Nâng cao vai trò của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Một phần của tài liệu Công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng quốc gia trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 64 - 69)

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa, danh

3.3.3. Nâng cao vai trò của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Vai trò của cộng đồng là một vấn đề tưởng chừng như đơn giản nhưng lại rất quan trọng, nếu chúng ta làm tốt vấn đề này thì hiện tượng vi phạm di tích sẽ giảm đi rất nhiều, di tích sẽ được bảo tồn và phát huy giá trị tốt hơn. Cần đưa di tích đến với cộng đồng, cộng đồng cư dân địa phương cần được tham gia vào việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích. Sự ủng hộ của cộng đồng là một trong những yếu tố quan trọng, bởi vì chính cộng đồng tạo ra di tích và cũng chính cộng đồng là người sử dụng di tích, chính vì vậy cộng đồng phải là người quản lý và bảo vệ di tích.

Cần nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ và phát huy giá trị di tích và coi đây là giải pháp cần được thực hiện thường xuyên, liên tục. Đó cũng là giải pháp tích cực nhằm thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hoá các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích. Chúng ta cần tăng cường tổ chức phổ biến, tuyên truyền, vận động thực hiện Luật Di sản văn hóa để Luật đi vào cuộc sống và có hiệu lực trong thực tế, giúp các tổ chức, cá nhân hiểu được giá trị của di tích để từ đó sẽ có hành vi “ứng xử” với di tích tích cực hơn, tránh được tình trạng khơng hiểu Luật mà vi phạm; đồng thời có thể ngăn chặn những hành vi xâm hại tới di tích. Muốn thực hiện tốt cơng tác này thì đội ngũ cán bộ, chuyên gia phải được tập trung đào tạo cả về công tác quản lý cũng như chuyên môn nghiệp vụ.

Cần tiếp tục đổi mới pháp luật, thể chế nhằm phát huy hơn nữa sáng kiến và tinh thần làm chủ của người dân trong việc quản lý xã hội và cộng đồng được coi là giải pháp có hiệu quả thu hút sự tham gia của người dân trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra” và người dân sẽ hưởng chính thành quả của sự tham gia này.

Các di tích được xếp hạng quốc gia của tỉnh Sơn La được tu bổ tơn tạo chủ yếu bằng nguồn kinh phí chống xuống cấp của chương trình mục tiêu quốc gia nên cịn rất hạn chế chính vì vậy tỉnh Sơn La cần tuyên truyền, khuyến khích, huy động các tổ chức, đoàn thể, cá nhân, các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ đóng góp kinh phí, vật chất, nhân cơng cho việc trùng tu, tu bổ di tích, cơng đức những hiện vật, trang thiết bị phù hợp để sử dụng trong di tích.

Cần nghiên cứu để xây dựng chính sách quản lý và sử dụng các nguồn tài chính tại các di tích (tiền cơng đức, bán vé, tiền tài trợ, tiền kinh doanh dịch vụ …) theo hướng ưu tiên. Sử dụng các nguồn thu đầu tư cho việc tái đầu tư đối với việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích. Việc xây dựng chính sách quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính cần được thực hiện trên nguyên tắc minh bạch, cơng khai, khoa học và có hiệu quả, nhà nước khơng nắm giữ nguồn tài chính này nhưng có quyền giám sát các nguồn thu - chi, Tuy nhiên, như ở di tích Văn bia Quế Lâm Ngự chế - Đền Thờ Vua Lê Thái Tông, hàng năm thu được lượng kinh phí lớn từ cộng đồng nhưng việc thu, chi và sử dụng kinh phí cịn gây nhiều tranh cãi. Do vậy, cần hoàn thiện phương thức quản lý tài chính trong các di tích, xác định rõ các nội dung quản lý, các nguồn thu, chi…Việc quản lý cũng có thể dựa vào cộng đồng với vai trị giám sát, phản ứng khi sử

dụng các nguồn kinh phí này.

