2.2. Cơng tác quản lý di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng quốc gia
2.2.2. Công tác tu bổ, tơn tạo di tích
Trên cơ sở hồ sơ di tích, báo cáo tổng kiểm kê di tích, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch lựa chọn di tích cần tu bổ, tơn tạo, tổ chức khảo sát thực trạng, tình trạng kỹ thuật của di tích, trình xin thỏa thuận chủ trương của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức chỉ đạo lập dự án bảo quản, tu bổ, tơn tạo di tích đảm bảo đúng ngun tắc, tính khoa học, thực hiện đúng quy trình đã được quy định theo các văn bản quy phạm pháp luật như: Quyết định số 1706/2001/QĐ - BVHTT ngày 24/7/2001 của Bộ trưởng Bộ Văn hố - Thơng tin (nay là Bộ VHTT & DL) về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử -văn hóa, danh lam thắng cảnh đến năm 2020 và Nghị định số 70/2012/NĐ-CP, ngày 18/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
Cho đến nay hầu hết các di tích xếp hạng quốc gia của tỉnh Sơn La đều đã được tu bổ, tôn tạo bằng nguồn vốn chống xuống cấp của chương trình Mục tiêu quốc gia. Chỉ có ít di tích huy động thêm nguồn vốn từ việc phát huy giá trị của di tích và nguồn cơng đức; 01 di tích được đầu tư, tơn tạo bằng nguồn ngân sách của huyện và nguồn xã hội hóa từ khi được cơng nhận là di tích cấp tỉnh, sau đó đã lập hồ sơ khoa học trình xếp hạng di tích quốc gia.
Đây là dự án thực hiện chống xuống cấp và tôn tạo di tích từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia văn hóa được UBND tỉnh Sơn La phê duyệt tại Quyết định số 883/QĐ-UBND ngày 19/7/2011. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La được giao làm chủ đầu tư nhằm tu bổ, tôn tạo một số hạng mục như: phần tháp và chân tháp, xây dựng đường lên tháp và đường bảo vệ quanh chân tháp với số vốn đầu tư là 1.368.097.000 đồng. Đến năm 2013 tỉnh Sơn La tiếp tục thực hiện chống xuống cấp và tơn tạo di tích từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia văn hóa, tỉnh Sơn La tiếp tục trùng tu tơn tạo những hạng mục cịn lại với số vốn đầu tư là 1.500.000.000 đồng.
Bảng 2.1. Phân bổ nguồn vốn tu bổ di tích lịch sử Tháp Mường Và Năm Nguồn vốn Ngân sách Trung ương (đồng)
Năm 2011 1.368.000.000
Năm 2015 1.500.000.000
(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Tài chính, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La, năm 2017)
* Di tích lịch sử Ngã ba Cị Nịi: Nhằm phục vụ nhiệm vụ chính trị, nâng cao nhận thức bảo vệ các di tích lịch sử, đồng thời gắn di tích với các điểm, tuyến du lịch của huyện Mai Sơn và của tỉnh Sơn La. Bằng nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa. Sở Văn hố, Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La đã được giao làm chủ đầu tư dự án tu bổ, chống xuống cấp một số hạng mục như: Vệ sinh tượng đài, phù điêu, tường lan can đường vòng; Phá dỡ và thay mới nền gạch lát nền bằng đá cẩm thạch khu vực tượng đài, sân tưởng niệm, bậc lên xuống khu vực tượng đài, khu vực từ sân đài tưởng niệm vào nhà tiếp đón và bậc lên xuống đường vịng trước sân đài tưởng niệm; Sân đỗ xe, Nhà trưng bày; Nhà vệ sinh, kè đá, hệ thống điện ngoài nhà; Hệ thống cấp nước với tổng mức đầu tư của dự án: 2.998.651.000 đồng.
