Thanh tra, kiểm tra trong cơng tác quản lý di tích lịch sử-văn hoá, danh lam thắng cảnh

Một phần của tài liệu Công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng quốc gia trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 48 - 52)

2.2. Cơng tác quản lý di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng quốc gia

2.2.7. Thanh tra, kiểm tra trong cơng tác quản lý di tích lịch sử-văn hoá, danh lam thắng cảnh

2015 và định hướng đến năm 2020 trình UBND tỉnh phê duyệt và ban hành để các huyện, thành phố thực sự chủ động trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích tại địa phương mình; tiến hành bàn giao tồn bộ di tích đã được xếp hạng trên địa bàn cho các huyện, thành phố để quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị; phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Đoàn thành niên Cộng sản HCM thực hiện chương trình "Trường học thân thiện, học sinh tích cực" với phương châm giúp các em nâng cao sự hiểu biết về lịch sử địa phương, tự nguyện chăm sóc và bảo vệ các di tích.

2.2.7. Thanh tra, kiểm tra trong cơng tác quản lý di tích lịch sử - văn hố, danh lam thắng cảnh thắng cảnh

Thực hiện Luật Di sản văn hóa và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật từ năm 2001 đến nay, Thanh tra Sở VHTTDL tỉnh Sơn La đã xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm những vấn đề có liên quan đến chấp hành pháp luật về bảo vệ, phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh như: tu bổ, tơn tạo di tích; bảo vệ di vật, cổ vật trong di tích; lấn chiếm đất đai của di tích; nạn mê tín dị đoan trong lễ hội và các biểu hiện khác nhau không đúng với quy định của pháp luật hiện hành; Theo dõi, tiếp nhận thông tin phản ánh từ nhân dân về những vi phạm có liên quan đến việc quản lý di tích để có biện pháp sử lý kịp thời hoặc kiến nghị các cấp có thẩm quyền giải quyết, xử lý theo quy định của pháp luật. Thanh tra Sở VHTTDL đã phối hợp với các đơn vị có liên quan: Thanh tra tỉnh, Công an tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, Sở Tài chính... để tổ chức kiểm tra theo định kỳ và xử lý đơn thư khiếu nại các vụ vi phạm di tích.

Tỉnh Sơn La có số lượng di tích xếp hạng quốc gia khơng nhiều nhưng lại phân bố rộng khắp trên toàn tỉnh, có nhiều di tích ở khu vực vùng sâu, vùng xa, nhận thức của người dân địa phương về công tác bảo tồn, phát huy di tích cịn thấp. Do vậy cơng tác thanh tra, kiểm tra cũng gặp nhiều khó khăn. Theo ý kiến của ơng Phạm Xn Đàm - chánh thanh tra, Sở Văn hóa, Thể

thao và Du lịch tỉnh cho biết: “Công tác thanh tra, kiểm tra về di tích tại tỉnh Sơn La cịn gặp

nhiều khó khăn, tình trạng lấn chiếm đất của di tích cịn diễn ra, nhưng chưa được xử lý vì cơng tác khoanh vùng bảo vệ chưa rõ ràng, dân đã định cư lâu năm tại địa điểm có di tích, có một số hộ gia đình do nhận thức chưa cao về cơng tác bảo tồn di tích nên đã lấn chiếm vào đất của di tích” [Tài liệu phỏng vấn năm 2017 tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La].

Trong các di tích xếp hạng quốc gia thì hiện nay chỉ có Di tích lịch sử Ngã ba Cị Nịi đang bị lấn chiếm, 37 hộ gia đình xây dựng nhà ở và kinh doanh, san nền nhà, đào taluy giáp khu vực I của di tích. Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với các ngành liên quan tiến hành kiểm tra và vận động người dân di dời ra khỏi khu vực bảo vệ của di tích.

Bảng 2.9. Lịch kiểm tra di tích từ năm 2010 - 2016

Năm Tên di tích Địa điểm

2010 Ngã Ba Cị Nịi Huyện Mai Sơn

Đồn Mộc Lỵ Huyện Mộc Châu

2011 Nhà tù Sơn La Thành phố Sơn La

Tháp Mường Và Huyện Sốp Cộp

2012 Kỳ đài Thuận Châu Huyện Thuận Châu

Đền thờ Vua Lê Thái Tông Thành phố Sơn La

2013 Nhà Tù Sơn La Thành phố Sơn La

2014 Tháp Mường Và Huyện Sốp Cộp

2015 Đền thờ Vua Lê Thái Tông Thành phố Sơn La

Ngã Ba Cò Nòi Huyện Mai Sơn

2016 Tháp Mường Và Huyện Sốp Cộp

Việt Nam - Lào Huyện Yên Châu

(Nguồn: Phịng Thanh tra, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La, năm 2017)

