Giá trị giáo dục

Một phần của tài liệu Nghề làm đồ chơi Trung Thu ở làng Hảo (xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) (Trang 60 - 65)

2.3. Các giá trị văn hóa trong sản phẩm đồ chơi trung thu truyền

2.3.2. Giá trị giáo dục

Trong khi đồ chơi trung thu Trung Quốc tràn ngập thị trƣờng với đa

phần mang tính giải trí, thì hàng Việt Nam vẫn có chỗ đứng nhất định và

mang nhiều dấu ấn đồ chơi truyền thống, tính giáo dục nhận thức và tính cộng đồng cao.

2.3.2.1. Giáo dục nhận thức

Đồ chơi trung thu nói riêng và đồ chơi của trẻ nói chung có ý nghĩa vơ cùng to lớn với sự phát triển và hình thành nhân cách trẻ thơ, nhƣng khơng phải đồ chơi nào cũng có ý nghĩa nhƣ vậy trong khi hiện nay thị trƣờng đồ

chơi ở nƣớc ta mn hình mn vẻ.

Ngày nay đồ chơi ở Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc, ngoài

những đồ chơi đẹp về hình thức, đa dạng về kiểu dáng rất hấp dẫn trẻ con cịn khơng ít những đồ chơi phản giáo dục. Kể cả các loại mặt nạ nhƣng đƣợc gắn điện, hình thù kinh dị, đồ chơi trung thu nhƣng mang nhiều tính kích động bạo lực nhƣ kiếm, dao, súng,... làm ảnh hƣởng đến tâm lý cũng nhƣ phát triển nhân cách của trẻ. Trong khi đó đồ chơi dân gian mang tính dân tộc, tính cổ truyền đang chìm dần và dƣờng nhƣ bị lãng quên phần nào. Trong khi chính

những mảng đồ chơi ấy lại là cơ sở để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, là thể hiện tính thẩm mỹ, nét đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam. Với những món đồ chơi trung thu truyền thống của làng Hảo, ông bà cha mẹ và ngay cả các bé cũng có thể tự tay làm bằng những vật liệu dễ kiếm hết sức thú vị. Mặc dù

khơng hồn thiện nhƣ sản phẩm của các thợ thủ công của làng làm ra nhƣng

đƣợc tiếp xúc với đồ chơi truyền thống bằng cách gián tiếp hoặc trực tiếp nhƣ thế đều có tính giáo dục nhận thức rất cao. Những chiếc mặt nạ giấy bồi, đầu lân, đầu sƣ tử đƣợc làm từ giấy phế liệu, gián bằng bột sắn củ, vẽ bằng sơn

tổng hợp hồn tồn khơng độc hại; các loại trống của làng Hảo cũng đƣợc tiện từ gỗ tạp, vỏ trống làm từ da trâu,v.v... tuy giản dị nhƣng đậm đà bản sắc văn

hóa dân tộc đã tạo cho trẻ tình cảm yêu thƣơng gắn bó với quê hƣơng, đất nƣớc và con ngƣời Việt Nam.

Điển hình là mặt nạ giấy bồi, vì sản phẩm này của làng Hảo có đến 20 loại mặt nạ khác nhau. Thoạt nhìn thì những chiếc mặt nạ này có vẻ nhƣ chỉ là những vật dụng mua vui đêm rằm cho các bé, nhƣng thực chất ở mỗi hình tƣợng đƣợc làm đƣợc chơi lại mang những thông điệp giáo dục văn hóa rất rõ ràng. Ngƣời lớn làm cho trẻ con vui trơng trăng nhƣng thực chất các loại hình từ đồ chơi cho đến mặt nạ đã đóng góp một cách đặc biệt vào nghi lễ cúng trăng, cúng trời đất, cầu mùa mà con trẻ nhƣ một thành tố tham dự vào để khơng khí đêm Rằm tháng Tám trở nên sơi động. Trong các trò chơi với mặt nạ giấy bồi, khơng thể thiếu hình tƣợng mặt nạ ông Địa và mặt nạ Thỏ Ngọc, mặt nạ khỉ, trâu, lợn,... mặt nạ ông Địa tức vị thổ thần, thổ địa đƣợc làm trong hình dáng trịn vo và vui tƣơi nhƣ sự sung mãn đầy đủ của đất đai màu mỡ. Bên cạnh đó hình ảnh Thỏ Ngọc lại là hình ảnh tƣợng trƣng cho sự đẹp đẽ hài hòa, hoặc tƣợng trƣng cho ánh trăng sáng ngời đêm rằm. Hình tƣợng ơng Địa no đủ, vui tƣơi, Thỏ Ngọc nhanh nhẹn sáng ngời, cũng có nghĩa là ẩn dấu trong đó ƣớc vọng về một mùa màng bội thu.

