Các đơn nguyên kiến trúc

Một phần của tài liệu Di tích và lễ hội đình làng Lương xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh (Trang 44 - 48)

Chƣơng 2 : KIẾN TRÚC VÀ DI VẬT ĐÌNH LÀNG LƢƠNG

2.1. Nghệ thuật kiến trúc đình làng Lƣơng

2.1.2. Các đơn nguyên kiến trúc

Bình phong

Bức bình phong đình Lương là một đơn nguyên kiến trúc mang ý nghĩa tâm linh biểu tượng, có ý nghĩa như một bức tường che chắn, ngăn cách khơng gian thiêng phía trong đình với khơng gian tục phía ngồi đình. Bức bình phong dạng cuốn thư, được trang trí hoa văn, họa tiết rất đẹp. Trên đỉnh bình phong đắp nổi đồ án “lưỡng long triều nhật”, tứ linh: long, ly, quy, phượng ẩn chìm trong mây với những đường nét mềm mại, sắc sảo. Thân rồng uốn lượn nhiều khúc, vẩy rồng là những mảnh gốm sứ men lam. Tại trung tâm bức bình phong được đắp nổi chữ “Thọ” tròn, xung quanh là các họa tiết dạng hoa đào, cây trúc và các biểu tượng cát tường như bát bửu, lá lật, hồi văn triện tầu và hoa lá…

Hai bên bình phong là 4 cột trụ, 2 cột chính, 2 cột phụ. Bố cục các cột đều giống nhau: đỉnh trụ, lồng trụ, thân trụ và đế trụ. Trên đỉnh 2 cột là 4 con phượng được đắp theo kiểu lá lật bằng vôi vữa. Bốn con phượng kết cánh vào nhau và tỏa xuống đều ra bốn phía. Thân và cánh phượng được thực vật hóa bởi các dải hoa lá, đầu phượng hơi chúc xuống dưới. Mỏ phượng giống mỏ diều hâu, mắt giọt lệ, chân to và ngắn. Ở cột phụ là hình tượng nghê, dáng vẻ vui tươi. Dưới đỉnh trụ là lồng trụ kiểu lồng đèn. Thân trụ bổ khung giật nhiều cấp ghi câu đối có nội dung ca ngợi cảnh đẹp, địa thế và phong tục tốt đẹp của làng. Đế trụ phình to đắp hình trái dành vững chãi và xung quanh phủ kín lá lật. Có thể nói, hệ thống cột trụ này kết hợp với bình phịng trước sân đình được làm tuy khơng bề thế uy nghi nhưng vẫn đẹp mắt. Ngoài giá trị kiến

trúc, các hạng mục này còn là bộ phận quan trọng cấu thành nên di tích. Đây

là điểm nhấn có thể quan sát và nhận thấy từ xa, thu hút mọi người về phía ngơi đình làng [PLA 2, tr.112].

Đại đình là đơn nguyên kiến trúc cổ kính và bề thế nhất trong quần thể di tích đình Lương. Đây là một cơng trình rất có giá trị về kiến trúc lẫn trang trí trên kiến trúc, tập trung nhiều mảng chạm khắc trang trí vơ cùng tinh xảo. Tịa đại đình là nơi diễn ra các nghi lễ chính hàng năm của làng trong đó quan trọng nhất là lễ hội của làng Lương. Đại đình khá quy mơ, kết cấu mặt bằng theo kiểu chữ nhất với hệ thống mái to và bề thế ở trên theo kiểu tàu đao lá mái, bao gồm 3 gian 2 chái lớn, tất cả được làm bằng gỗ lim [ PLA 1, tr.112].

Đại đình được xây dựng trên nền đất cao hơn mặt sân 60cm và bước trên 5 cấp bậc, xung quanh được bó vỉa bằng gạch nung rất già, chắc chắn, chạy dài suốt gần 23 mét và rộng khoảng 13 mét. Bên trong tịa đại đình cịn dấu vết lịng thuyền, gian giữa để sâu xuống một chút. Trước năm 1954, tại 2 gian bên và 2 gian trái có hệ thống sàn đình bằng gỗ. Sau năm 1954, đình được sử dụng làm nhà hội trường, hệ thống ván sàn được dỡ bỏ. Hiện nay trên chân các cột vẫn còn dấu vết lỗ mộng dầm sàn. Trước đây, nền của tịa đại đình là nền đất nện. Đến

năm 2008 đã được lát gạch cơng nghiệp nung đỏ, kích thước 40x40cm. Loại

gạch này có khả năng hút ẩm khá tốt, dễ dàng quét dọn, vệ sinh.

Bộ khung kiến trúc là thành phần chính của đình làng, bao gồm cả hệ thống những cấu kiện bằng gỗ lim được liên kết với nhau bằng hệ thống mộng vơ cùng phức tạp, có tác dụng đỡ phần mái ngói nặng nề phía trên.

Khung đình được liên kết chặt chẽ các thành phần cột, quá giang, đầu bẩy, các loại mộng chéo, mộng kép, mộng đuôi cá tạo nên thế ổn định, cân bằng cho tịa nhà. Tồn bộ sức nặng của cơng trình đều dồn lên 48 cây cột lớn nhỏ, đặt trên các tảng chân cột đá xanh vững chắc. Hệ thống cột của đình Lương đều có kiểu cột trịn thượng thu hạ thách.

