Đánh giá chung về công tác quản lý di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh được

Một phần của tài liệu Công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng quốc gia trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 52 - 56)

cảnh được xếp hạng quốc gia trên địa bàn tỉnh Sơn La

2.3.1. Những ưu điểm

Công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa trong những năm qua đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Đó là:

Những năm qua, hướng về mục tiêu chung của sự nghiệp văn hóa đã được nêu trong Nghị quyết trung ương 5 khóa VII. Tỉnh Sơn La đã rất chú trọng quan tâm đến công tác quản lý và phát huy giá trị di tích. Hàng năm các di tích xếp hạng quốc gia đều được nhà nước quan tâm hỗ trợ kinh phí cho việc tu bổ, tơn tạo và được hướng dẫn, giám sát của cơ quan quản lý di tích tới địa phương nhằm thực hiện tốt theo quy định.

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch cũng đã phát huy tốt vai trị lãnh đạo của mình về cơng tác quản lý, bảo tồn và phát huy di tích lịch sử - văn hố và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tồn tỉnh, đó là: Chỉ đạo và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc và phòng VH&TT các huyện, thành phố thực hiện tốt Luật Di sản văn hóa, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật; Xây dựng kế hoạch quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị của di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Sơn La cho từng giai đoạn trình UBND tỉnh phê duyệt và ban hành; Chỉ đạo các huyện xây dựng kế hoạch quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị của di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Sơn La cho từng giai đoạn để các huyện, thành phố thực sự chủ động trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích tại địa phương mình; tiến hành bàn giao tồn bộ di tích trên địa bàn cho các huyện, thành phố để các huyện quản lý; phối hợp với Sở giáo dục đào tạo về chương trình "Trường học thân thiện, học sinh tích cực" với phương châm giúp các em nâng cao sự hiểu biết về lịch sử địa phương, tự nguyện chăm sóc và bảo vệ các di tích.

Theo như ý kiến của bà Đinh Thị Thu Hằng - Chuyên viên phòng Quản lý Di sản cho biết: “Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tham mưu ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Di sản văn hóa, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đến các đơn vị trực thuộc và phòng văn hóa-thơng tin các huyện, thành phố. Việc tn thủ pháp luật về quản lý di sản văn hóa tương đối tốt” [Tài liệu phỏng vấn năm 2017 tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

tỉnh Sơn La].

Một số di tích xếp hạng quốc gia được quản lý và phát huy rất tốt giá trị lịch sử, văn hố. Các di tích này thực sự đã trở thành những địa chỉ đỏ đối với du khách tham quan, là nơi giáo dục truyền thống lịch sử, văn hoá, điểm tham quan du lịch hấp dẫn cho các thế hệ đặc biệt là các em học sinh đó là: Di tích lịch sử nhà tù Sơn La, Di tích lịch sử - văn hố Văn bia Quế Lâm ngự chế - Đền thờ Vua Lê Thái Tông (Thành phố Sơn La); Di tích thắng cảnh Hang Dơi; Di tích Địa điểm lưu niệm Trung đồn Tây Tiến (huyện Mộc Châu).

Một số di tích có nguồn thu khá lớn: Di tích lịch sử Nhà tù Sơn La, Di tích lịch sử - văn hố Văn bia Quế Lâm ngự chế - Đền thờ Vua Lê Thái Tơng (Thành phố Sơn La); Di tích thắng cảnh Hang Dơi, Di tích Địa điểm lưu niệm Trung đồn Tây Tiến (huyện Mộc Châu). Nguồn thu này có thể giúp đầu tư trở lại cho di tích trong cơng tác bảo vệ, trùng tu, tơn tạo.

Các di tích xếp hạng quốc gia đã được Nhà nước quan tâm đầu tư kinh phí để đầu tư tơn tạo, chống xuống cấp hàng năm bằng nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia về văn hố.

Công tác tuyên truyền về việc bảo vệ di sản văn hố được chú trọng: đó là tun truyền về Luật di sản văn hố trên các phương tiện thơng tin đại chúng; cắm các biển báo di tích để quảng bá cho di tích; Xây dựng những chuyên mục di sản văn hố phát trên sóng phát thanh - truyền hình của tỉnh; khuyến khích cán bộ cơng chức viết bài nghiên cứu, đăng báo để giới thiệu về các di tích.

Trình độ chun mơn của cán bộ cơng chức làm cơng tác quản lý di tích, đặc biệt là các hướng dẫn viên của các di tích ln được trau dồi, ngày càng được nâng cao đáp ứng tốt nhiệm vụ phát huy giá trị của các di tích.

Nhận thức và sự phối hợp của các cấp, các ngành, đoàn thể ngày càng chặt chẽ và chuyển biến tích cực.