Trong đám rƣớc đèn đêm trăng, ông Địa cầm cái quạt mo phe phẩy, đi

trƣớc đám múa lân hay sƣ tử, rồi cả một đám trẻ con rồng rắn với những bài đồng dao. Múa lân cũng là trò chơi đầy ẩn ngữ, con lân là hình ảnh tƣợng

trƣng cho ánh sáng và cho điềm lành. Các hình thù mặt nạ Tơn Ngộ Khơng, Trƣ Bát Giới, Đƣờng Tăng tƣởng nhƣ chỉ là nhân vật trong những câu chuyện, bộ phim của trẻ nhỏ nhƣng sâu xa hơn là nêu cao tinh thần vƣợt khó, sự dũng cảm, mƣu trí, cịn có thể xem là dấu ấn Phật giáo đƣợc thể hiện ra

trong lễ hội đêm rằm. Có thể nói việc đa dạng các hình tƣợng trên mặt nạ giấy bồi với những ý nghĩa đƣợc gửi gắm cũng là hợp lẽ, bởi đây là giai đoạn nơng

thì thu hoạch. Đám rƣớc đèn, chơi mặt nạ tƣởng chừng nhƣ chỉ là trò chơi vui của con trẻ, nhƣng thực chất qua đó dân gian gửi gắm những thơng điệp với đất trời. Miền mong ƣớc cho trời đất cho trời yên bể lặng, mong cho ánh trăng sáng tƣơi, đất đai màu mỡ nhƣ đƣợc hiện lên qua các hình ảnh của mặt nạ giấy bồi, tất cả nhƣ gợi ý cho các thế lực tự nhiên, trời đất, trông đó mà tạo

phúc cho niềm ƣớc vọng của con ngƣời. Trong sự xoay vần của trời đất, rồi

sự xuất hiện của hình tƣợng Phật giáo chính là sự kết hợp của những ngữ nghĩa văn hóa, nhƣ một sự đủ đầy, sự sung mãn cả về đời sống tinh thần lẫn vật chất của ngƣời Việt. Chúng cũng nhƣ ƣớc mong, thông điệp gửi gắm vào đất trời, cho mùa màng bội thu, cho con cháu luôn tƣơi vui khỏe mạnh.

Đồ chơi hiện đại giúp trẻ sớm tiếp cận với thời đại mới, thời đại khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin; nền kinh tế tri thức và công nghệ kỹ thuật số giúp cho tƣ duy của trẻ phát triển nhanh. Nhƣng nếu quá đề cao đồ

chơi hiện đại sẽ làm mất đi giá trị truyền thống, làm máy móc hóa cuộc sống của trẻ, dễ dẫn đến bạo hành. Ngƣợc lại, nếu chỉ chăm chăm phát triển đồ

chơi truyền thống sẽ làm trẻ bị lạc hậu, bảo thủ, không phát triển đƣợc tƣ duy

phù hợp thời đại. Bởi vậy, cần tạo nên sự hài hòa, cân xứng giữa giá trị thẩm

mỹ truyền thống với hiện đại. Có nhƣ vậy mới giáo dục cho trẻ có tƣ tƣởng đúng, tình cảm đẹp và cuộc sống cá nhân hài hịa, phong phú. Bên cạnh đó cần khắc phục một cách có hiệu quả tình trạng đồ chơi phản giáo dục tràn lan đồng thời thiết lập môi trƣờng chơi học phát triển lành mạnh cho trẻ thông

qua đồ chơi trung thu truyền thống.

Hơn ai hết, những ngƣời thợ thủ công ở làng nghề đồ chơi trung thu làng Hảo hiểu đƣợc rằng. Đồ chơi trung thu là một mặt hàng đặc biệt, bởi chúng không chỉ đem lại niềm vui cho các em nhỏ mỗi dịp Rằm tháng Tám, mà còn là một nét văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, gắn liền với nhiều yếu tố văn hóa, lịch sử cũng nhƣ những câu chuyện tuổi thơ của biết bao thế hệ.

2.3.2.2. Giáo dục tính cộng đồng trong vui chơi

Đồ chơi trung thu truyền thống nói riêng và đồ chơi dân gian nói chung từ xƣa đã là một minh chứng cho sự tài khéo, óc sáng tạo của ngƣời Việt. Tính chất và kỹ thuật chế tác đƣợc triển khai từ đơn giản, mộc mạc đến phức tạp, cầu kỳ. Những món đồ chơi xinh xắn, tinh xảo, đầy huyền diệu đã thể hiện rất nhiều tài nghệ của các nghệ nhân. Đồ chơi trung thu truyền thống là sản phẩm văn hóa, tự bản thân nó bằng vật liệu, cách chế tác... ít nhiều đều thể hiện khả năng, bản sắc của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh giáo dục nhận thức, đồ chơi trung thu cịn giáo dục tính cộng đồng trong vui chơi cho trẻ nhỏ.

