Xu hướng tích cực

Một phần của tài liệu Biến đổi văn hóa làng nghề vạn phúc trong bối cảnh đô thị hóa (Trang 92 - 96)

3.1. Đánh giá quá trình biến đổi văn hóa làng nghềVạn Phúc trong bố

3.1.1. Xu hướng tích cực

Quá trình ĐTH đã thổi một luồng sinh khi mới vào đời sống những

làng quê Việt Nam. Quá trình thay đổi về cơ sở vật chất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi về thành phần và lối sống làng q. Khơng nằm ngồi quy luật này, là một làng nghề tự hào với tryền thống lâu đời, nằm trên đường

Phúc được chú trọng quy hoạch, đầu tư xây dựng các khu: hành chính – sinh hoạt văn hóa, sản xuất kinh doanh. Bộ mặt kinh tế - xã hội của làng Vạn Phúc đã có nhiều thay đổi tích cực.

Cơ sở hạ tầng nơng thơn được cải tiến, xây dựng thành hạ tầng đô thị, giá trị đất đai, nhà cửa các hộ gia đình tang lên. Giá đền bù đất nông nghiệp

cũng tang theo từng năm. Với khoản tiền đền bù đất người dân làng có một

khoản tiền lớn, như vậy nguồn đất đai chuyển thành nguồn tái chính phục vụ cải thiện kinh tế gia đình, giúp người dân nâng cao hưởng thụ văn hóa, mở

rộng nguồn tiếp nhận thơng tin trong và ngoài nước.

Với tiền đề ĐTH thúc đẩy sự phát triển hạ tầng văn hóa xã hội, mở

rộng mạng lưới thông tin đại chúng, văn hóa làng nghề Vạn Phúc ngày một phong phú và đa dạng hơn, mức sống văn hóa, trình độ hưởng thụ và sang

tạo văn hóa của người dân được cải thiện. Các tổ dân phố lần lượt được công nhận là các tổ dân phố văn hóa.

ĐTH làm thay đổi lối sống làng Vạn Phúc. Nhà cửa được bố trí khn

viên vừa phải, phù hợp với nhu cầu từng gia đình, nhà được xây thành tầng, nhà

ống; tạo thành không gian riêng cho các thành viên, khu sinh hoạt chung của gia đình bị thu hẹp (trừ những gia đình là “trưởng, cả” của một số nhánh dòng họ).

Lối sống của tiểu nông an phận thủ thường, ngại thay đổi, sợ mạo hiểm, chậm

chạp, nặng về tình cảm dần thay đổi thành lối sống cư dân đô thị nhanh nhẹn,

năng động, nhạy bén dễ thích nghi với sự thay đổi của kinh tế thị trường.

Các mối quan hệ trong gia đình mang tính bình đẳng hơn. Con cái ngày

càng tự tin và chủ động trong việc tâm tình, bộc bạch và bày tỏ ý kiến cũng như suy nghĩ tình cảm của bản thân đối với cha mẹ. Đây là điều ít thấy trong xã hội truyền thống khi việc tuân thủ tuyệt đối những quyết định, quan điểm, ý kiến của cha mẹ được xem như một chuẩn mực và bất kỳ một sự phản ứng nào, dù là có lý vẫn thường không được ủng hộ. Quan hệ giữa người cao tuổi và con cháu,

truyền thống sống chung giữa cha mẹ và con cái trưởng thành vẫn tiếp tục được duy trì. Người cao tuổi nhận được sự hỗ trợ về vật chất và tinh thần từ phía con cháu, bất kể sống chung hay sống riêng. Tuy nhiên, đây không phải là quan hệ một chiều, người cao tuổi không chỉ là đối tượng cần giúp đỡ mà còn là đối

tượng giúp đỡ con cháu trong gia đình. Sự giúp đỡ lớn lao nhất của người già là duy trì truyền thống gia đình, là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho con cháu. Bên cạnh đó, nhiều người già cịn giúp đỡ con cháu về cả vật chất như tiền bạc, nhà cửa, đất đai… Điều này giúp người già duy trì được quyền lực, vị thế và uy tín

trong xã hội hiện đại. Vai trò của người phụ nữ ngày nay không chỉ giới hạn

trong phạm vi gia đình mà cịn mở rộng ra xã hội. Bên cạnh việc thực hiện vai

trò của người con, người vợ, người mẹ trong gia đình, phụ nữ cịn có các vai trị ngồi xã hội. Việc phân cơng lao động trong gia đình đã khá phổ biến, nhất là đối với các cặp vợ chồng trẻ. Sự chia sẻ của người chồng đối với người vợ trong

kinh tế, cơng việc dạy dỗ, chăm sóc con cái là sự thể hiện quyền bình đẳng của hai vợ chồng khi quyết định mọi cơng việc trong gia đình.

