Quan điểm bảo tồn, phát huy di tích gắn với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương

Một phần của tài liệu Công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng quốc gia trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 58 - 59)

Hầu hết các di tích ở tỉnh Sơn La ta được phân bố trong khu dân cư, nên chịu tác động rất lớn của cộng đồng xung quanh. Chính vì vậy việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích cần có sự giúp sức của cộng đồng để giữ gìn, bảo vệ di tích dưới nhiều hình thức như: đóng góp kinh phí trùng tu, tơn tạo; bảo vệ cảnh quan môi trường và các yếu tố nguyên gốc của di tích… Mặt khác, cộng đồng cũng là những người lưu giữ, khôi phục các phong tục, tập quán, tơn giáo, tín ngưỡng dân gian gắn với di tích.

Phát huy vai trị của cộng đồng sẽ đem lại những kết quả đáng kể trong bảo vệ, phát huy giá trị di tích. Theo ý kiến của ông Nguyễn Khắc Minh - phòng Kế hoạch - Tài chính, Sở văn hố, Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La cho biết: “Tỉnh Sơn La có một số di tích được trùng tu và tu bổ nhờ vào nguồn kinh phí đóng góp của cộng đồng thơng qua nguồn vốn phát huy giá trị của di tích và nguồn cơng đức như di tích văn bia quế Lâm ngự chế - Đền thờ Vua Lê Thái Tông, Hang Dơi” [Tài liệu phỏng vấn năm 2017 tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sơn La].

3.1.4. Quan điểm bảo tồn, phát huy di tích gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương địa phương

Di tích là các sản phẩm do con người tạo nên, hàm chứa những giá trị nhất định, có khả năng khai thác để phục vụ con người. Di tích cũng là tiềm năng, là tài nguyên để phát triển du lịch, thu lợi nhuận đóng góp vào sự phát triển chung của tồn xã hội. Chúng ta vừa tiến hành bảo tồn, gìn giữ các di tích đó, một mặt phục vụ cho đời sống tinh thần, văn hóa tâm linh của cộng đồng nhưng mặt khác cũng thu lợi nhuận, kinh tế từ các di tích đó. Nhiều điểm di tích khi đưa vào khai thác giá trị phục vụ du khách đã làm thay đổi bộ mặt đời sống kinh tế của người dân trong vùng, thúc đẩy nhiều hoạt động dịch vụ phát triển. Tuy nhiên, trong quá trình khai thác chúng ta không nên chạy theo những lợi nhuận kinh tế, khơng khai thác di tích bằng mọi giá, mà cần điều chỉnh hài hịa giữa mục tiêu bảo vệ di tích và khai thác, phát huy di tích. Tránh việc khai thác di tích một cách thái quá dẫn đến những ảnh hưởng không nhỏ tới các di tích.

Theo ý kiến của bà Đặng Huyền Trang - Chuyên viên phòng VH&TT huyện Mộc Châu cho biết: “Tại huyện Mộc Châu có hai di tích đang phát huy tốt giá trị rất tốt đó là di

tích Hang Dơi và Bia lưu niệm Trung đồn 52 Tây Tiến. Thu hút đơng đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan các điểm di tích trên. Nhờ có lượng khách đơng nên các dịch vụ như: nhà nghỉ, quán ăn cũng phát triển theo” [Tài liệu phỏng vấn năm 2017 tại Sở Văn hóa,

Thể thao và Du lịch Sơn La].

Một phần của tài liệu Công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng quốc gia trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)