3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa, danh
3.3.2. Tăng cường, đẩy mạnh việc giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về
của cộng đồng về di tích
Việc tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức là một biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ di tích. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học và công nghệ, các phương tiện thông tin đại chúng đã mở rộng khả năng thông tin nhanh, hiệu quả tới từng cộng đồng làng xã và từng người dân nên việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích, trên các phương tiện đó, có nhiều thuận lợi và cần được quan tâm. Có thể tun truyền bằng các hình thức như: Sách, báo, tạp chí, internet, đài phát thanh, đài truyền hình… Để thuận lợi cho việc tra cứu cập nhật thông tin của nhân dân trong nước và quốc tế, tỉnh Sơn La cần cập nhật thường xuyên giới thiệu về các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt là giới thiệu hệ thống di sản văn hóa, các văn bản quản lý của Nhà nước liên quan đến quản lý di tích tại trang thông tin điện tử của tỉnh; Trang thông tin điện tử của ngành, các đơn vị trực thuộc và đặc biệt là trang Web quản lý di sản văn hóa.
Với đặc điểm là một tỉnh miềm núi, có nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống, mỗi dân tộc lại có truyền thống văn hố riêng. Do vậy để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ di tích cho mỗi người dân cần có sự thay đổi về cách thức và phương thức sao cho phù hợp đối với từng dân tộc, nhằm đảm bảo người dân dễ hiểu, hiểu đúng về di tích. Như việc biên soạn các cuốn sách, báo, tạp chí và phát sóng các chuyên mục di sản trên sóng truyền hình bằng tiếng dân tộc hoặc thông qua các đợt điền dã, kiểm kê, nghiên cứu di sản văn hóa, lập hồ sơ di sản văn hóa các dân tộc tại các địa phương để tuyên truyền đến người dân về di tích. Từ đó mới phát huy tối đa được sức mạnh của cộng đồng trong việc bảo vệ di tích.
Cần tổ chức hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức với những thành phần đối tượng tham gia khác nhau. Hàng năm xây dựng kế tổ chức các lớp tập huấn theo từng nhóm đối tượng như đối tượng, tổ chức thi tìm hiểu về Luật Di sản văn hóa trên sóng truyền hình, truyền thanh, in ấn tài liệu về các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hệ thống Luật Di sản văn hóa; in ấn tờ rơi, tuyên truyền trên báo chí, đài phát thanh phường. Các tài liệu cần được biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu.
Hàng năm cần xây dựng Kế hoạch phối hợp với các Phòng giáo dục - Đào tạo của các huyện, thành phố để triển khai công tác giáo dục truyền thống đến các học sinh, sinh viên. Đưa các hoạt động tuyên truyền, phổ biến các giá trị di tích vào chương trình giảng dạy trong nhà trường, hoặc thông qua các lớp bồi dưỡng, các lớp ngoại khóa, tổ chức tham quan di tích, bảo tàng cho các học sinh các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề cho tới các trường cao đẳng, đại học. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về những sự kiện cách mạng diễn ra tại tỉnh Sơn La thơng qua di tích. Từ các chương trình học tập, nghiên cứu trực tiếp tại di tích giúp cho học sinh, sinh viên hiểu rõ hơn về lịch sử, văn hóa của địa phương một cách chân thực, sinh động.
Đẩy mạnh hơn nữa chương trình kế hoạch liên ngành “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường học, thơng qua các chương trình học tập cần đẩy mạnh hơn công tác cho học sinh học tập, nghiên cứu trực tiếp tại các di tích nhằm giúp học sinh, sinh viên hiểu thêm hơn về di tích và có ý thức hơn trong việc bảo vệ di tích.
Kịp thời biểu dương các tập thể và cá nhân có nhiều thành tích trong việc bảo vệ, gìn giữ di tích. Đây là một hình thức ghi nhận, tun truyền về ý thức của người dân, tạo động lực để các tầng lớp nhân dân tiếp tục cống hiến sức lực của mình cho việc bảo vệ, gìn giữ di tích. Cơng tác quản lý di tích chỉ thực sự có hiệu quả cao khi có sự tham gia và đóng góp tích cực của các tầng lớp nhân dân.
Tăng cường công tác mở các lớp tập huấn cho cán bộ cơ sở và những người trực tiếp trông coi di tích, bởi đây là những người trực tiếp làm cơng tác bảo vệ di tích và là những người trực tiếp gần gũi với dân.