo nên hồ nước nhân tạo lớn trên địa bàn, biến khe sâu trở thành hồ nước mênh mang điểm trang cho cảnh sắc Ngọc Chiến trở nên tươi đẹp hơn. Đập thủy điện Nậm Chiến là điểm dừng chân thưởng ngoạn của du khách để cảm nhận tầm vóc cơng trình mang nhiều cái nhất thế giới.

1.2.4.2. Tài nguyên du lịch văn hóa

Tài nguyên văn hóa là cơ sở để phát triển loại hình du lịch cộng đồng, một trong những loại hình du lịch phổ biến nhất trên thế giới. Bên cạnh các giá trị nổi trội về cảnh quan sinh

thái, tài nguyên nhân văn (vật thể và phi vật thể), Ngọc Chiến còn là nơi lưu giữ nhiều làn điệu thơ, ca, hát, say đắm lịng người; các tục lệ trong thờ cúng, tín ngưỡng dân gian biểu hiện rõ sắc thái của văn hóa bản địa của dân tộc Thái trắng là sức thu hút khách đến xã Ngọc Chiến và huyện Mường La.

Xã Ngọc Chiến có 17 bản người dân tộc Thái trắng, mỗi bản có từ 30 đến 80 hộ dân. Đa số người dân nơi đây vẫn giữ nguyên cốt cách của người bản địa. Bản ở Ngọc Chiến được bố trí theo hình xương cá, nằm dải dác ở chân núi và thung lũng Mường Chiến, bản ở Ngọc Chiến đều rất phong quang, sạch đẹp, quang cảnh phóng khống, xung quanh bản là ruộng, vườn và cây trái rất gần gũi với thiên nhiên.

Khách du lịch đến Ngọc Chiến rất thích thú khi được ngắm nhìn các nhà sàn nguyên bản của người Thái với vật liệu toàn bộ làm bằng gỗ pơ mu, tạo nên một khung cảnh thu hút sự chú ý của khách du lịch. Từ xưa đến nay người Thái xã Ngọc Chiến ở nhà sàn, tồn bộ ngơi nhà đều được làm gỗ pơ mu, kể cả mái nhà. Mỗi viên “ngói” lợp nhà sàn được bổ từ gỗ Pơ Mu rộng 50cm và dài 1m đan lồng lên nhau, gỗ làm mái phải được chẻ bằng dăm, ván được tách theo thớ gỗ thì mới khơng cong, vênh. Trong nhà có sẵn một cây gậy dài khoảng 3 mét; khi trong nhà cần ánh sáng, bà con sẽ lấy cây gậy đẩy viên ngói sang bên để tạo ánh sáng và sự thơng thống, khi không cần ánh sáng hoặc khi trời mưa, bà con lại lấy cây gậy để đẩy viên ngói trở lại vị trí cũ. Các hoa văn họa tiết ở cột kèo được thiết kế khá tinh xảo hình rồng phượng hoặc hoa lá; đặc biệt, ở đầu các cột nhà, các đố đỡ đều được tạo hình đầu voi với cái vịi vươn dài khá cầu kỳ. Ngơi nhà sàn Pơ Mu có thể sau 100 năm mới phải tu sửa lại. Ở Ngọc Chiến, không chỉ nhà sàn người thái mà cả người dân tộc Mông cũng sử dụng các vật dụng sinh hoạt gia đình bằng gỗ Pơ mu như: chậu, chum, vại, thùng, cối giã gạo, máng đựng nước, hàng rào …

Nhà sàn pơ mu Ngọc Chiến tạo sự thích thú đặc biệt cho du khách bởi kiến trúc độc đáo, khác lạ, cách bày trí nội thất hợp lý, gọn gàng. Tùy vào số lượng thành viên của gia đình, mỗi ngơi nhà sàn có thể tiếp đón và bố trí chỗ nghỉ cộng đồng cho khách du lịch từ 10 đến 50 người/ hộ.

Trước thực trạng hiện nay, rừng nguyên sinh giảm, gỗ làm nhà khan hiếm hơn và nhu cầu người dân sử dụng nhà kiên cố càng nhiều nên trong cộng đồng bản có xen lẫn ngơi nhà

sàn mang hơi hướm kiến trúc kiểu mới, tạo nên sự giao thoa giữa văn hóa truyền thống và hiện đại.

Ẩm thực là nét văn hóa hấp dẫn đối với các thực khách, ẩm thực không chỉ đơn giả là ăn và uống mà trong đó cịn thể hiện những nét tinh túy của dân tộc, của một cộng đồng người. Trong tiếng Thái, lương thực gọi là khảu, kháu (dịch sang tiếng Việt là là lúa, gạo, cơm, xôi). Đây là nét đặc trưng và in đậm trong văn hóa tộc người. Người Thái trắng xã Ngọc Chiến thường bố trí mâm cơm từ 8 đến 12 người. Vị trí ngồi cũng được phân theo thứ bậc rõ rệt, khi gia đình có khách, tùy vào khách của các thành viên trong gia đình sẽ tự giác bố trí tiếp đón theo một quy ước đã được quy định từ trước nên tạo được sự thân thiện nhưng cũng thể hiện được sự tôn trọng của các thành viên trong gia đình và tơn trọng khách, đây chính là nét đẹp truyền thống nhưng văn minh trong văn hóa giao tiếp ứng xử của người Thái xã Ngọc Chiến.