Nhận thức nói chung và tư duy nói riêng của tiểu nông, người sản xuất nhỏ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, rất đậm nét cảm tính, chủ quan. Đó là cách nhận thức và lối suy nghĩ thường giản đơn, đại khái, phiến diện, thiếu tính hệ thống, thiếu

logic nên thường rất bảo thủ, cục bộ. Những tư duy hàng nghìn năm dường như khơng thể phá vỡ, nhưng dưới tác động mạnh mẽ và nhanh chóng của ĐTH cũng bị phá vỡ.Người dân bỏ dần những quan niệm làng xã khơng cịn phù hợp, tiếp nhận những quan niêm mới cởi mở và tiến bộ hơn. Người dân mở rộng giao lưu với bên ngoài, nâng cao hiểu biết xã hội nên những quan niệm bảo thủ, phiến diện đã được xóa bỏ. Sự thay đổi này được thể hiện ở nhiều khía cạnh nhưng rõ nhất trong quan niệm về hôn nhân. Các tiêu chí hơn nhân đã có những thay đổi đáng kể, các yếu tố “ổn định nghề nghiệp”, yếu tố đạo đức “phù hợp với tính cách, chung thủy” hay tiêu chí ngoại hình được nhiều người lựa chọn hơn. Song bên cạnh đó, một yếu tốt kết hơn “nội làng” hay yếu tố gia đình “mơn đăng hộ đối” bị phá vỡ.

Các cơng trình di tích lich sử văn hóa, lễ hội ở Vạn Phúc được Nhà nước và cộng đồng dân cư quan tâm bảo tồn và phát triển.Điển hình như việc đầu tư

xây dựng nhà tưởng niệm Bác Hồ, nhà thờ tổ nghề - Điểm gìn giữ giá trị Vạn

Phúc xưa, gìn giữ các di vật cổ, khung dệt cổ, cây cổ nghìn năm tuổi… Ngồi những đóng góp về tiền của, vật chấ, cộng đồng dân cư Vạn Phúc rất có ý thức

và trách nhiệm với tài sản văn hóa phi vật thể của quê hương.Bên cạnh việc phục hồi các di tích là sự quảng bá gắn kết du lịch tại các điểm di tích với các điểm du lịch trong làng như phố lụa, chợ lụa.Ngồi ngày lễ đình, lễ chùa, các ngày sóc

vọng, đình, chùa, miếu ln mở cửa cho dân làng và khách vào hành lễ, tham

quan.Cho thuê không gian gần chùa là nơi luân chuyển hàng hóa, ngun liệu từ việc tơ đến cơng đoạn mắc cửi sẵn.

Những giá trị truyền thống luôn được người dân lựa chọn và trân trọng

như cách tìm lại nguồn cội, tìm lại sự bình yên.Để phát huy truyền thống, họ sử dụng các yếu tố văn hóa truyền thống làm nền tảng, làm cơ sở để lựa chọn và

khai thác các giá trị văn hóa mới.

Quá trình ĐTH tạo điều kiện cho sự nghiệp phát triển văn hóa tinh thần

của Vạn Phúc: khôi phục các giá trị văn hóa, thuần phong mỹ tục. Trong bối cảnh của chuyển động ĐTH, niềm tin của người dân Vạn Phúc vào sự linh

thiêng của thành hồng làng khơng bị suy giảm mà con gia tăng. Mặc dù thành phần dân cư phức tạp hơn nhưng sức lan tỏa của niềm tin vào thành hoàng làng, vào thánh thần đã ảnh hưởng tới những người nhập cư. Họ tham gia vào hoạt động này không phải vì phong trào hay thói quen mà là do niềm tin vào sự linh

thiêng của thánh thần. Bên cạnh thỏa mãn nhu cầu về tâm linh, cầu xinh thánh thần phù hộ, ban phúc lộc, hầu hết người dân đã tham gia lễ hội làng đều cho

rằng đây là dịp thể hiện lòng biết ơn với tổ tiên, những người có cơng với làng xã, là hoạt động giữ gìn truyền thống văn hóa. Nhìn từ sâu bên trong, sự linh

thiêng là một yếu tố quan trọng thu hút và hướng người dân về cội nguồn, là dịp trao truyền các giá trị văn hóa tốt đẹp của làng xã. Từ quan niệm sống tiến bộ

hơn, cộng đồng dân cư Vạn Phúc đã chủ động giảm bỏ các hủ tục, các lễ nghi,

phong tục rườm rà, phiền phức.Việc tổ chức lễ cưới và tang ma ở Vạn Phúc phù hợp và thực tế hơn, tiết kiệm về thời gian và tiền của cho người dân. Các nghi lễ có xu hướng đơn giản hóa. Hình thức và nghi lễ tổ chức được người dân chọn

lựa một cách mềm dẻo, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của gia đình.

Một phần của tài liệu Biến đổi văn hóa làng nghề vạn phúc trong bối cảnh đô thị hóa (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)