Huy động các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa, danh lam

Một phần của tài liệu Công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng quốc gia trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 45 - 47)

2.2. Cơng tác quản lý di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng quốc gia

2.2.5. Huy động các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa, danh lam

hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng quốc gia

Tỉnh Sơn La, hiện nay có 15 di tích xếp hạng quốc gia và quốc gia đặc biệt. Trong số đó có một số di tích đã được tu bổ, tơn tạo, chống xuống cấp và một số di tích đang trong tình trạng xuống cấp cần tiếp tục được đầu tư tôn tạo. Trong những năm qua, tỉnh Sơn La đã vận dụng nhiều biện pháp từ tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân tham gia vào việc bảo vệ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích. Hiện nay, nguồn lực cho việc bảo vệ, tơn tạo và phát huy giá trị di tích chủ yếu là: Ngân sách Nhà nước, nguồn thu từ các hoạt động phát huy giá trị di tích (lệ phí tham quan, cơng đức). Các nguồn kinh phí cụ thể như sau:

Một là, kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp: Đối với các di tích được xếp hạng quốc gia và quốc gia đặc biệt ở tỉnh Sơn La thì nguồn kinh phí để tu bổ, tơn tạo di tích chủ yếu là từ chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Ngoài ra, ở Sơn La có một di tích được đầu tư bằng nguồn kinh phí của huyện khi di tích được xếp hạng cấp tỉnh, sau khi trùng tu, tôn tạo đã lập hồ sơ trình xếp hạng quốc gia.

Bảng 2.6. Các di tích được tu bổ bằng nguồn vốn của chương trình mục tiêu quốc gia qua các năm

Năm Tên di tích Địa điểm Số tiền tu bổ (đồng)

2007 Nhà tù Sơn La Thành phố Sơn La 7.100.000.000

Hang dơi Huyện Mộc Châu 300.000.000

2009 Kỳ đài Thuận Châu Huyện Thuận Châu 500.000.000

2010 Đồn Mộc Lỵ Huyện Mộc Châu 1.000.000.000

2011 Tháp Mường Và Huyện Sốp Cộp 1.368.097.000

2012 Đền thờ Vua Lê Thái Tông Thành phố Sơn La 500.000.000

2013 Tháp Mường Và Huyện Sốp Cộp 1.500.000.000

2014

Ngã Ba Cò Nòi Huyện Mai Sơn 1.500.000.000

2015 1.498.651.000

2016 Việt Nam - Lào Huyện Yên Châu 53.000.000.000

(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Tài chính, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La, năm 2017)

Hai là, nguồn thu từ hoạt động phát huy giá trị di tích (Lệ phí tham quan và cơng đức).

Đây cũng là một trong những nguồn kinh phí cho việc đầu tư trở lại để phát huy giá trị di tích. Tỉnh Sơn La có một số di tích có nguồn thu khá ổn định từ hoạt động này như: Nhà tù Sơn La; Văn bia Quế Lâm ngự chế - Đền thờ Vua Lê Thái Tông (Thành phố Sơn La), Hang Dơi và Bia lưu niệm Trung toàn 52 Tây Tiến (Huyện Mộc Châu). Những địa điểm này thường thu hút

lượng du khách đến tham quan vào dịp lễ tết, ngày nghỉ. Nguồn kinh phí thu được sử dụng vào chi phí thường xuyên cho hoạt động bộ máy, công tác quản lý, bảo vệ, chăm sóc di tích, hoạt động truyền thông, quảng bá phục vụ du lịch và nộp ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, nguồn kinh phí đầu tư trở lại cho các di tích này cũng rất ít.

Vấn đề quản lý và sử dụng các nguồn lực cho việc bảo vệ, tơn tạo, phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh của tỉnh về cơ bản được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, đảm bảo tính minh bạch và cơng khai. Để đảm bảo quản lý tốt nguồn quỹ công đức, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 346/QĐ- VHTT&DL, ngày 13/9/2017 về việc ban hành Quy định về tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn cơng đức tại các di tích lịch sử - văn hóa do Bảo tàng tỉnh quản lý. Quy định gồm có 3 chương, 11 điều, trong quy định nêu rõ: Các quy định về hình thức cơng đức; Trách nhiệm tiếp nhận; Quy trình sử dụng nguồn cơng đức và các hình thức khen thưởng , kỷ luật.

Bảng 2.7: Mức thu phí tại di tích Tên di tích Vé người lớn (đ/lần/người) Vé trẻ em (đ/lần/người) Di tích lịch sử Nhà tù Sơn La 30.000đ 10.000đ

Di tích danh lam thắng cảnh Hang Dơi

10.000đ 0

(Nguồn: Phòng Quản lý Di sản năm 2017)

Bảng 2.8: Nguồn thu từ hoạt động phát huy giá trị di tích, cơng đức từ năm 2003 - 2017

Năm Đền thờ vua Lê Thái Tơng Di tích Nhà tù Sơn La Tổng cộng

2005 110.000.000 đ 31.000.000đ 141.000.000 đ 2006 153.000.000đ 32.000.000đ 185.000.000đ 2007 162.000.000đ 61.000.000đ 223.000.000đ 2008 150.000.000đ 136.000.000đ 286.000.000đ 2009 200.000.000đ 142.118.000đ 342.118.000đ 2010 271.995.400 12.199.000 284.194.400 2011 396.100.000 26.200.000 422.299.700 2012 398.364.800 27.786.000 426.150.800 2013 485.943.500 40.899.500 526.843.000 2014 530.278.000 71.187.000 601.465.000

2015 497.143.000 76.471.000 573.614.000

2016 442.431.000 166.973.000 609.404.000

2017 449.109.000 264.477.000 695.586.

000

(Nguồn: Bảo tàng tỉnh Sơn La năm 2017)

Một phần của tài liệu Công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng quốc gia trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)