3.3.4. Đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Ngày nay xã hội hố trong hoạt động bảo tồn di tích đã trở thành chính sách quan trọng của Đảng và nhà nước ta. Việc đẩy mạnh cơng tác xã hội hố cơng tác bảo tồn gúp người dân nhận thức được trách nhiệm bảo tồn và phát huy si sản văn hố truyền thống của mình. Từ đó họ có tinh thần tự giác trong việc bảo vệ di tích, với lịng hảo tâm của mình họ đã đóng góp, ủng hộ sức người, của cải vào việc trùng tu di tích.

Những năm qua, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La phối hợp các địa phương đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di tích theo phương thức xã hội hóa một cách hiệu quả, đó là huy động nguồn lực và khả năng của cộng đồng cùng với kinh phí hỗ trợ của Nhà nước. Nhiều hoạt động được triển khai, huy động nguồn lực và sự hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân.

Có thể nói, các giá trị của di tích chỉ thật sự được bảo vệ và phát huy một cách bền vững khi Nhà nước và nhân dân cùng chung tay, góp sức. Vì thế để thực hiện hiệu quả xã hội hóa trong bảo tồn, phát huy các giá trị di tích, tỉnh Sơn La cần thực hiện những việc như sau:

- Cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về di tích đến mọi tầng lớp nhân dân, giúp họ chủ động tham gia, thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành cần được kịp thời phổ biến trên các phương tiện thơng tin đại chúng để nhanh chóng cập nhật những quy định của pháp luật về di tích đến với đơng đảo nhân dân, nâng cao nhận thức và thu hút được sự tham gia tích cực của tồn xã hội, tranh thủ được sự ủng hộ của dư luận đối với bảo tồn và phát huy giá trị di tích.

- Cần kêu gọi các tổ chức xã hội, các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp; tư nhân đầu tư, hỗ trợ cho mục tiêu bảo tồn, phát huy giá trị của di tích. Huy động sức dân trong việc trùng tu tơn tạo di tích.

- Cần bảo tồn và phát huy giá trị di tích là nhiệm vụ của toàn dân, toàn xã hội song ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ có vai trị to lớn trong việc phổ biến, giáo dục khoa học nâng cao trách nhiệm của nhân dân và huy động nguồn lực trong cộng đồng tham gia sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di tích của tỉnh.

Để công tác quản lý di tích đạt hiệu quả, bảo tồn và phát huy được giá trị của các di tích thì vai trị của nguồn nhân lực có vị trí rất quan trọng. Vì vậy, đào tạo, tăng cường nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di tích đang trở thành nhu cầu cần thiết. Có thể thấy rằng là đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ quản lý di tích của tỉnh Sơn La hiện nay cịn rất mỏng và trình độ chun mơn chưa cao. Hầu hết, các cán bộ quản lý vừa làm, vừa học hỏi để tích lũy kinh nghiệm. Do vậy, để cơng tác quản lý đạt hiệu quả cao, cần có chính sách đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực trong lĩnh vực quản lý. Đội ngũ cán bộ quản lý di tích phải hiểu rõ về chun mơn nghiệp vụ và hiểu những cơ chế, chính sách về di tích thì cơng tác bảo vệ và phát huy di tích, hiện tượng vi phạm di tích sẽ giảm đi rõ rệt. Để cơng tác đào tạo nguồn nhân lực gắn với thực tế, đáp ứng nhu cầu công việc, cần có kế hoạch khảo sát, đánh giá thực trạng, phân loại trình độ đội ngũ cán bộ làm cơng tác quản lý di tích của tỉnh. Từ đó tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ; tuyển dụng nguồn nhân lực, bố trí nhân sự vào giữ các vị trí cơng tác quản lý phù hợp.

Cán bộ khi được tuyển dụng vào làm cơng tác quản lý di tích, ngồi các chun ngành về bảo tồn, bảo tàng, cần phải được học qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý nhà nước. Những người đang làm cơng tác quản lý di tích có học vấn về ngành sử học, khảo cổ, Hán Nôm phải được bồi dưỡng các kiến thức cơ bản về bảo tồn, bảo tàng; được trang bị các kiến thức về Luật Di sản văn hoá, lý luận và kỹ thuật tu bổ, tơn tạo di tích. Đối với cán bộ VH&TT huyện, thành phố ngồi chứng chỉ bồi dưỡng chuyên ngành, phải thường xuyên được học tập bồi dưỡng, tập huấn hàng năm về cơng tác quản lý di tích do tỉnh tổ chức nhằm cập nhật, bổ sung kịp thời những văn bản hướng dẫn của Nhà nước liên quan đến việc quản lý di tích.

