2.3. Đánh giá công tác quản lý hoạt động du lịch cộng đồng
2.3.2. Những vấn đề tồn tại, hạn chế
Qua quá trình nghiên cứu thực tế hoạt động du lịch và công tác quản lý của Ngọc Chiến nhận thấy rõ vấn đề: Cũng như các điểm tổ chức du lịch cộng đồng tự phát trên cả nước và tỉnh Sơn La, du lịch cộng đồng xã Ngọc Chiến chưa bảo đảm tính bền vững vì thiếu cơ chế chính sách quản lý du lịch, chính vì vậy chưa tạo được sự thơng thoáng cho hoạt động này
phát triển; chưa có sự đồng nhất về quan điểm, chất lượng dịch vụ phục vụ du khách; kỹ năng nghiệp vụ du lịch khơng có, chưa hình thành các dịch vụ khác để hỗ trợ khách du lịch thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu khám phá thiên nhiên, cảnh quan, bản sắc văn hóa dân tộc. Sự hoang sơ của thiên nhiên, của con người, văn hóa truyền thống chưa được khai thác hiệu quả đối với du lịch cộng đồng tại xã có dồi dào tiềm năng du lịch tự nhiên và du lịch văn hóa tại địa phương này.
Bên cạnh đó, cơ quan quản lý nhà nước, hoạt động tự quản của các tổ nhóm du lịch chưa tạo sự nhất quán chung với nhân dân sở tại để đồng nhất quan điểm tham gia phát triển du lịch tại địa phương. Theo kết quả điều tra vẫn còn 19% tỷ lệ hộ dân không muốn tham gia các hoạt động du lịch, 8% khơng có ý kiến đối với hoạt động du lịch trên địa bàn.
Bên cạnh những hiệu quả đạt được từ cơng tác quản lý vẫn cịn nhiều khó khăn, tồn tại. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về du lịch cộng đồng cịn ít, các chính sách về phát triển du lịch chưa được cụ thể hóa và áp dụng cịn chậm, cơng tác tun truyền, hướng dẫn thực thi còn rất hạn chế, chưa nhanh nhạy với những biến động của nền kinh tế thị trường, đặc biệt là thị hiếu của khách du lịch; việc ban hành các chỉ thị, nghị quyết, văn bản hướng dẫn trong thời gian qua là phù hợp tuy nhiên việc triển khai thực hiện hoạt động du lịch cộng đồng ở xã Ngọc Chiến cịn thiếu sự quyết đốn trong việc đề xuất các giải pháp phát triển du lịch và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tự quản của du lịch cộng đồng. Thiếu các văn bản quy định về bảo vệ các giá trị di sản văn hóa như quy định bảo vệ nhà sàn truyền thống bằng gỗ pơ mu, quy định bảo vệ và khai thác nguồn nước khống nóng, bảo vệ cảnh quan mơi trường, tài nguyên du lịch, quy định cụ thể và thúc đẩy thực hiện đầu tư phát triển du lịch cộng đồng xã Ngọc Chiến.
Các văn bản hướng dẫn tổ chức du lịch cộng đồng đơi khi cịn chưa hợp lý, chưa giải quyết kịp thời sát thực các vấn đề liên quan, cịn mang tính chung chung. Bên cạnh đó các ngành chức năng chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong hoạt động phát triển du lịch Ngọc Chiến; chưa ban hành được văn bản quản lý các hoạt động du lịch, đặc biệt là việc cấp phép cho các cá nhân, tập thể tổ chức các hoạt động du lịch tại xã Ngọc Chiến. Việc quản lý lượng khách du lịch còn lỏng lẻo, các thủ tục lưu trú cho khách chưa đảm bảo đúng quy trình.
Nhận thức của cấp ủy, chính quyền và một bộ phận nhân dân về du lịch và du lịch cộng đồng chưa đầy đủ, sâu sắc. Triển khai đề án phát triển du lịch cộng đồng tại xã Ngọc Chiến
chậm (Dự án du lịch cộng đồng bản Pom Mỉn đã có quyết định phê duyệt từ năm 2014, đã có khái tốn kinh phí cụ thể nhưng chưa bố trí được nguồn kinh phí tổ chức thực hiện) mặc dù khách du lịch đến tham quan xã Ngọc Chiến và bản Pom Mỉn có từ rất lâu, một số hoạt động dịch vụ cũng đã hình thành và phát triển nhưng do đặc trưng của huyện miền núi cịn nhiều khó khăn về đời sống kinh tế, nhận thức xã hội chưa đồng đều nên việc hoạch định chính sách phát triển du lịch cộng đồng xã Ngọc Chiến vẫn cịn chưa kịp thời.
Cơng tác quản lý nhà nước về quản lý văn hóa, hoạt động quảng cáo kinh doanh dịch vụ du lịch cịn có những bất cập chưa theo kịp với xu thế và nhu cầu phát triển của xã hội. Trong 5 năm mới đầu tư 600 triệu từ nguồn ngân sách nhà nước phục vụ tuyên truyền quảng bá du lịch Ngọc Chiến, trang thông tin điện tử về du lịch Ngọc Chiến ít hoạt động, thiếu thơng tin cần thiết để cung cấp cho khách du lịch.
