Giá trị nghệ thuật

Một phần của tài liệu Nghề làm đồ chơi Trung Thu ở làng Hảo (xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) (Trang 56 - 60)

2.3. Các giá trị văn hóa trong sản phẩm đồ chơi trung thu truyền

2.3.1. Giá trị nghệ thuật

2.3.1.1. Sự sáng tạo mẫu mã sản phẩm

Sản phẩm của nghề làm đồ chơi trung thu truyền thống làng Hảo nói riêng và nghề thủ cơng truyền thống nói chung là sự kết tinh của lao động vật chất và lao động tinh thần, nó đƣợc tạo nên bởi bàn tay tài hoa và óc sáng tạo của ngƣời thợ thủ cơng.

Có một thời gian, mặt nạ giấy bồi - món đồ chơi trung thu của Việt Nam tƣởng chừng bị lấn át bởi các loại đồ chơi hiện đại, bắt mắt hơn từ Trung Quốc. Mùa trung thu những năm gần đây, những chiếc mặt nạ giấy bồi đã dần xuất hiện trở lại với hình ảnh các nhân vật dân gian Việt Nam quen thuộc nhƣ: ông Địa, chú Tễu, Chí Phèo, Thị Nở... Ngồi ra cịn có mặt nạ của các nhân vật trong truyện cổ tích nƣớc ngồi để các em nhỏ hóa trang thành các nhân vật mình u thích trong đêm trăng rằm nhƣ Nàng Bạch Tuyết, Tôn Ngộ Không, Ngƣu Ma Vƣơng, Đƣờng Tăng,... Bên cạnh đó các sản phẩm mặt nạ

giấy bồi của làng Hảo còn chú trọng vào hình ảnh của các con vật gần gũi với cuộc sống nhƣ thỏ, trâu, chó, hổ, mèo, chuột, lợn,v.v... Qua đó các em nhỏ có thể thoải thích lựa chọn cho mình mặt nạ với nhân vật mà mình thích nhất. Dù đã tiếp nối nghề của cha ông làm mặt nạ giấy bồi hàng chục năm nay, nhƣng các hộ sản xuất trong làng Hảo vẫn giữ đƣợc cách làm theo lối truyền thống. Mỗi một chiếc mặt nạ đƣợc vẽ tỉ mỉ mang tính đơn chiếc, chính vì vậy tuy cùng một khuôn nhƣng không chiếc mặt nạ nào giống chiếc nào, chính những

nét vẽ ngộ nghĩnh, giản dị đã thổi nên cái hồn cho những chiếc mặt nạ truyền

thống của làng Hảo.

Đầu lân và đầu sƣ tử cũng là một trong những đồ chơi trung thu truyền thống của Việt Nam đƣợc trẻ em yêu thích, mang ý nghĩa thịnh vƣợng, may

mắn và điềm tốt lành. Ở làng Hảo đầu sƣ tử và đầu lân hầu nhƣ hình thức đều khơng mấy khác biệt nhƣng có nhiều loại, kích cỡ khác nhau. Ví dụ nhƣ đầu sƣ tử loại A, loại B, loại C, loại nhí [PL, A.17, A.18, tr.108]. Trong đó đầu loại A to nhất, đến loại B, loại C và loại nhí là nhỏ nhất. Tùy vào mục đích sử dụng mà khách hàng có thể tự do chọn lựa loại phù hợp với mình. Nếu các anh chị lớn có đầu sƣ tử đại, trống da trâu, quần áo, phục trang tƣơm tất để thể hiện các màn múa lân, sƣ tử điêu luyện thì các em nhỏ cũng có đầu sƣ tử, trống cầm tay “cắc tùng” để bắt chƣớc và thỏa mãn niềm vui thích của mình trong ngày Tết Trung thu.

