Chƣơng 2 : KIẾN TRÚC VÀ DI VẬT ĐÌNH LÀNG LƢƠNG
2.3. Hệ thống di vật đình làng Lƣơng
2.3.1. Di vật chất liệu gỗ
* Hồnh phi – Câu đối
Hồnh phi của đình làng Lương có hai dạng. Dạng hồnh phi thứ nhất, là một biển gỗ hình chữ nhật, sơn son thếp vàng, nền của hồnh phi là những hoa văn hình học hoặc những đường đan như vách liếp, xen kẽ những quầng
mây bay. Trên nền nổi lên những chữ Hán màu the đen. Đường viền xung quanh hồnh phi nổi gờ lên, trang trí vào đó những mảng hoa văn thể hiện để tài bát bửu. Dạng thứ hai, hoành phi bằng gỗ, có màu sắc giống dạng trên nhưng hình dáng như một cuốn thư và có đường viền hoa văn hình tứ linh
[PLA 26, 27, tr.124].
Ngoài hoành phi, trong đình cịn rất nhiều câu đối được treo dọc các cột
của đình. Về hình dáng, các câu đối này được chia làm 2 loại : Câu đối hình lịng máng và câu đối trên mặt gỗ phẳng. Về trang trí, màu sắc cũng được chia làm 2 loại, phần lớn các câu đối hình lịng máng đều sơn son thếp vàng, tạo tác đường viền giống như hoành phi. Số cịn lại là các câu đối có nền đen, để trơn, chữ son đỏ hay vàng. Các câu đối thường được treo một cặp đối xứng nhau qua gian chính đình. Người ta căn cứ vào chữ cuối của một vế đối để biết vế nào treo bên phải, vế nào treo bên trái. Thông thường chữ cuối câu đầu là vần trắc thì chữ cuối câu sau là vần bằng. Tạo tác chữ phần lớn có hai loại chữ là chữ chân và chữ triện. Bên cạnh các dịng chữ mang nội dung chính thường có một dòng lạc khoản nhỏ hơn cho biết thời gian tạo tác và người cơng đức câu đối vào đình [PLA 39, tr.131].
Nghi trượng là các đồ binh khí bày ra ở nơi thờ phụng hay nghi trượng được dùng trong đám rước để làm tăng thêm vẻ tôn nghiêm và oai quyền của thần thánh. Đồ nghi trượng trong đình làng ở Việt Nam thường là bộ bát bửu,
bộ lỗ bộ và bộ chấp kích. Đây là ba bộ đồ khác nhau về nội dung và tạo hình.
Tuy nhiên, chúng được thể hiện trên một cán gỗ tròn, dài và cắm vào giá, vì thế hay tạo ra sự nhầm lẫn.
Bát bửu là một bộ đồ thể hiện tám báu vật thường là ảnh hưởng của đạo
Lão, tám đồ báu của tám vị tiên. Tám vị tiên là Chung Ly Quyền, Trương Lão
Quả, Lã Động Tân, Lý Thiết Quải, Hàn Tương Tử, Lâm Thái Hoà, Tào Quốc Cữu, Hà Tiên Cơ. Bát bửu thường gồm: Bảo bình, thanh kiếm, cây phất trần, quạt ba tiêu, ống sáo, đàn cầm, khánh ngọc, ngọc như ý, cuốn thư, cây bút.
Nội dung chính của bát bửu thường được thể hiện trên một khối hình học gần
vng, chạm thủng, phía dưới có cán cầm, phía trên là một mũi giản (như mũi giáo nhọn). Đồ bát bửu được bao phủ xung quanh là những dải mây hoặc những dải lụa mềm. Tất cả đều được sơn son thếp vàng với chiều cao 2,35m
[PLA 30, tr.126].
