1.2. Tổng quan làng nghềVạn Phúc
1.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của làng
Làng vạn phúc xưa có tên gọi là Vạn Bảo, vốn là trang vạn Bảo, xã Thượng Thanh Oai, tổng Thượng Thanh Oai, trấn Sơn Nam. Hiện trên tấm bia
đá ở văn chỉ của làng xây dựng đời Tây Sơn cũng thấy ghi thôn Vạn Bảo thuộc
xã Thượng Thanh Oai. Sang đến triều Nguyễn, do triều đình phân định lại địa
giới hành chính, xã Thượng Thanh Oai có bốn thơn là Cầu Đơ, Kiều Trì, Văn
Quán và Vạn Bảo, riêng Vạn Bảo nằm biệt lập ở bên kia sông Cầu Am, nên đã đổi lệ thuộc vào tổng Thiên Mỗ, huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây.
nhưng năm đầu triều Nguyễn có ghi thơn Vạn Bảo thuộc tổng Thiên Mỗ. Đến
cuối thế kỉ XIX, do kiêng tên húy vua Thành Thái (1889 – 1906) là Bửu (Bảo) Lân, nên đổi gọi thành Vạn Phúc cho tới ngày nay.
Qua tìm hiểu cho thấy lịch sử làng Vạn phúc gắn liền với lịch sử của nghề truyền thống dệt lụa. Hiện nay cũng có khá nhiều tương truyền.
Thuyết được nhiều người tương truyền nhất nói rằng bà tổ làng Vạn Phúc tên là A Lã Thị Nương, vốn là người Hàng Châu (Trung Quốc), vợ của Cao Biền, là Thái thú Giao chỉ, từng sống ở trang Vạn Bảo, Nỗi nhớ quê hương da
diết của bà trút hết vào nghê tầm tang, canh cửi nơi dòng Nhuệ Giang êm đềm tha thiết. Ngày nối ngày, đời trải đời và nghề dệt trở thành “truyền thốn” của
làng Vạn Phúc.
Một số thuyết khác có nói rằng, truyền thuyết nghề dệt lụa ở Vạn Phúc có từ hơn ngàn năm trước, do một vị tổ sư tên Lã Thị Nga, dòng dõi Hùng Vương truyền dạy nghề cho dân làng. Để ghi nhớ công ơn, dân làng tôn bà làm Thành hồng và thờ tại đình làng Vạn Phúc, lấy ngày 10 tháng tám âm lịch (ngày sinh của bà) và ngày 25 tháng chạp âm lịch (ngày mất của bà) làm ngày tễ lễ và giỗ tổ hàng năm.
Thêm một thuyết nói rằng cách đây khoảng 1200 năm, bà A Lã Thị
Nương, một người con gái ở Cao Bằng nổi tiếng đảm đang và có tay nghề dệt
lụa khéo léo về làm dâu làng Vạn Phúc.
Lúc đầu chỉ bằng những công cụ thơ sơ, sản xuất mang tính tự cấp, tự túc. Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, dần dần sản phẩm dệt đã trở thành hàng hoá gắn liền với đời sống kinh tế của người dân Vạn Phúc. Từ đó đã kích
thích việc cải tiến cơng nghệ và máy móc thiết bị. Các sản phẩm lụa tơ tằm ngày một nâng cao.
Sang đầu thế kỷ XX, do chịu ảnh hưởng của hai nền kỹ thuật dệt:
bị của làng nghề, các sản phẩm mới được ra đời như: Lụa vân, Lụa the, Lụa xa, Lụa quế, Gấm…. Các mặt hàng lụa tơ tầm được bán rộng rãi trên thị trường
trong nước và được xuất sang Pháp. Năm 1939 - 1940 tham dự hội chợ Marseille (Pháp), người dệt ra hàng lụa thủ công xuất xắc đã được tặng thưởng hàm bá hộ cửu phẩm.
Tháng 6 năm 1962 Hợp tác xã dệt lụa Vạn Phúc được thành lập, thống
nhất các gia đình làm nghề dệt theo phương thức sản xuất tập trung. Bước sang
đầu những năm 1990 Hợp tác xã dệt lụa Vạn Phúc đã tổ chức lại mơ hình sản
xuất, chuyển từ sản xuất tập trung sang “cá nhân hóa”, sản xuất riêng lẻ, đầu tư cơng nghệ cao cho nghề dệt lụa. Năm 2002, có thể coi là thời đại hoàng kim của nghề dệt lụa làng Vạn Phúc, với năng suất tăng cao, đạt sản lượng trên 2 triệu
mét vải mỗi loại
Đến nay, tuy số hộ làm nghề đã thuyên giảm rõ rệt nhưng nghề dệt lụa cổ
truyền của Vạn Phúc vẫn không ngừng đổi mới về trang thiết bị và mẫu mã sản phẩm, nhằm nâng cao năng xuất, chất lượng hạ giá thành sản phẩm, ngày càng
đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.