Đồ chơi trung thu truyền thống đang chiếm đƣợc cảm tình của một bộ phận đáng kể khách hàng là bởi phần nào an toàn hơn, đỡ mối lo độc hại hoặc bạo lực và quan trọng là ngƣời mua đã nhận thức đƣợc vẻ đẹp và tầm quan trọng của văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Để đƣa trẻ em Việt Nam trở về với đồ chơi truyền thống, những năm gần đây

làng Hảo không chỉ phục vụ đồ chơi cho tết Trung thu mà còn sản xuất đồ

chơi cho ngày tết Thiếu nhi mùng 1 tháng 6 nữa. Với trẻ em, đồ chơi trung thu cũng chính là những bài học đầu đời về sự cần cù, chắt chiu, tận dụng, vƣợt lên khó nghèo để mà sáng tạo. Đồ chơi trung thu thƣờng gắn liền với những trị chơi dân gian mang tính cộng đồng, bằng hữu và cộng cảm. Nhận thức đƣợc ý nghĩa quan trọng này, trƣờng Tiểu học Chu Văn

An ở Hà Nội đã thƣờng xuyên tổ chức những buổi học ngoại khóa, nghiên

cứu, thực hành cho học sinh đến với làng Hảo, xã Liêu Xá, huyện Yên

Mỹ, tỉnh Hƣng Yên. Để đƣa các em đến gần hơn với đồ chơi trung thu truyền thống. Qua đây các em đƣợc học tập, vui chơi, hiểu rõ hơn về các quy trình làm ra các món đồ chơi nhìn có vẻ giản đơn mà các em vẫn chơi hằng ngày.

Ý nghĩa giáo dục tính cộng đồng của đồ chơi trung thu truyền thống thể hiện rõ nhất qua các hoạt động của những trò chơi dân gian trong dịp tết Trung thu, trong đó điển hình là múa lân.

“Tùng rinh rinh, tùng tùng tùng rinh rinh! Đây ánh sao vui chiếu xa sáng ngời

Tùng rinh rinh, rinh rinh tùng rinh rinh. Ánh sao Bác Hồ tỏa sáng nơi nơi” Trung thu đến, nhạc rộn vang khắp các con đƣờng, mỗi khi có tiếng trống là mọi ngƣời từ ngƣời già đến trẻ nhỏ đổ xơ ra xem. Đồn múa lân rất nhộn nhịp và đủ màu sắc, trông thật vui mắt. Đi đầu là ông địa đeo mặt nạ, bụng tròn, phe phẩy chiếc quạt. Theo sau là mấy con lân, mỗi con do hai

ngƣời múa, một ngƣời cầm đầu lân, ngƣời kia đỡ chiếc đuôi vải sặc sỡ. Hai ngƣời phối hợp nhịp nhàng, múa lân theo những nét khỏe mạnh, hùng dũng theo điệu trống. Múa lân tại các phƣờng, xã, làng thì thƣờng ít ngƣời, cịn tùy vào quy mô mà múa lân thƣờng biểu diễn tới 10 ngƣời. Lân tƣợng trƣng cho sức khỏe vô địch, ngƣời ta thƣờng múa lân, múa sƣ tử đêm trăng rằm để mang tài lộc, may mắn, sức khỏe và niềm vui đến cho toàn thể mọi ngƣời.

Bên cạnh múa lân, múa sƣ tử thì tại nơng thơn ngƣời ta thƣờng tổ chức cho trẻ em cùng nhau rƣớc đèn đi khắp thơn, xóm, khu phố trong đêm trung thu. Lễ hội rƣớc đèn có thể đƣợc phát động bởi chính quyền địa phƣơng khác hoặc những nhóm thanh niên trong làng. Họ phân công nhau làm những lồng đèn ông sao thật lớn hoặc những lồng đèn thật đẹp để thi thố với nhau trong lễ rƣớc đèn. Cùng với rƣớc đèn, mỗi em nhỏ cịn mang theo mình những chiếc mặt nạ giấy bồi với các nhân vật mà mình u thích.

Đêm trung thu có ý nghĩa gắn kết tình thân, bồi đắp tình u thƣơng gắn bó giữa làng xóm, gia đình, giữa ngƣời lớn và trẻ nhỏ. Các trị chơi dân gian không chỉ mang lại niềm vui, tiếng cƣời mà còn ý nghĩa hƣớng tới mỗi cá nhân vào những hoạt động lành mạnh, mang tính tập thể cao.

Một phần của tài liệu Nghề làm đồ chơi Trung Thu ở làng Hảo (xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)