Việc đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật phối hợp với phát triển du lịch chưa được quan tâm và đồng nhất giữa các chương trình xây dựng phát triển nơng thơn miền núi thể hiện qua các cơng trình của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới không phù hợp với khai thác du lịch cộng đồng như hệ thống đường giao thông liên bản bằng bê tông, vật liệu xây dựng bể tắm nước khống nóng cộng đồng hiện đang tu sửa sử dụng gạch công nghiệp không gần gũi với thiên nhiên. Thiết chế nhà văn hóa kiến trúc khơng phù hợp với các hoạt động văn hóa, văn nghệ. Các cơ sở dịch vụ du lịch vẫn là do các cá nhân tự đầu tư theo hướng tự phát là chủ yếu, còn thiếu tiện nghi phục vụ khách du lịch; Giao thông đi lại chưa thuận lợi, đặc biệt khó khăn trong mùa mưa lũ gây cản trở trong việc tham quan của khách du lịch. Cơng trình vệ sinh cơng cộng chưa được đầu tư, hệ thống biển báo chưa đầy đủ... 14% khách không hài lịng với đường giao thơng, 15% khách du lịch đánh giá chất lượng phương tiện giao thông vận chuyển kém. 80% khách du lịch không hài lịng về cơng trình vệ sinh cộng.
Kinh tế có bước tăng trưởng nhưng chưa ổn định, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế du lịch Ngọc Chiến. Việc ổn định đời sống sản xuất cho nhân dân, nhất là nhân dân các điểm quy hoạch dự án phát triển các loại hình du lịch trên địa bàn cịn nhiều khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo xã Ngọc Chiến vẫn còn cao, chiếm 45% năm 2017.
Nguồn nhân lực lao động trong ngành du lịch huyện Mường La nói chung, xã Ngọc Chiến nói riêng cịn thiếu và yếu, chưa qua đào tạo chính quy, nguồn lực lao động tại các
điểm, tuyến du lịch, các cơ sở kinh doanh du lịch chưa được đào tạo về nghiệp vụ du lịch; lực lượng lao động trực tiếp tham gia hoạt động du lịch ít, chiếm 0,05% dân số trên địa bàn xã.
Các loại hình du lịch bổ trợ cho hoạt động du lịch cộng đồng chưa được đầu tư đầy đủ, chưa xây dựng được sản phẩm lưu niệm truyền thống đặc trưng của vùng miền như sản phẩm mây tre đan, các món đồ lưu niệm mô phỏng nhà sàn bằng gỗ pơ mu, những anbum ảnh đẹp về Ngọc Chiến...; các sản vật nông nghiệp như quả sơn tra, rau quả sạch, hoa Ngọc Chiến chưa xây dựng được thương hiệu.
Do nhiều yếu tố đặc thù, hoạt động của các tổ, nhóm hoạt động du lịch và hoạt động tự quản của người dân tại các điểm du lịch cộng đồng bị chi phối bởi công tác quản lý nhà nước thông qua công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền và ban, ngành đồn thể các cấp. Các tổ, nhóm hoạt động du lịch tại các bản cịn thụ động, chưa phát huy được tính tự chủ, chưa có kỹ năng du lịch và mạnh dạn trong việc kết nối với các công ty, doanh nghiệp lữ hành và các tổ chức cá nhân kinh doanh du lịch; xã Ngọc Chiến chưa có đội ngũ hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp, chưa xây dựng được trạm điều phối đón khách nên du khách chủ yếu tự do tham quan, các đoàn khách tự chủ động kết nối các dịch vụ du lịch như ăn, nghỉ, tham quan... lãng phí thời gian của các đồn khách và khơng có nguồn thu cho địa phương từ khách du lịch đến khám phá tài nguyên du lịch tại bản, xã.
Mặc dù Ngọc Chiến thu hút được gần ½ lượng khách du lịch của cả huyện, doanh thu từ du lịch khá cao so với nguồn thu từ du lịch của huyện, nhưng vẫn còn những hạn chế trong hoạt động tự quản của cộng đồng. Các cá nhân và hộ gia đình làm du lịch cộng đồng xuất phát từ tự phát để đáp ứng cơ bản nhu cầu của khách du lịch. Nên việc tham gia các hoạt động du
lịch chưa có tính chun nghiệp thể hiện ở việc hỗ trợ giữa các hộ trong bản về nghiệp vụ và kỹ năng đón tiếp khách du lịch, đa số các hộ vẫn giữ phong cách truyền thống là sự mến khách của người dân, chân thành giao lưu với khách một cách bộc phát, chưa có kỹ năng hướng dẫn khách du lịch vẫn còn 2% khách du lịch đánh giá chất lượng phục vụ kém tại các điểm du lịch cộng đồng.