Bảng 2.2. Phân bổ nguồn vốn tu bổ di tích lịch sử Ngã ba Cò Nòi Năm Nguồn vốn Ngân sách Trung ương (đồng)
Năm 2014 1.500.000.000
Năm 2015 1.498.651.000
(Nguồn: Phịng Kế hoạch - Tài chính, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La, năm 2017)
* Di tích Đền thờ Vua Lê Thái Tơng: Để tiếp tục phục vụ cho việc thăm viếng, thờ tự, tín ngưỡng, giới thiệu về lịch sử, văn hóa dân tộc cho du khách và nhân dân địa phương.
Đền Thờ Vua Lê Thái Tông đã được tu bổ, chống xuống cấp một số hạng mục nhỏ. Nguồn vốn đầu tư từ chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa năm 2013 và kinh phí từ nguồn cơng đức là 1.305.647.000 đồng.
Bảng 2.3. Phân bổ nguồn vốn tu bổ di tích lịch sử Đền thờ Vua Lê Thái Tơng
Năm Nguồn vốn Ngân sách Trung ương (đồng)
Nguồn vốn từ công đức (đồng)
Năm 2013 500.000.000 500.000.000
Năm 2014 0 305.647.000
(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Tài chính, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La, năm 2017)
* Di tích lịch sử Nhà tù Sơn La: Trong năm 2007-2009 đã tiến hành phục hồi, tu bổ, tôn tạo các hạng mục như: nhà giam lớn, nhà 2 gian và 3 gian, khu vực đường đi xung quanh di tích với số vốn đầu tư là 7.100.000.000 đồng. Đến năm 2016 sau khi thu hồi đất của di tích. Tỉnh Sơn La đã xin chủ trương xây dựng Nhà tưởng niệm các liệt sĩ Nhà tù Sơn La với số vốn đầu tư là 5.976.234.000 đồng.
Bảng 2.4. Phân bổ nguồn vốn tu bổ di tích lịch sử Nhà tù Sơn La
Năm Nguồn vốn Ngân sách Trung ương (đồng)
Từ năm 2007 - 2009 7.100.000.000
Năm 2016 5.976.234.000
(Nguồn: Phịng Kế hoạch - Tài chính, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La, năm 2017)
* Di tích lịch sử Cách mạng Việt Nam - Lào: Được xếp hạng năm 2012, di tích lịch sử
cách mạng Việt Nam - Lào chỉ cịn lại dấu tích. Nhằm bảo tồn những di tích cách mạng kháng chiến chống thực dân Pháp, là nơi để các thế hệ ôn lại truyền thống lịch sử, ghi nhớ cơng ơn của thế hệ trước trong q trình giải phóng hai dân tộc Việt Nam - Lào. Góp phần vào việc ổn định chính trị, giữ vững an ninh, chủ quyền biên giới. Khu di tích lịch sử cách mạng Việt Nam - Lào được đầu tư xây dựng, tơn tạo di tích gốc, phục dựng, tái hiện lịch sử với diện tích khoảng 50.000m2; gồm các hạng mục: Đài biểu tượng về tình hữu nghị Việt Nam - Lào; Nhà
trưng bày về tình đồn kết hữu nghị Việt Nam - Lào; sân giáo dục truyền thống, nền nhà cũ của ông Lao Khơ và các cơng trình phụ trợ. Với số vốn đầu tư là 53.000.000.000 đồng, từ nguồn vốn đầu tư phát triển vùng theo Nghị quyết của Bộ Chính trị, vốn của Chủ tịch Quốc hội Lào và các nguồn vốn khác (Nguồn: Phòng Kế hoạch Tài chính, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
Qua khảo sát thực tế, trong những năm qua, cơ quan quản lý di tích đã thực hiện tương đối đầy đủ các quy trình lập dự án cho việc trùng tu, tu bổ các di tích trên địa bàn tỉnh Sơn La. Kết quả là các di tích đã được tu bổ, tơn tạo có hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo được tính nguyên gốc của di tích.