3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa, danh
3.3.1. Kiện toàn bộ máy quản lý
Hiện nay tỉnh Sơn La có 02 di tích do Bảo tàng tỉnh trực tiếp quản lý, có 02 di tích thành lập được Ban quản lý: Di tích thắng cảnh Hang Dơi (Mộc Châu); Di tích lịch sử cách mạng Việt Nam - Lào; Có 01 di tích giao cho Doanh nghiệp tư nhân quản lý, khai thác và phát huy: Di tích lịch sử Bia lưu niệm trung đồn 52 Tây Tiến (Mộc Châu). Các di tích sau khi được xếp hạng đã bàn giao về cho các địa phương quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị nên tỉnh Sơn La khơng có chủ trương thành lập Ban quản lý di tích cấp tỉnh, Di tích lịch sử Nhà tù Sơn La được xếp hạng quốc gia đặc biệt nhưng ngành VHTT&DL cũng xác định không tham mưu cho UBND tỉnh thành lập Ban quản lý riêng mà phân cấp để Bảo tàng tỉnh trực tiếp quản lý.
Vì vậy, các địa phương cần chủ động thành lập các ban quản lý theo cơ chế đặc thù, phù hợp với từng địa phương, từng di tích để phát huy một cách hiệu quả giá trị di tích.
Trong thời gian tới để cơng tác quản lý di tích được tốt hơn, cần tăng cường cơng tác phối hợp giữa các Sở, Ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố trên địa bàn toàn tỉnh nhằm kiện toàn hệ thống quản lý nhà nước về DSVH từ cấp tỉnh đến cấp huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn. Trước tiên cần xây dựng, chiến lược, kế hoạch dài hạn về đào tạo nguồn nhân lực cho ngành văn hóa nói chung và nhân lực cho cơng tác bảo tồn, phát huy DSVH nói riêng, đảm bảo đủ số lượng và chất lượng ngay từ khâu tuyển cán bộ cần có sự chọn lọc nhằm đảm bảo thi tuyển đúng chuyên ngành và lĩnh vực công tác.
Việc tăng cường trách nhiệm của các cơ quan quản lý là nhằm thực hiện phân cấp quản lý rõ ràng, triệt để đối với di tích, qua đó xác định rõ trách nhiệm cụ thể của các cấp, các ngành đối với việc bảo vệ, phát huy di tích.
Cần thực hiện việc quản lý Di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh theo hướng chính quyền các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với Di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch quản lý chuyên môn và chịu trách nhiệm tham mưu UBND các cấp trong việc bảo tồn và phát huy tác dụng của Di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, việc phân cấp cụ thể như sau:
* Cấp tỉnh: Sở VHTT&DL thực hiện việc kiểm kê, phân loại theo các tiêu chí quy định của Luật Di sản văn hóa:
- Lập hồ sơ di tích trình Bộ VHTT&DL, UBND tỉnh xem xét, xếp hạng di tích quốc gia và cấp tỉnh thành phố.
- Tổ chức thực hiện quy hoạch các DTLS-VH và DLTC tiêu biểu.
- Tổ chức, phối hợp các ban ngành chức năng thẩm định các quy hoạch, dự án về bảo tồn DSVH.
- Tổ chức khảo sát, tu bổ các cơng trình di tích bằng nguồn vốn của trung ương, của tỉnh và nguồn XHH.
* Cấp huyện, thành phố: UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy DSVH trên địa bàn mình đảm trách nhiệm chỉ đạo Phịng
Văn hóa và Thơng tin các huyện, thành phố phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch lập hồ sơ khoa học đề nghị các cấp có thẩm quyền xếp hạng di tích.
Phịng VHTT huyện, thành phố cần phối hợp và chỉ đạo các xã, phường nơi có di tích thực hiện tốt các khâu trong quản lý di tích. Tăng cường việc giám sát việc tu bổ, tơn tạo di tích để tránh tình trạng xảy ra việc tu bổ, tôn tạo, phục hồi không đúng với thiết kế đã được phê duyệt, làm ảnh hưởng đến yếu tố gốc của di tích.
* Cấp xã, phường, thị trấn
Đối với các di tích xếp hạng quốc gia cần kiện tồn mơ hình quản lý thống nhất và thích hợp cho từng di tích phải coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm; nhu cầu cấp bách trong đó cần đề xuất hướng thành lập mơ hình thống nhất trong tồn tỉnh.
Cần có quy định phân công cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị và vị trí cơng việc được giao về quản lý di tích; nhiệm vụ, trách nhiệm. Chỉ có thể có văn bản phân cấp quản lý và từng cấp ban hành Quy chế bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên cơ sở phù hợp với điều kiện cụ thể ở các di tích mới tránh được tình trạng di tích bị xâm hại, hư hỏng mà khơng xác định được lỗi tại ai và việc né tránh đùn đẩy trách nhiệm của cơ quan, đơn vị quản lý và cá nhân phụ trách.
Việc quản lý di tích lịch sử - văn hố, danh lam thắng cảnh là một nội dung mang tính khoa học, đảm bảo tính chun mơn cao do đó địi hỏi cần phải có một đội ngũ cán bộ có trình độ chun môn thực sự mới đủ khả năng để nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trịn của di tích theo đúng khoa học chuyên ngành, do vậy tỉnh Sơn La cần xây dựng đội ngũ cán bộ đủ về dố lượng và cả về chất lượng chuyên môn.
Đối với cán bộ ở cán xã chưa qua đào tạo chính quy về nghiệp vụ bảo tồn, bảo tàng thì cần phải tổ chức cơng tác tư vấn giúp họ tiếp cận với di tích. Tạo điều kiện giúp họ có thể tự nghiên cứu kiến thức về di tích thơng qua các sách báo, tạp chí, tài liệu liên quan đến di tích để họ có thể hiểu hơn về nghiệp vụ chun mơn bảo tồn, bảo tàng.
Cần có chế độ đãi ngộ cho những người trực tiếp quản lý di tích về cả mặt vật chất và tinh thần nhằm khuyến khích họ có trách nhiệm cao hơn trong việc bảo vệ và phát huy giá trị của di tích. Với những di tích có nguồn thu cần có chính sách hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách của địa phương trích một khoản để trả thù lao và bồi dưỡng cho những người trơng coi di tích.