Chƣơng 2 : KIẾN TRÚC VÀ DI VẬT ĐÌNH LÀNG LƢƠNG
2.2. Nghệ thuật điêu khắc đình làng
2.2.2. tài thực vật trong điêu khắc trang trí
Nhóm thực vật được xuất hiện trong di tích đình làng Lương chủ đạo là
hình tứ quý (tùng – cúc – trúc - mai) tạo thành biểu tượng cho bốn mùa trong
năm. Sở dĩ như vậy vì cả bốn loại cây này đều có sức sống bền bỉ trong mọi thời tiết. Làm biểu tượng cho bốn mùa, đề tài về bốn loại cây này được gọi
chung là “tứ quý hưng long” (bốn mùa tươi tốt), trong đó tùng – mùa đơng,
cúc – mùa thu, trúc – mùa hè, mai – mùa xuân.
Tùng thuộc họ nhà thông cùng với bách. Tùng là loại cây chịu đựng bền bỉ trước thiên nhiên khắc nghiệt, bốn mùa luôn xanh tốt. Tán lá tùng bền lâu, nhựa cây không hề biến chất. Thân Tùng thẳng, sống bền bỉ trong bộ tứ quý được gọi là Tùng Đại phu như một người gánh vác trách nhiệm không quản ngại mọi thời tiết, đặc biệt là giá rét.
Cúc là loại cây biểu trưng cho mùa thu. Theo Đơng y nước hoa cúc có thể làm sáng mắt. Người ta dùng hoa cúc để ướp và chế ra trà hoa cúc, rượu hoa cúc. Thơ cổ có câu “Thu ẩm hồng hoa tửu” (mùa thu uống rượu hoa
vàng – đây là nói về hoa cúc). Tháng 9 Âm lịch, người xưa gọi là cúc nguyệt.
Tháng 9 âm Hán Nôm đọc là cửu lại đồng âm với âm cửu (trong vĩnh cửu). Hoa cúc biểu tượng cho sự sống lâu vì thế trong tứ quý, cúc được gọi là cúc vạn thọ. Bản thân hoa cúc có nhiều giống họ, trong đó có một loại có tên là cúc vạn thọ. Hoa cúc cũng là biểu tượng cho niềm vui an lạc, viên mãn, là bạn của những người đi ở ẩn.
Cây trúc là cây thuộc họ tre, mọc theo bụi, thân thẳng nhưng rỗng ruột (được coi như có tấm lịng trong sáng), mắt trúc cứng được coi như sự cương tiết. Trúc được ví như người quân từ ngay thẳng, kiên định, nghị lực. Dù gió táp mưa sa thế nào cũng không chịu đổi thay. Trúc trong tứ thời gọi là trúc quân tử biểu tượng cho mùa hè.
Mai là cây biểu tượng cho mùa Xuân, vì lẽ mùa xuân đến, mai là cây nở sớm nhất và được gọi là mai bách khơi. Ngồi tự nhiên, mai nở rực rỡ trên
những thân cây trụi lá và gân guốc, gốc cây sù sì nhưng vững chãi mặc dù cho sự công phá của thời gian.
Xen kẽ đề tài tứ q này, cịn có một số đề tài khác như hoa và lá sen
thể hiện cho sự thanh cao, chùm nho (một chùm quả chi chít thể hiện cho sự đồn kết, sung túc)… Trong các đồ án thực vật cịn có dạng đề tài biến thể giữa động vật và thực vật với hình tượng một gốc cây thuộc nhóm tứ quý, già, sần sùi, được biến thành thể tứ linh. Tên đồ án này thường được gọi là “Lão
tùng hoá long”, “Lão mai hoá long” hoặc “lão trúc hố long”….
Trúc hóa rồng tại đình Lương là đề tài rất đặc sắc, cực kỳ hiếm hoi, bởi
trúc hóa rồng trước giờ chỉ thấy phổ biến trên chạm khắc gỗ thời Nguyễn, đình
làng thời Hậu Lê hầu như chưa thấy có. Nhưng khi đi điền dã thực tế, phát hiện ra trường hợp này là cực kỳ hi hữu. Đây là một trong số những trường hợp trúc hóa long sớm nhất, chính xác là hồn thành vào năm 1700, định hình cho các giai đoạn về sau. Ở đình Lương, trúc hóa long có hai đồ án, một ở đuôi rường cụt chỗ thượng cung, một ở trên con rường gáy (đi đầu dư) tại gian giữa. Khóm trúc tạo nên một ổ rồng với một rồng mẹ ở giữa và hai rồng con hai bên. Khóm trúc có một cây lớn, đầu cây là một đầu rồng lớn và hai cây nhỏ hai bên là hai đầu rồng con, thân trúc mập và khập khiễng, uốn éo. Phía dưới gốc có một vài ngọn măng và một đám mây xoắn lại rất sinh động [PLA 15, tr.119].
Bộ tứ quý trong kiến trúc cổ truyền thường xuất hiện đậm đặc. Những đề tài động vật và thực vật này trong nghệ thuật tạo hình cổ truyền cũng có khi được trình bày như một chỉnh thể, nhưng cũng có khi được trình bày chỉ với một bộ phận. Dù được trình bày như thế nào, chúng đều mang tính biểu trưng rất cao, thể hiện ước vọng của con người về một cuộc sống giàu sang, no đủ và phồn thịnh.