Trƣớc đây khi còn trong thời kỳ bao cấp (1976 - 1986), các đồ chơi cho trẻ em vào dịp tết Trung thu rất hiếm, phần lớn các gia đình thƣờng tự làm lấy đồ chơi nhƣ trống bỏi, đèn ông sao, đèn kéo quân, mặt nạ, tị he, chong chóng... cho trẻ em trong gia đình. Ngày nay điều kiện kinh tế phát triển thì đồ chơi là thứ đã quá quen thuộc với trẻ ngay từ khi lọt lịng mẹ, vì thế đồ chơi trung thu giờ không đƣợc mong chờ nhƣ xƣa. Chính vì thế mà các nghệ nhân làm đồ chơi trung thu truyền thống làng Hảo càng phải nắm bắt tâm lý

của ngƣời tiêu dùng từ đó sáng tạo hơn trong từng sản phẩm.

Sản phẩm đồ chơi trung thu cũng nhƣ các sản phẩm truyền thống khác là mang tính riêng lẻ, đơn chiếc. Đƣợc sản xuất ra do từng cá nhân thực hiện

bằng công cụ thủ công nên không thể sản xuất hàng loạt mà chỉ là từng chiếc một. Điều này tạo nên cho những món đồ chơi truyền thống của làng Hảo một sắc thái riêng và sự hấp dẫn riêng.

2.3.1.2. Đặc trưng sản phẩm của làng Hảo trong sự so sánh với nơi khác

Đặc điểm riêng nhất, đặc sắc nhất của sản phẩm truyền thống là độc

đáo và có tính nghệ thuật cao. Đặc điểm này đƣợc quy định bởi kỹ thuật công nghệ sản xuất thủ cơng truyền thống đã có từ hàng trăm năm, hàng nghìn năm và cịn tồn tại cho đến ngày nay. Sản phẩm của mỗi làng, mỗi vùng mang một

trình độ kỹ thuật riêng và đặc trƣng riêng của làng đó. Theo đó kinh nghiệm sản xuất của mỗi vùng, mỗi làng nghề cũng có sự khác nhau, và nghề làm đồ chơi trung thu truyền thống làng Hảo cũng vậy.

Các sản phẩm khác nhƣ mặt nạ giấy bồi, đèn ông sao, đèn kéo quân hay đầu lân, đầu sƣ tử thì cũng có nhiều nơi khác sản xuất nhƣng khơng có gì khác biệt. Chỉ có mỗi bàn tay ngƣời thợ thủ công làm nên mỗi sản phẩm với

một sắc thái khác nhau mà thôi.

Với sản phẩm trống thì ngồi trống làng Hảo cịn có một làng nghề truyền thống nữa chuyên làm trống đó là làng Đọi Tam ở xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Làng Đọi Tam là làng trống có tục lệ cha truyền con nối, nhƣng lại chỉ truyền cho con trai và con dâu, không truyền cho con gái và con rể. Để tạo ra một chiếc trống hoàn chỉnh, ngƣời dân làng Đọi Tam phải trải qua 3 cơng đoạn chính: làm da, làm tang và bƣng trống. Da trống đƣợc làm từ da trâu, ở làng Đọi Tam thì da thuộc đƣợc nhập từ nơi khác về nhƣng chƣa hồn chỉnh, ngƣời dân sẽ cạo lớp phơi ở ngồi cho mỏng rồi đem phơi khô. Tang trống đƣợc làm từ gỗ mít khơ, xẻ mỏng. Gỗ mít là một loại gỗ từ cây mít, gỗ này thƣờng đƣợc sử dụng rộng rãi trong việc tạc tƣợng Phật nói riêng và

tƣợng thờ nói chung. Loại gỗ này chống mối mọt và không chịu nhiều tác động của nƣớc, lại dễ kiếm và khơng đắt nhƣ các lồi gỗ q khác. Mỗi cây gỗ đƣợc chia làm nhiều dăm (tang ghép). Ngƣời thợ làm trống sẽ làm cho các dăm gắn kết lại với nhau, tạo thành trống kín, khít, trịn. Dăm trống khơng đƣợc phép nối vì sẽ ảnh hƣởng tới âm thanh. Bƣng trống là việc khó nhất. Khơng chỉ đơn thuần là căng tròn da trâu trên mặt trống rồi dùng đinh bằng vâu hoặc tre đóng cố định vào thân trống. Việc bƣng trống còn đòi hỏi ngƣời làm trống có tai thính để thẩm định tiếng trống ăn vào nốt nhạc nào trong dàn trống.