Thức uống là một món ẩm thực khơng thể thiếu của người Thái Ngọc Chiến trong những dịp vui, buồn và là vật tượng trưng của các nghi thức, do đó trong sinh hoạt cuộc sống, với ý nghĩa nào đó, dân tộc Thái Ngọc Chiến xem nó như một nghi thức cần thiết ngang tầm với cơm. Họ dùng rượu khi tiếp đón khách, nghi thức và cúng lễ, cưới xin và hội hè, tang ma. Nhìn tổng thể, tại Ngọc Chiến rượu được dùng hàng ngày nên có thể được coi là thức uống quanh năm.

Người Thái Ngọc Chiến có cách chế biến rượu khá độc đáo, bí quyết truyền thống từ rượu nấu (ủ lên men và chưng cất) và rượu vạng (ủ lên men và lọc giống như rượu nếp). Loại rượu vạng có vị thơm, ngon, ngọt, bùi hấp dẫn được chế biến từ thóc nếp tan hảo hạng ủ bằng men lá là đặc sản riêng và thường được chế biến, chuẩn bị nhiều trong dịp tết cổ truyền và hoạt động lễ hội.

Theo tập quán truyền thống, xã hội Thái và Mông đã rèn luyện cho phụ nữ Thái và phụ nữ Mông một tay nghề làm vải. Là con gái Thái, con gái Mơng thì khơng được phép ngừng tay làm vải và phải đạt tới trình độ tinh xảo. Trong văn hóa dân tộc Thái, vải vóc chứa đựng bốn khái niệm: Tượng trưng cho phái đẹp; là vật dùng suốt cả cuộc đời một con người; tượng trưng cho sự giàu sang trong xã hội; là văn hóa kỹ thuật thể hiện sự hiểu biết. Người Thái Ngọc Chiến coi nghề làm vải thủ công truyền thống phục vụ cho cuộc sống cũng như trao đổi hàng hóa. Một trong nét sinh hoạt văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc Thái liên quan đến

vải vóc là bộ vật dụng cần cho ngủ bao gồm: Đệm (xứa), chăn (pha), gối (mon), màn (rắn), rèm (man), Chiếu (xát) tất cả đều mang họa tiết khéo léo của nghệ thuật may thổ cẩm. Theo thời gian, một bộ phận người dân Ngọc Chiến đã tận dụng nguồn nguyên liệu quý từ gỗ tự nhiên đóng kiểu giường hoặc phản để nằm thay cho việc trải đệm trực tiếp xuống sàn nhà gỗ như trước đây. Các bộ vật dụng cần cho ngủ cũng được sử dụng bằng các sản phẩm công nghiệp bày bán sẵn tùy theo điều kiện của mỗi người. Tuy nhiên, hiện nay 80% hộ dân vẫn giữ việc ngủ bằng cách trải đệm trực tiếp xuống sàn gỗ nhà sàn như truyền thống.

Trang phục của đồng bào Thái trắng Ngọc Chiến phân biệt theo giới tính; thường ngày

với lễ phục; khi chết và để tang; lúc đi làm với ở nhà...Phụ nữ Ngọc Chiến hiện nay vẫn giữ văn hóa mặc truyền thống, chưa có sự thay đổi nhiều. Trang phục của người Thái trắng Ngọc Chiến kín đáo, phù hợp với thời tiết mát mẻ của địa phương. Người nữ mặc váy màu đen dài chùm đến gót chân, dây thắt lưng màu xanh lá cây, áo cóm dài tay bó sát lấy thân người, cổ áo khoét hình chữ V, cài cúc bướm màu trắng bằng bạc hoặc kim loại màu trắng không gỉ, đầu đội khăn vuông dệt nhiều màu sắc, cách vấn khăn gần giống cách vấn khăn mỏ quạ của dân tộc kinh; người nam mặc bộ trang phục màu đen giống kiểu bộ đồ người miền nam, quần ống rộng, áo xẻ tà hai bên, ve cổ áo tròn giống như áo tân thời của người kinh, 2 bên tà áo có túi phía dưới, đầu đội mũ nồi màu đen. Khi diện trang phục truyền thống, người phụ nữ trông rất uyển chuyển, cịn người nam tốt lên sự khỏe mạnh. Ngọc Chiến là địa phương giữ được trag phục nguyên bản và vẫn sử dụng hàng ngày. Khách du lịch đến Ngọc Chiến đều rất thích trang phục truyền thơng nơi đây bởi phù hợp cho cả nam giới và phụ nữ ở nhiều lứa tuổi để làm những món quà lưu niệm.

Người Ngọc Chiến đều biết đan lát các vật dụng từ mây, tre để phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày. Nghề đan mây phát triển nhất ở bản Mường Chiến, tại bản này có tổng số hộ 87 hộ, 375 nhân khẩu, dân tộc thái thắng 100%, hiện nay có khoảng 30% trong tổng số hộ trong bản làm nghề phụ từ nghề truyền thống đan lát mây, các sản phẩm từ mây bao gồm ghế mây, mâm mây, cóm khảu, gùi, hom, giỏ…nguyên liệu làm các sản phẩm bằng mây tự nhiên tuổi từ 5 – 10 năm ở những vùng có rừng già do các hộ tự đi thu hái về. Sản phẩm làm được vừa phục vụ gia đình vừa bán lấy tiền hoặc trao đổi hàng hóa để cải thiện cuộc sống gia đình. Từ khi có du lịch tại địa phương, các sản phẩm mây của Ngọc Chiến được biết đến nhiều hơn,

du khách thường lựa chọn cho mình các sản phẩm thích hợp để làm kỷ niệm như quạt mây,

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động du lịch cộng đồng xã ngọc chiến, huyện mường la, tỉnh sơn la (Trang 29 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)