Bộ chấp kích là bộ tám binh khí, có kiểu dáng gần như bát bửu, được cắm trên giá. Nếu bát bửu được cắm thẳng thì chấp kích được cắm mở rộng xoè ra hai bên như hình rẻ quạt. Bộ chấp kích gồm: Long đao, bát xà mâu, thiên phương hoạ kích, lưỡi giản, lưỡi thương, rìu đồng, đinh ba, chuỳ đồng... Chấp kích là bộ binh khí thường được bày ở gian chính nơi thờ Thánh, thể hiện nhân vật được thờ là một võ tướng và thể hiện uy lực của người được thờ.
Lỗ bộ là một bộ đồ thờ thơng thường bao giờ cũng có tàn, lọng và biển
gỗ, đơi khi có thêm một số đồ binh khí: tay văn (một bàn tay cầm bút lông), tay võ (một bàn tay ở tư thế nắm đấm), tiết mao... Bộ lỗ bộ thường được cắm
trên giá và được sử dụng trong các đám rước để tạo sự uy nghiêm. Biển gỗ là
một bộ đồ đặc trưng của lỗ bộ, thường được thể hiện là một thanh gỗ tròn, trên cùng là một biển hình chữ nhật hoặc hình một chiếc quạt ba tiêu, trên đó ghi chữ “Hồi tỵ” (tránh xa), Tĩnh túc (trật tự).
Do các bộ đồ trên thường được sử dụng trong các đám rước của lễ hội, dễ hư hỏng và được thay mới nhiều lần nên niên đại khó xác định. Tại đình làng Lương, bộ đồ nghi trượng này gần như là sự tổng hợp của một số bộ phận trong các bộ Lỗ bộ, Chấp kích hay Bát bửu.
* Hương án
Tiêu biểu về đồ thờ trong đình cịn phải kể đến các án thờ (còn gọi là nhang án hay hương án). Trong gian giữa tịa đại đình, phía trước gác lửng có đặt một nhang án thờ Thành hồng, được chạm khắc rất tỉ mỉ, cơng phu, sơn son thếp vàng lộng lẫy, niên đại khoảng cuối thời Lê Trung Hưng thế kỉ XVIII. Nhang án là bàn thờ dùng để đặt các đồ thờ tự như bát hương, đèn thờ, chân nến, các đồ thờ tự khác…
Nhang án này có dáng chân quỳ dạ cá, chiều cao hơn 1 mét, rộng 62cm, dài 165cm, đặt trên bục cao 120cm. Gồm ba phần: mặt, thân và chân. Ở hai bên mặt nhang án có 2 ván gỗ uốn cong. Bên dưới có trang trí các hoa văn hồi văn.
Phần thân nhang án là một hình hộp chữ nhật, mặt trước và hai bên chia thành nhiều ơ vng và chữ nhật để trang trí các đề tài hoa sen, bát bửu, sóng nước, vân mây, chữ thọ vuông, rồng chầu, đường diềm hoa văn hình học. Đặc biệt 2 bên ván dạ cá chạm 2 cá chép hóa rồng đang trong tư thế bơi ra xa nhưng quay 2 đầu lại chầu vào giữa.
Phần chân nhang án như bốn tượng nhỏ được chạm lộng rất chi tiết, với hình tượng rồng đè trên lưng nghê và rùa [PLA 25, tr.124].
* Cửa võng
Trong đình làng Lương, một số cửa võng cũng làm nên tính hồnh tráng và tạo thẩm mỹ cho đình. Cửa võng là một bộ đồ gỗ, thường được gắn ở phía dưới xà ngang, nối giữa hai cột cái của hai bộ vì khác nhau trong một gian. Cửa võng thường được sơn son thếp vàng, trên đó dày đặc các đề tài mỹ thuật hình tứ linh, tứ quý chạm thủng [PLA 27, tr. 125].
* Ngai thờ
Ở đình Lương cịn lưu giữ được 4 bộ long ngai bài vị đặt ở trên hậu cung và 1 ngai thờ thần Long vương đặt ở gian phải tịa đại đình. Đây là những di vật được đặt ở vị trí trang trọng và linh thiêng nhất trong đình, nó đại diện cho tư cách và quyền uy của thần linh.