Còn ở làng Hảo làm trống cũng qua 3 cơng đoạn chính nhƣ làng trống Đọi Tam, nhƣng có rất nhiều điểm khác biệt. Da thuộc đƣợc làm tại làng chứ

không phải nhập từ nơi khác về nhƣ làng Đọi Tam. Tang trống thì có hai loại

là tang liền và tang ghép, tang đƣợc làm từ gỗ Bồ Đề hoặc gỗ Mỡ. Bồ Đề là loại cây thân gỗ lớn, cây trƣởng thành có thể cao tới 30m và cho tán rộng có thể che phủ cả diện tích lên đến hàng trăm mét vng. Gỗ Bồ Đề có nhựa thơm đƣợc dùng làm nguyên liệu trong y học, công nghệ chế biến nƣớc hoa, chế biến vecni và một số loại sơn đặc biệt. Gỗ Mỡ có giác lõi phân biệt, giác màu trắng, lõi màu vàng nhạt. Dăm mịn, thịt đều, ít co rút, nứt nẻ, ít bị mối mọt, mục. Chịu đƣợc mƣa nắng, dễ cƣa xẻ, bào trơn, tiện, chạm trổ, bắt sơn, đóng đinh. Là loại gỗ tốt đƣợc nhân dân ƣa chuộng. Để làm tang liền thì gỗ đƣợc cƣa thành từng khúc nhỏ. Ví dụ trống Ngũ Lơi cƣa 25cm, mặt 25cm; trống Ban 20cm, mặt 24cm; trống Đế 20cm, mặt 20cm. Sau đó đƣa lên máy tiện, lấy vỏ ngoài cịn trong lõi bỏ đi, tang sẽ đƣợc phơi khơ. Cịn tang ghép

thì gỗ đƣợc chia ra thành nhiều khoanh nhỏ theo hình cong cong, sau đó ghép những khoanh gỗ lại với nhau theo kích cỡ của từng loại trống. Hình trịn đƣợc cố định bằng những vịng sắt ở phía trong hai đầu trống, ngƣời thợ nén và ốp vào đến khi thành khuôn của một cái trống. Giữa các khoanh trống sẽ đƣợc gắn chặt với nhau bằng keo sữa hoặc keo con voi (keo 502), tang đƣợc phơi một nắng là đƣợc [PL, A.10, tr.104]. Công đoạn bƣng trống sẽ đƣợc tiến hành trên bàn bƣng trống vng bằng gỗ, bốn góc bàn có 4 dây néo, mỗi một quả trống có 6 móc sắt và 6 con xỏ để trƣớc khi bƣng ngƣời ta gắn 6 móc sắt vào tấm da thuộc. 6 móc sắt mỗi móc có 3 móc nhỏ nên sẽ có 18 lỗ, sau đó néo vào dây néo cho căng. Ngƣời thợ làng Hảo sẽ dậm lên mặt trống sao cho tấm da căng hết cỡ, da căng mỏng đến đâu thì ngƣời thợ néo xắn lại đến đấy, đến khi nào thử nghe tiếng trống căng rồi thì tra ghim bằng máy bắn ghim. Dùng bút bi vẽ đƣờng cắt dƣới hàng ghim, sau đó dùng dao cắt theo đƣờng bút đã vẽ. Hoàn thành một mặt trống ngƣời thợ lật ngƣợc lại, tiếp tục bƣng mặt còn lại là xong [PL, A.12, tr.105].

Một phần của tài liệu Nghề làm đồ chơi Trung Thu ở làng Hảo (xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)