Cần có kế hoạch tổ chức lớp bồi dưỡng đối với đội ngũ cán bộ làm cơng tác văn hóa - xã hội cấp xã, phường, thị trấn vì phần lớn đối tượng này chưa được đào tạo về chun mơn, nghiệp vụ quản lý di tích, giúp họ có đủ kiến thức cơ bản để tiếp cận với di tích trong q trình bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa.

3.3.6. Tăng cường đầu tư kinh phí và nâng cao chất lượng công tác quản lý, bảo vệ,

tu bổ tôn tạo, phát huy giá trị di tích

Đầu tư kinh phí cho cơng tác tu bổ, tơn tạo di tích là một yếu tố quan trọng để bảo tồn và phát huy giá trị của di tích. Nó xuất phát từ đặc thù của di tích là những đối tượng đã có

niên đại lâu đời nên sự xuống cấp, hư hại là điều tất nhiên, nên cần có kinh phí để tu bổ và tơn tạo lại.

Thời gian qua, các di tích xếp hạng quốc gia của tỉnh Sơn La đã được bố trí ngân sách đầu tư, tôn tạo, sửa chữa từ nguồn kinh phí chống xuống cấp của chương trình mục tiêu quốc gia nhưng do nguồn kinh phí thấp nên việc đầu tư khơng đáng kể và cịn phải dàn trải đều cho các di tích nên việc trùng tu tơn tạo chưa đạt được hiệu quả cao. Nên tỉnh Sơn La cần tập trung khơng dàn trải nguồn kinh phí để đảm bảo kinh phí khi trùng tu cho từng di tích để đạt được hiệu quả cao hơn.

Cần phải chú trọng trong việc nâng cao chất lượng cơng tác trùng tu di tích. Nâng cao chất lượng cơng tác bảo tồn di tích là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách trong tình hình hiện

nay. Theo ý kiến của bà Nguyễn Thị Hải Dương - Phòng Di tích, Bảo tàng tỉnh Sơn La cho

biết: “Để nâng cao chất lượng cơng tác trùng tu di tích chúng ta cần phải bám sát vào các văn bản chỉ đạo của nhà nước và cần có sự tham gia của các cơ quan chuyên môn và nghiên cứu kỹ về di tích” [Tài liệu phỏng vấn năm 2017 tại Bảo tàng tỉnh Sơn La]. Ví dụ như: Khi trùng tu di tích Nhà tù Sơn La, ngồi việc thực hiện theo đúng quy định của nhà nước, các nhà quản lý cần có ý kiến tư vấn của các nhà chuyên gia tham gia vào việc khảo sát di tích để đảm bảo được tính nguyên gốc cho di tích.

Nâng cao nhận thức và tạo sự đồng thuận của xã hội về việc thực hiện các dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích; Lấy ý kiến của cán bộ, người dân địa phương, đặc biệt là các cụ cao tuổi để biết được quá trình hình thành, những biến đổi diễn ra trong suốt q trình tồn tại của di tích. Đồng thời tổ chức công bố rộng rãi thông tin về dự án trùng tu trước khi thực hiện, tổ chức giám sát chặt chẽ, kể cả giám sát từ cộng đồng xã hội.

Tùy theo từng quy mơ, tính chất phức tạp, có thể tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm, trao đổi tại di tích với sự tham gia của nhiều chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau để chắt lọc các ý kiến có giá trị. Đồng thời có chế tài đủ mạnh xử lý những người xâm hại di tích dưới mọi hình thức, kể cả trong khi trùng tu là những biện pháp cần thiết để bảo đảm chất lượng trùng tu di tích. Đặc biệt là sau khi hồn thành dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích cần có hình thức thích hợp để giới thiệu giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật của di tích; ngày khởi

cơng, ngày hồn thành; những tổ chức, cá nhân đóng góp tài chính; đơn vị thi cơng để du khách có một số thơng tin cơ bản khi đến thăm di tích.

Một phần của tài liệu Công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng quốc gia trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)