Ba bộ long ngai bài vị của ba vị thần họ Cao trên hậu cung được tạo tác gần giống nhau, một ngai được đặt hơi lệch một chút là ngai thờ Ngun phi Ỷ Lan có tay ngai hình chim phượng. Ngai thờ là một chiếc ghế tạo tác với rất nhiều hoa văn, trên đó thường để bài vị. Các ngai thờ ở gian thờ thành hồng đình làng Lương đều có kiểu dáng giống nhau tuy kích thước từng ngai khác nhau. Trên cùng là một tay ngai chạy vịng cung ơm lấy lưng rồi chạy ra hai bên ở phía trước. Đầu hai tay ngai là hai đầu rồng. Đỡ tay ngai là những trụ gỗ trịn hình con tiện. Lưng ngai là một ván gỗ hơi cong ra phía sau, trên đó trang trí hình rồng và các linh vật cùng các hoa văn khác. Phần chân ngai chia thành nhiều cấp với nhiều đường diềm. Riêng ngai thờ Thái Hậu Ỷ Lan tay ngai có 2 đầu chim phượng, hình tượng tượng trưng cho phái nữ.
Bài vị thường được đặt trên ngai thờ. Bố cục bài vị thường gồm ba bộ phận. Trên cùng là một mặt trịn có viền mép răng cưa kiểu vây rồng. Trong mặt ở chính giữa thường là một khối cầu, xung quanh là hoa văn bao bọc. Thân bài vị gồm nhiều lớp hoa văn theo chiều dọc cân xứng hai bên và ơm lấy một mặt phẳng chính giữa có hình chữ nhật dài. Mặt phẳng này thường để ghi các dòng chữ Hán về tên người được thờ. Dưới cùng thường là đế bài vị [PLA 31, tr.127].
Ngai thờ thần Long Vương được nhân dân làng Lương đưa về phụng thờ ở đình sau khi nghè của làng bị phá hủy trong thời kỳ giặc Pháp chiếm đóng. Ngai thờ mang niên đại thời Nguyễn, trên mình đầy những hoa vănmặt hổ phù. Lưng ngai được chạm nguyên một thân rồng uốn lượn nhiều khúc chạy xuống đế, đi xoắn trịn hình lửa. Phía trước “dạ cá” ở đế ngai chạm nổi một mặt hổ phù dữ tợn, với mắt lộ to, mũi sư tử, râu uốn sóng từ dưới mắt chìa ra cân xứng
hai bên đặc trưng của hình tượng rồng thời Nguyễn. Mặt hổ phù lồi hẳn ra ngoài thành một bức phù điêu nổi khối cao. Xung quanh những hoa văn vân mây, sóng nước, hai bên chân ngai dạng “chân quỳ dạ cá” có 2 rồng nhỏ chầu vào với 4 móng vuốt và thân hình uốn lượn rất sinh động [PLA 32, tr.127].
* Kiệu thờ: tại đình hiện cịn hai chiếc kiệu được dùng trong đám rước
của lễ hội.
Kiệu Long đình làm bằng gỗ được sơn son, thếp vàng, kích thước cao 160cm. Kiệu hình trụ vng, chia làm 3 phần: phần mái được chia làm bốn mái hài hịa. Thân kiệu là bốn trụ gỗ đặt bốn góc, các mặt để trống song có trang trí đường diềm chạy xung quanh sát mái. Chân kiệu là bốn trụ gỗ vuông gắn vào thân kiệu có trang trí bốn diềm hoa văn triện móc theo kiểu dáng
[PLA 38, tr.130].
Kiệu bát cống là kiệu chính để rước Thành hồng làng. Kiệu có chiều dài hơn 3 mét có bố cục hai phần là đòn kiệu và ngai kiệu. Ngai kiệu hình vng, phần trên là lưng và tay ngai, phần dưới là thân ngai. Lưng và tay ngai là những mảng trang trí cầu kỳ và tỷ mỉ với những hoa văn quen thuộc như rồng, hoa cúc dây, đao mác… Thân ngai trang trí các hoa văn triện tầu. Tồn bộ Ngai kiệu được đặt trên địn kiệu. Đỡ ngai là hai đòn dọc. Đỡ đòn dọc lại là hai đòn ngang. Hai đòn ngang này lại được đỡ bởi bốn đòn dọc ngắn hơn tương ứng với tám người khênh kiệu. Tất cả các thanh địn đều được làm hình rồng, đầu ngẩng cao, miệng ngậm ngọc, vân và tóc săc nhọn bay vè sau. Tồn bộ kiệu được sơn son thếp vàng rất uy nghi lộng lẫy.
