2.1.1.1. Ủy ban nhân dân các cấp * UBND các huyện, thành phố
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan chức năng chỉ đạo, thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị các di tích trong phạm vi địa phương theo thẩm quyền. Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích gắn với phát triển du lịch.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến những quy định pháp luật về bảo tồn, phát huy giá trị di tích tại địa phương.
- Xây dựng kế hoạch bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phát huy giá trị di tích trên địa bàn; cân đối, bố trí kinh phí bảo đảm triển khai thực hiện Quy chế này tại địa phương.
- Chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện quy trình, thủ tục, nội dung dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích tại địa phương trình cấp có thẩm quyền thỏa thuận, phê duyệt theo trình tự quy định của pháp luật.
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích trên địa bàn.
- Chỉ đạo công tác bảo vệ và phát huy giá trị di tích trong phạm vi địa phương.
- Chỉ đạo Phịng Giáo dục và Đào tạo, các trường phổ thơng trên địa bàn tổ chức giáo dục cho học sinh về bảo vệ và phát huy giá trị di tích; đưa việc học tập, tham quan, nghiên cứu di tích vào chương trình giáo dục ngoại khóa hàng năm của các cấp học, trường học; tạo điều kiện thuận lợi để học sinh đi tham quan thực tế tại các di tích; đăng ký nhận chăm sóc 01 - 02 di tích tại địa phương (chú trọng đến các di tích đã được xếp hạng cấp tỉnh, Quốc gia, Quốc gia đặc biệt) và xây dựng kế hoạch chăm sóc định kỳ đối với các di tích, nhằm nâng cao ý
thức bảo vệ di tích cho học sinh và giữ gìn vệ sinh mơi trường xanh, sạch, đẹp cho di tích, bảo đảm mỗi di tích có một trường học nhận chăm sóc và bảo vệ.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát các hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị các di tích trên địa bàn.
- Phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch và các sở, ban ngành có liên quan xử lý những hành vi xâm hại đến di tích.
* UBND cấp xã, phường, thị trấn
- Tuyên truyền, phổ biến những quy định pháp luật về bảo tồn, phát huy giá trị di tích tại địa phương.
- Tổ chức bảo vệ, chăm sóc trực tiếp và phát huy giá trị di tích tại địa phương, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong việc bảo vệ và quản lý di tích. Huy động các nguồn lực xã hội hóa để trùng tu, tơn tạo các di tích trên địa bàn.
- Tiếp nhận khai báo về di tích mới phát hiện, kiến nghị việc xếp hạng di tích lên cơ quan cấp có thẩm quyền; kịp thời phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời những hành vi làm ảnh hưởng tới di tích và cảnh quan mơi trường của di tích; ngăn chặn và xử lý các hoạt động mê tín dị đoan tại di tích theo thẩm quyền.
2.1.1.2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện công tác lập, thẩm định hồ sơ khoa học trình cấp có thẩm quyền quyết định xếp hạng di tích theo quy định của Luật Di sản văn hóa và các quy định có liên quan.
- Chịu trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã quản lý hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
- Chỉ đạo, hướng dẫn Phịng Văn hóa - Thơng tin các huyện, thành phố, Bảo tàng tỉnh
phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc quản lý bảo vệ, chăm sóc trực tiếp, khai thác, phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh.
- Thẩm định các dự án bảo tồn, phát huy giá trị di tích; chủ trì thẩm định các dự án, phương án tu bổ, tơn tạo chống xuống cấp di tích; phối hợp với các ngành liên quan thẩm định các dự án, cơng trình nằm ngồi khu vực bảo vệ di tích có khả năng ảnh hưởng đến không gian, cảnh quan, môi trường di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa; tổ chức thực hiện các dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích trên địa bàn tỉnh sau khi được phê duyệt.
- Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo tỉnh, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh xây dựng quy chế phối hợp về bảo vệ, tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị đối với các di tích gắn với hoạt động tơn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn Quản lý, hướng dẫn các hoạt động lễ hội truyền thống, tín ngưỡng gắn với di tích.