Hệ thống khung gỗ cũng có tác dụng chi tịa đại đình thành các gian nhà có kích thức khơng đều nhau. Kích thước của các gian đại đình tính theo liên kết ngang:

Hai gian bên tiếp giáp với gian giữ rộng 3,60m

Hai gian chái tiếp giáp với phần hồi rộng 1,36m

Hệ thống liên kết dọc của đình là một bộ vì kèo có 6 hàng chân cột bao gồm 2 hàng cột cái, 2 hàng cột quân và 2 hàng cột hiên. Khoảng cách giữa các hàng chân cột cụ thể như sau:

Khoảng cách giữa 2 cột cái là 3,8m

Khoảng cách từ cột cái tới cột quân là 2,20m Khoảng cách từ cột quân tới cột hiên là 1,30m

Kết cấu vì kèo đình Lương cơ bản cấu tạo theo kiểu: “Thượng rường hạ kẻ”. Bộ vì nóc có tác dụng đỡ mái trong không gian phái trên câu đầu, làm theo kiểu “Chồng rường trụ trốn”, xà nóc hay cịn gọi là thượng lương được đỡ bằng một đấu hình thuyền. Đấu này tỳ lực lên một con rường dạng giá chiêng, 2 đầu giá chiêng này đỡ 2 hoành. Đỡ lực cho giá chiêng ở 2 đầu là 2 cột trốn và 2 cột trốn này tỳ lực lên lưng câu đầu. Từ giữa thân cột trốn là liên kết các con rường cụt đỡ hồnh mái. Câu đầu đình Lương to khỏe, đầu câu đầu gối lên đầu cột cái thơng qua một cái đấu vng thót đáy. Phía dưới câu đầu là 2 đầu dư. Câu đầu khơng có trang trí gì, đúng với kiểu thức thời Hậu Lê.

Liên kết giữa đầu cột quân và thân cột cái là một xà nách. Phía trên xà nách là bộ vì nách với thành phần khá phức tạp. Có 2 kiểu kết cấu vì nách. Có bộ vì nách kiểu chồng rường tạo thành bức cốn, lại có bộ vì nách khác kiểu chồng rường trụ trốn. Sở dĩ có 2 loại vì nách vì 4 góc đình là do 4 giáp trong làng tự tay xây dựng, các hiệp thợ dựa theo nguồn gỗ mà làm kiểu riêng, nhưng nói chung tất cả các bộ vì đều rất chắc chắn, trong đó một phần là do chất liệu gỗ lim cứng cáp.

Thành phần liên kết từ cột quân ra cột hiên đều làm theo kiểu kẻ chuyền, một cái kẻ ăn mộng vào đầu cột quân và vươn xuống đầu cột hiên để đội ván dong. Nhờ có bước cột này mà lịng đình được mở rộng, chứa được

nhiều người hơn so với kiểu kết cấu 4 hàng chân cột. Nghé bẩy có tác dụng đỡ đầu của xà nách và có tạo tác đơi chút.

Liên kết hiên đình Lương làm theo kiểu bẩy hiên, tức là một khúc gỗ to khỏe, ăn mộng vào đầu cột hiên mà vươn ra đỡ tàu mái, phía trên bẩy hiên là ván dong. Bẩy hiên là loại cấu kiện rất quan trọng, đỡ phần mái phía dưới cùng và là mặt tiền của di tích. Nhưng do nó chỉ ăn mộng có 1 đầu, đầu kia vươn xuống không gian để đỡ tàu mái rất nặng nên lâu ngày bẩy hiên có thể bị sà xuống. Đặc biệt ta thấy ở đây, chất liệu gỗ lim rất cứng qua đôi bàn tay tài hoa với bộ óc sáng tạo của người thợ mộc mà những lối mộng không bị hỏng, rất chặt chẽ, thách thức sức nặng của mái đình và sự phá hủy của thời tiết hàng trăm năm qua.

Bộ khung gỗ đình Lương đỡ toàn bộ bốn mái tịa đại đình. Mái đình Lương đồ sộ, có kết cấu được tạo bằng những chất liệu và kĩ thuật truyền thống. Mái đình được lợp bằng ngói ta, bao gồm 2 lớp ngói di và ngói chiếu rất dày, đảm bảo cách nhiệt, che mưa gió rất tốt. Các viên ngói khơng có bất cứ một chất liệu kết dính nào mà hồn tồn ăn khít với nhau bằng sức nặng, viên nọ đè viên kia so le nhau. Trên bờ nóc và bờ quyết đình Lương đạt trình độ cao về kĩ thuật xây bờ, không giọt nước mưa nào lọt được xuống dưới.

Trước đây, đình làng Lương khơng có hệ thống bao che. Trong quá trình sửa chữa sau này, người dân đã xây thêm hệ thống tường bao ở phía sau và hai bên hồi đình làng. Phần trước đình được ngăn cách với bên ngoài bằng hệ thống cửa gỗ. Mỗi gian đều có từ bốn đến sáu cánh cửa. Hệ thống cửa gỗ đình làng Lương theo hai kiểu là kiểu bức bàn và kiểu thượng song hạ bản

[PLA.5, 6, tr.114].

Đình Lương khơng có hậu cung, do vậy gian thờ Thành hồng được cấu tạo kiểu gác lửng. Đây là một điểm đặc sắc của đình Lương, bảo tồn lối kết cấu đình làng buổi sơ khai, tương tự như những ngơi đình có niên đại sớm có từ thế kỷ XVI và XVII như đình Tây Đằng, đình Chu Quyến, đình Thổ Tang,… Liên kết giữa 2 cột cái là một cái xà ngang rất chắc chắn, xung quanh là những ván

sàn hậu cung, cửa bức bàn tạo thành một khơng gian thượng cung rất kín. Muốn đi lên được phải trèo lên 2 cầu thang gỗ 2 mặt bên có cửa vào rất nhỏ. Trong gác lửng này đặt ngai thờ bài vị của các vị Thành hoàng và một số đồ thờ.

Một phần của tài liệu Di tích và lễ hội đình làng Lương xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)