2.2.8. Tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về di tích

Hàng năm Bảo tàng Sơn La phối hợp với các cơ sở trường học, đơn vị bộ đội đóng quân trên địa bàn tỉnh để tổ chức chương trình giáo dục truyền thống tại các điểm di tích: lịch sử Nhà tù Sơn La, Văn bia Quế Lâm ngự chế - Đền thờ Vua Lê Thái Tông; tuyên truyền lưu động phục vụ hàng chục nghìn lượt học sinh, sinh viên, chiến sỹ. Đối với những trường xa

trung tâm, đơn vị đã phối hợp với phòng Giáo dục - Đào tạo các huyện gửi các bài thuyết minh về đặc trưng văn hóa 12 dân tộc trên địa bàn tỉnh; di tích, danh thắng Sơn La để phối hợp với các trường tổ chức các buổi ngoại khóa, các tiết học về lịch sử địa phương. Thông qua các hoạt động này góp phần giáo dục tình u q hương đất nước, lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ, biết nâng niu trân trọng truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc; hình thành và phát triển nhân cách con người…đồng thời cũng là một trong những mục tiêu trong quá trình thực hiện Nghị quyết Trung ương V khóa VIII của Đảng về "xây dựng và phát triển nền văn

hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI về “Xây

dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam dáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”

Bảng số 2.10. Số liệu các buổi tuyên truyền từ năm 2014 - 2017

Năm Số buổi tuyên truyền

2014 112

2015 115

2016 120

2017 104

(Nguồn: Bảo tàng tỉnh Sơn La, năm 2017)

Từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm gìn giữ, bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích trong các thế hệ, tạo điều kiện phát triển kinh tế, du lịch của các địa phương. Trên cơ sở đó tăng cường cơng tác phối hợp quản lý giữa cơ quan quản lý nhà nước với chính quyền cơ sở, tạo tiền đề kêu gọi đầu tư, xã hội hóa nguồn kinh phí để trung tu tơn tạo, chống xuống cấp các di tích.

Ngồi cơng tác tuyên truyền tỉnh Sơn La còn tổ chức phổ biến Luật di sản văn hóa, Nghị định của chính phủ và các thơng tư hướng dẫn thi hành Luật đã được phổ biến tới tồn bộ cán bộ, cơng chức, viên chức ngành văn hóa, thể thao và du lịch. Việc phổ biến, quán triệt được lồng ghép với các Hội nghị mà ngành và các đơn vị triển khai thực hiện hàng kỳ, thường xuyên và đột xuất.

Tuyên truyền, phổ biến thông qua hoạt động của các đơn vị chức năng của ngành: Hình thức tuyên truyền miệng trước buổi chiếu của Trung tâm phát hành Phim và Chiếu bóng;

Tuyên truyền qua các đợt giáo dục truyền thống tại các trường phổ thông của Bảo tàng tỉnh; Đội thông tin lưu động của Trung tâm văn hóa tỉnh tuyên truyền bằng hình thức sân khấu hóa ...

Tun truyền qua các đợt công tác của cán bộ, công chức, viên chức trong ngành tại cơ sở: kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể, Tổng kiểm kê di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể, di tích …

Tuyên truyền, phổ biến qua các cơ quan truyền thông của tỉnh như: Báo Sơn La, Đài Phát thanh - truyền hình tỉnh, Trang thơng tin điện tử của Sở và của tỉnh, các tập chí Văn hoạc nghệ thuật…

Thông qua việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật có thể khẳng định rằng nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử, văn hóa và tham quan du lịch của người dân ngày càng tăng, số lượng khách du lịch đến với di tích ngày một đơng. Trong đó tiêu biểu như: Di tích lịch sử Nhà tù Sơn La, Văn bia Quế Lâm ngự chế - Đền thờ Vua Lê Thái Tông, hang Dơi…

Bảng 2.11. Bảng thống kê khách tham quan từ 2005 - 2017

Năm Di tích Nhà tù Sơn La (Người) Di tích Văn bia Quế Lâm ngự chế - Đền thờ Vua Lê Thái Tông (Người) Danh thắng Hang Dơi (Người) 2005 22.000 10.000 7.500 2006 190.000 13.000 8.000 2007 193.000 16.000 10.000 2008 192.000 19.000 13.700 2009 324.554 18.300 24.000 2010 243.000 18.200 21.300 2011 310.000 19.220 20.321 2012 202.300 19.000 22.000 2013 281.200 18.820 23.120

2014 310000 20.100 24.020

2015 261.000 19.280 23.200

2016 211.000 20.822 24.000

2017 220.632 21.660 24.200

(Nguồn: Bảo tàng tỉnh Sơn La năm 2017)

Một phần của tài liệu Công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng quốc gia trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)