- Hướng dẫn việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di tích; tổ chức giám sát, thanh tra, kiểm tra các hoạt động liên quan đến quản lý, bảo vệ, sử dụng và khai thác phát huy hệ thống di tích hiện có; xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về di tích theo thẩm quyền.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tham mưu đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành chính sách khuyến khích, huy động các nguồn lực trong xã hội tham gia vào các hoạt động bảo tồn di tích trên địa bàn tỉnh; khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
- Hướng dẫn, bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách ở địa phương để tăng cường tuyên truyền và thực hiện cơng tác quản lý, bảo vệ di tích có hiệu quả.
- Đề xuất các đề tài nghiên cứu khoa học trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích. - Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã làm tốt cơng tác quản lý các nguồn tài chính để trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng kế hoạch và lập dự án trùng tu tơn tạo di tích theo Luật Di sản văn hóa, Luật Xây dựng và các quy định hiện hành của Nhà nước bằng nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, ngân sách của tỉnh và nguồn vốn xã hội hóa.
- Chủ trì thực hiện việc lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích trên địa bàn tồn tỉnh trình cấp có thẩm quyền quyết định xếp hạng theo đúng nội dung, trình tự luật định.
- Hàng năm, trên cơ sở dự tốn kinh phí do các đơn vị lập, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tổng hợp kinh phí gửi Sở Tài chính và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định, trình cấp có thẩm quyền quyết định.
- Tổ chức triển khai việc kiện toàn bộ máy quản lý di tích phù hợp với điều kiện và yêu cầu thực tế của địa phương; đảm bảo hiệu quả công tác quản lý theo quy định hiện hành.
- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan tổ chức thực hiện Quy chế; định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để có biện pháp chỉ đạo kịp thời; bổ sung danh mục các di tích được xếp hạng hàng năm theo phân cấp tại Quy chế này.
2.1.1.3. Bảo tàng tỉnh
- Chịu sự quản lý nhà nước của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo quy định của pháp luật, phân cấp tại Quy chế này và nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Sơn La trong việc quản lý bảo vệ và phát huy giá trị Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La; Di tích quốc gia Văn bia Quế Lâm ngự chế - Đền thờ Vua Lê Thái Tông.
- Thực hiện nhiệm vụ bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích đối với các điểm di tích được giao theo quy định của pháp luật.
2.1.1.4. Phịng Văn hóa và Thơng tin; Trung tâm Văn hóa - Thể thao các huyện, thành
phố
Phịng Văn hóa - Thơng tin; Trung tâm Văn hóa - Thể thao các huyện, thành phố là đơn vị tham mưu giúp việc cho Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tổ chức các hoạt động trong lĩnh vực như sau:
- Tham mưu trực tiếp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố trong cơng tác quản lý, bảo tồn, chăm sóc và phát huy giá trị di tích; đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn các hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp thực hiện công tác bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố triển khai các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, phát huy giá trị di tích trên địa bàn.
- Vận động Nhân dân địa phương tham gia tuyên truyền, quảng bá, giữ gìn, bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống của di tích. Phối hợp với Tổ Bảo vệ di tích cấp xã thực hiện việc kiểm kê, bảo quản, sưu tầm tài liệu, hiện vật gắn với di tích nhằm bổ sung cho phịng trưng bày di tích.
- Chỉ đạo các tổ chức, cá nhân quản lý di tích đón tiếp và hướng dẫn khách tham quan,
nghiên cứu tại di tích; chủ động phối hợp và có kế hoạch cảnh giác, ngăn chặn kịp thời những đối tượng có hành vi lấn chiếm, xâm hại di tích.
- Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, đào tạo và bồi dưỡng lực lượng làm cơng tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa của huyện, chuẩn bị các văn bản cần thiết báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, thành phố hoặc trình Ủy ban nhân dân tỉnh (thơng qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) duyệt về cơng tác quản lý di tích trên địa bàn.