* Tượng phỗng: Đình Lương hiện còn hai tượng phỗng đặt đối xứng nhau ở bên dưới nhang án chính. Cả hai pho đều được tạc trong tư thế quì chầu, tay nâng chén rượu, bụng phệ và để trần, khuôn mặt ngộ nghĩnh, tươi cười, mũi cao, mắt sâu mở to, gị má nhơ cao, trơng khác hẳn người Việt. Đây chính là dấu ấn của văn hóa Chăm pa phản ánh sự giao lưu và tiếp biến văn hóa để cùng tồn tại và phát triển. Theo diễn trình lịch sử của dân tộc, trong các cuộc trấn giữ, bảo vệ biên cương, chống lại sự quấy nhiễu của Chăm pa từ
thế kỷ XI đến thế kỷ XV, Chăm pa đã từng chịu nhiều thất bại nặng nề trước Đại Việt. Sau mỗi lần dẹp yên quân Chăm pa, người Việt đã đưa số tù binh bắt được về làm nô lệ trong các cung, phủ, trang, ấp. Tới thế kỷ XVII, XVIII, người ta bắt đầu đưa phỗng lấy hình mẫu tạo hình từ các nô lệ Chăm pa vào các điện thờ, đình, chùa và đặt trước các ơng vua, các vị thần được thờ như muốn thông qua việc tôn sùng triều đình (đại diện là nhà vua). Phỗng vừa có tác dụng quy phục, vừa có tác dụng răn đe [PLA 33, tr.128].
* Chân đèn: Phía trước nhang án ở tịa đại đình có một chân đèn gỗ chạm khắc rất cầu kì, độc đáo hình dóng trúc và mang niên đại thời Nguyễn. Đế đèn là hình tượng cá chép hóa rồng, thân cá vùng vẫy, đi tơm nằm cuộn trịn ơm lấy cây trúc cao 1,5m. Bên cạnh cịn có một chú rùa đang tung tăng bơi lội trên những hoa văn hình sóng nước. Thân đèn là một dóng trúc thẳng từng đốt mập mạp như tượng trưng cho khí phách ngay thẳng của người quân tử. Trên đỉnh tạo hình bơng sen đang hé nở với lá che bên cạnh nhằm chắn gió khi thắp nến. Người xưa đã khéo léo chọn đồ án chạm khắc vào cây đèn bởi nó là vật thắp sáng bên cạnh Thành Hồng làng, khi đèn, nến được thắp thì chiếu rọi xuống đề tài cá chép hóa rồng ở dưới, như là một sự gợi ý cho thần linh hãy phù hộ cho dân làng, sinh ra nhiều người tài giỏi [PLA 36, tr.129].
* Hạc thờ: Trước ban thờ chính là hai tượng hạc gỗ. Hạc được tạc với tư
thế đứng trên lưng rùa. Hai đầu của hạc quay vào nhang án với một vẻ tơn nghiêm, thành kính. Hạc được tơ hai mầu khác nhau là mầu đỏ và mầu trắng. Trong đó cẳng chân dưới đỏ, hai cánh đỏ, mỏ đỏ. Đầu hạc nhỏ thon, mắt mở to đầu có mào, cổ hạc dài cong vươn cao, cổ có bờm bay ra phía sau. Mình nhỏ
thon, ngực nở cánh to áp sát vào mình, đi dài. Về mặt ý nghĩa Hạc cũng như
phượng biểu trưng cho sự thanh cao, trường tồn, đầu đội công lý và đức hạnh, lưng cõng bầu trời, cánh là gió, lơng là cỏ cây, chân là đất [PLA 34, tr.128].