Chưa có Ban quản lý du lịch các cấp, mới chọn cử các tổ nhóm hoạt động du lịch tổ chức các dịch vụ du lịch tại bản, phối hợp với các Ban quản lý bản thực hiện các nội dung đảm bảo an ninh trật tự, giữ gìn vệ sinh mơi trường, biểu diễn văn nghệ.... Vì vậy, quy chế
hoạt động của tổ, nhóm dịch vụ du lịch chưa rõ nét, cịn chồng chéo với các nội dung khác của bản, chưa thực sự phát huy hết vai trò của cộng đồng trong thực hiện du lịch, chủ yếu vẫn là trách nhiệm của một bộ phận các hộ làm du lịch.
Ban chỉ đạo lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch xã và các tổ, nhóm kinh doanh dịch vụ du lịch chưa đề xuất được giải pháp về giữ gìn mơi trường sinh thái lâu dài. Việc tuyên truyền chỉ nằm trong khuôn khổ cộng đồng, chưa tuyên truyền tới du khách ý thức giữ gìn vệ sinh cơng cộng. Chưa hình thành được đội ngũ tiếp đón và hướng dẫn khách du lịch chuyên nghiệp, khu vực tham quan chưa có hệ thống biển báo phù hợp, 20% khách du lịch đánh giá thấp hệ hống biển báo.
Do bị chi phối bởi tư tưởng ngại thay đổi của đại bộ phận người dân nên các tổ, nhóm hoạt động du lịch chưa thực sự có những bứt phá trong việc tổ chức các hoạt động du lịch, còn một số khúc mắc trong việc phối hợp với nhân dân về cải tạo cảnh quan môi trường sống phục vụ du lịch như cải tạo cơng trình vệ sinh gia đình, cải tạo hàng rào, đường đi nội bản, giữ nguyên nếp nhà truyền thống bằng pơmu, giữ các vật dụng gia đình và cơng cụ lao động sản xuất truyền thống, giản đơn. 10% lượng khách du lịch chưa hài lịng với cơng trình vệ sinh các gia đình hiện tại và lo ngại các dự án chương trình xây dựng nông thôn mới sẽ phá vỡ sự nguyên bản đường giao thông nội bản khi thực hiện bê tơng hóa đường giao thơng nơng thơn.
Các thành viên trong tổ, nhóm dịch vụ du lịch chưa phát huy hết tinh thần dân chủ, còn e ngại, cả nể trong việc điều tiết khách du lịch và phân công sử dụng dịch vụ du lịch nên dẫn đến việc phân bố lượng khách chưa đều, chưa mạnh dạn tư vấn cho khách sử dụng các dịch vụ du lịch; việc giới thiệu quảng bá các điểm tham quan và bản sắc văn hóa truyền thống của địa phương cịn thụ động, bị phụ thuộc vào yêu cầu của khách.
Tiểu kết
Du lịch xã Ngọc Chiến được hình thành từ một số hoạt động của các đồn cơng tác, cá nhân, nhóm phượt đi qua địa phương. Lâu dần, do nhu cầu của khách đến Ngọc Chiến cần điểm dừng chân và khám phá bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương về ẩm thực, nghi thức cộng đồng… tận hưởng khơng khí trong lành và thiên nhiên hoang sơ… nên một số hộ dân tự đầu tư dịch vụ nghỉ cộng đồng, dịch vụ tắm suối khống nóng, dịch vụ ẩm thực… Theo thời gian, hoạt động tự phát dịch vụ du lịch của người dân ngày càng phát triển để đáp ứng lượng khách du lịch ngày càng đông, các hộ làm dịch vụ du lịch đã có thu nhập và thu nhập tương đối ổn định, đời
sống vật chất của gia đình được nâng lên, đời sống kinh tế - xã hội của bản làm du lịch có những biến đổi.
Thực tế khi phát triển, du lịch tác động đến đời sống cộng đồng ở cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Mặt tích cực phát huy giá trị văn hóa trong đời sống xã hội góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên, tình hình an ninh chính trị ổn định, … ngược lại, những mặt tiêu cực có thể nhanh chóng phá vỡ những giá trị truyền thống tốt đẹp, kinh tế phát triển kéo theo nhiều vấn đề phức tạp. Vì vậy, cần có sự nhìn nhận, đánh giá đúng công tác quản lý phát triển du lịch tại mỗi địa phương, đơn vị. Đây chính là cơ sở để đề ra các giải pháp đúng đắn cho cơng tác phát triển du lịch nói chung, cơng tác quản lý và quản lý du lịch cộng đồng nói riêng.
Trong chương 2, luận văn từ góc nhìn thực tế hoạt động du lịch cộng đồng của xã Ngọc Chiến để đánh giá thực trạng công tác quản lý, nhận diện kết quả sát thực ưu điểm và hạn chế trong công tác quản lý Du lịch cộng đồng để làm cơ sở đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý của du lịch cộng đồng xã Ngọc Chiến trong giai đoạn tiếp theo.
Chương 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG XÃ NGỌC CHIẾN, HUYỆN MƯỜNG LA, TỈNH SƠN LA