Bên cạnh những kết quả đạt được thì cơng tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Sơn La cịn gặp một số khó khăn và hạn chế đó là:

- Việc kiểm kê di tích chưa đánh giá được thực trang một cách tồn diện, cịn bỏ xót nhiều di tích chưa được đưa vào danh mục, có nhiều di tích chưa đầy đủ hồ sơ, chưa tham

mưu được công tác tu bổ, tôn tạo. Theo ý kiến của của ông Phạm Văn Tuấn - Bảo tàng tỉnh

sơn La cho biết: “Sự phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chưa chặt chẽ, khơng có cán bộ chun trách về di sản tại các địa phương, cán bộ của Bảo tàng tỉnh thực hiện cơng tác kiểm kê cịn mỏng, trình độ chun mơn hạn chế, chưa có nguồn kinh phí bố trí cho cơng tác này” [Tài liệu phỏng vấn năm 2017 tại Bảo tàng tỉnh Sơn La].

- Do địa hình chia cắt, khí hậu khắc nghiệt; các di tích được phân bố rải rác, nằm ở

vùng sâu, xa trung tâm; Việc đầu tư kinh phí cho trùng tu, tơn tạo cho các di tích chủ yếu

là từ nguồn kinh phí để đầu tư tơn tạo, chống xuống cấp bằng nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia về văn hố, chưa có nguồn kinh phí đầu tư cho quy hoạch tổng thể, và kinh phí thực hiện quy hoạch.

- Việc thanh tra, kiểm tra di tích chưa được tổ chức thường xun và có hiệu quả cao, tình trạng lấn chiếm đất của di tích cịn diễn ra, nhưng chưa được xử lý vì cơng tác khoanh vùng bảo vệ chưa rõ ràng, dân đã định cư lâu năm tại địa điểm có di tích, có một số hộ gia đình do nhận thức chưa cao về cơng tác bảo tồn di tích nên đã lấn chiếm vào đất của di tích

2.3.3. Nguyên nhân hạn chế

- Nhận thức của một số cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về việc bảo tồn, phát huy di tích cịn chưa đầy đủ. Công tác tuyên truyền về Luật và các văn bản luật đến với người dân còn hạn chế, chưa thường xuyên và chưa thực sự đi vào cuộc sống.

- Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý và phát huy di tích cịn thiếu, năng lực của cán bộ phần nào còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc, chưa đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu để bổ sung tư liệu cho di tích. Ở các huyện hầu như chưa có cán bộ chun trách về mảng di tích, chỉ mang tính chất kiêm nhiệm, đặc biệt là cán bộ cấp xã, phường cán bộ có chun mơn về bảo tồn, bảo tàng hầu như khơng có.

- Nguồn kinh phí của của trương trình mục tiêu quốc gia có hạn cho các di tích được xếp hạng quốc gia nên các di tích chưa được trùng tu một cách đồng bộ. Sơn La là một tỉnh nghèo, nên cơng tác xã hội hóa các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích là rất khó khăn.

- Vấn đề thanh tra, kiểm tra vi phạm về di tích chưa được tổ chức thường xuyên, chỉ tiến hành theo kỳ cuộc hoặc khi có sai phạm. Việc kiểm tra di tích liên quan đến nhiều ban, ngành nên đơi khi cịn gặp khó khăn trong sự phối hợp, gây chậm trễ. Do nhận thức của người dân về việc bảo vệ di tích chưa cao và do việc giải toả, di dời người dân ra khỏi khu vực khoanh vùng bảo vệ của di tích chưa được thực hiện triệt để.

Tiểu kết

Trong thời gian vừa qua, công tác lãnh đạo, chỉ đạo về hoạt động quản lý và phát huy di sản văn hóa nói chúng, di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh nói riêng được tỉnh Sơn La quan tâm, chú trọng, một số huyện đã quản lý, bảo vệ và phát huy rất tốt các di tích trên địa bàn góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, du lịch của địa phương; công tác tuyên truyền, quảng bá cho di tích cũng đạt được những kết quả quan trọng, nhiều di tích đã trở thành những điểm đến của các tuor, tuyến du lịch, địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, nâng cao tình u q hương, đất nước. Cơng tác tu bổ, tơn tạo di tích được quan tâm, nhiều di tích được đầu tư kinh phí lớn để trùng tu, tơn tạo, phục vụ tốt nhu cầu tham quan, nghiên cứu của nhân dân.

Tuy nhiên, do địa hình chia cắt mạnh, giao thơng khó khăn, các di tích của Sơn La chủ yếu phân bố ở vùng sâu, xa nên việc kết nối các điểm di tích với các tuor, tuyến du lịch cịn khó khăn, việc huy động nguồn lực xã hội hóa cho cơng tác trùng tu tơn tạo di tích cịn hạn chế đối với một tỉnh Miền núi nghèo như Sơn La, một số ngành, địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác bảo vệ và phát huy giá trị di tích.

Chương 3

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CƠNG TÁC QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH ĐÃ ĐƯỢC XẾP HẠNG QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH SƠN LA

3.1. Quan điểm quản lý

Một phần của tài liệu Công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng quốc gia trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)