Thái độ đối với nghề

Một phần của tài liệu Biến đổi văn hóa làng nghề vạn phúc trong bối cảnh đô thị hóa (Trang 48 - 54)

2.2. Biến đổi văn hóa nghề dệt lụa Vạn Phúc

2.2.1. Thái độ đối với nghề

2.2.1.1. Tình yêu nghề

Tình yêu nghề là thái độ chuẩn mực thuộc về văn hóa ứng xử của một

người lao động. Yêu nghề là phẩm chất cao quý của con người khi lựa chọn công việc để lao động và cống hiến sức lực của mình cho cộng đồng, xã hội. Chính

lịng u nghề là cơ sở, là nền tảng cho những phảm chất tốt đẹp khác của con người được hoàn thiện hơn. Phải có lịng yêu nghề mới có động lực thật sự để

nâng cao tay nghề; mới có tinh thần làm việc hăng say và thái độ phục vụ khách hàng tốt nhất. Có yêu nghề mới có khát vọng vươn cao, tìm kiếm cái mới, có sáng tạo, cải tiến trong lao động, sản xuất để cho ra những sản phẩm tốt nhất

phục vụ khách hàng, cộng đồng và xã hội… Khơng có lịng u nghề thì khơng có thành quả tốt, khơng cho ra những sản phẩm có chất lượng cao…

Nói đến lịng u nghề của người thợ dệt là nói đến niềm tự hào về một

nghề truyền thống với bề dầy nghìn năm lịch sủ, về sự lao động sáng tạo và đức tính cần cù trong lao động. Người yêu nghề phải có cái tâm trong sáng, không vụ lợi tiêu cực trong cơng việc.

Tuy nhiên trong thời đại cơng nghiệp hóa, thị trường nhiều biến động khó khăn, tình u nghề tưởng chừng như bị “lãng quên”, thể hiện rõ nét ở thực trạng sản xuất lụa.

Biểu đồ 2.1. Thực trang sản xuất lụa theo từng thời kì

[Nguồn: UBND phường Vạn Phúc, 2014]

Theo điều tra phỏng vấn, Ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ nhiệm hợp tác xã Dệt lụa Vạn Phúc cho biết Vạn Phúc vào năm 2008 có 750 hộ sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ nghề dệt còn 700 hộ vào năm 2012 với khoảng 400 máy dệt

đang hoạt động. Cho tới năm 2014 chỉ còn lại khoảng 250 máy dệt. Hiện có 1 số

hộ sản xuất chính như: Ơng/bà Liên Hiếu với 16 máy dệt và mắc, gia đình Ơng Mão trên 10 máy dệt; hợp tác xã Anh Hiển: gần 20 máy, và hộ Anh Chiến Thượng: khoảng 10 máy dệt. Do cũng bị ảnh hưởng xu thế toàn cầu hóa, khủng hoảng kinh tế thế giới, số hộ sản xuất, kinh doanh sản phẩm lụa giảm khoảng 50 hộ so với thời điểm trước năm 2008, và máy dệt giảm một cách đáng kể, giảm

600 máy từ 1000 máy vào thời điểm trước đó.

Năm 2012, lực lượng lao động tham gia vào sản xuất kinh doanh làng

nghề trên 1200 lao động, chỉ chiếm khoảng 10% dân số trong vùng và 12.500

người. Ngoài ra, nhiều người vùng ngoài được thuê về để trực tiếp bán hàng ở

những gian hàng trong vùng. Độ tuổi lao động phổ biến từ 18 tuổi đến hơn 60

Theo điều tra bảng hỏi cho thấy, khi được hỏi ơng/ bà có u thích nghề

truyền thống của làng không, đa số thế hệ trẻ của làng đưa ra thái độ trung lập,

hay không mấy “mặn mà” với nghề, chỉ số ít thể hiện quan điểm yêu nghề. Chỉ có những nghệ nhân lâu năm, gắn bó với nghề, những bậc trung niên với gia

đình truyền thống làm nghề mới thật sự thấy yêu nghề.

Biểu đồ 2.2. Biểu đồ mức độ yêu thích đối với nghề của người dân làng Vạn Phúc

[Nguồn: Phạm Hồng Hạnh, Điều tra bảng hỏi, 2015 - Phụ lục 1]

Gia đình chị Hịa vừa làm vừa bán lụa. Chị thổ lộ mình muốn theo chân

nhiều người khác bỏ nghề dệt lụa để theo nghề khác. Hiện tại, nhà chị cũng như nhiều hộ kinh doanh khác, để duy trì cửa hàng họ phải bán thêm quần áo gia

công, khăn và vải nhập rẻ tiền.

Khi đặt câu hỏi chị có cịn u nghề dệt khơng, liệu ai cũng có suy nghĩ

như vậy thì làng nghề Vạn Phúc liệu có “chết” thì chị Hịa tỏ ra đăm chiêu một lúc rồi quả quyết: “Có u thì mới làm tới giờ, tơi nói là nói vậy chứ bỏ nghề cha

ơng truyền lại đâu có dễ. Trăn trở và buồn lịng lắm chứ. Mà khơng ai để làng

nghề này chết được. Nhưng, chúng tôi không chết mà chỉ đói thơi!” [Nguồn:

Phạm Hồng Hạnh, Phỏng vấn sâu, 2015]

2.2.1.2. Tác phong làm việc

Thực tế đã minh chứng rằng: phần lớn những doanh nhân thành đạt, ngồi sự nhanh nhạy, mưu trí của mình, họ cịn sở hữu một tác phong làm việc tích cực và hiệu quả.

Một tác phong làm việc tốt bao gồm sự kết hợp của nhiều yếu tố. Làng nghề Vạn Phúc từng là làng kháng chiến, từng được gặp gỡ và làm việc với Chủ tịch Hồ Chí Minh, tấm gương sáng về tác phong làm việc. Vì thế người dân làng nghề đã có những biểu hiện tích cực của tác phong làm việc như: nhanh nhẹn,

khéo léo, gần gũi, thân thiện...

Tuy nhiên dưới góc độ là làng nghề, nghề đan xen với nghề nông, những nười dân dệt lụa không khỏi bị ảnh hưởng bới tác phong nông nghiệp, không kỉ luật, thiểu tổ chức, quy hoạch. Bên cạnh đó là q trình đơ thị hóa “cưỡng bức”, chưa thể làm thay đổi một số tính cách “nơng nghiệp, thời vụ”. Thể hiện rõ nét trong việc sử dụng thời gian trong ngày của người thợ dệt.

Khi được hỏi câu hỏi ông/ bà thường dệt trong thời gian nào?. Đa số người dệt đều trả lời thời gian không cố định (chiếm 83%). Được hỏi, Cô Liên - một thợ

dệt cho biết: Từ xưa đến nay, cứ khi nào làm mọi công việc nhà xong xi thì bắt

tay vào dệt hay hơm nào thấy đủ sức khỏe thì làm, khơng theo giờ cố định, thích

làm lúc nào thì làm. Lúc nào bận việc thì làm cố thêm giờ, làm thêm buổi tối. Trung bình một ngày làm bình thường dệt 12 tiếng, một khung cửi dệt được 45m vải.

[Nguồn: Phạm Hồng Hạnh, Phỏng vấn sâu,2015 - Phụ lục 2]

Biểu đồ 2.3. Thời gian làm nghề của người dân làng Vạn Phúc

Vì cơ cấu “cá nhân hóa”, các hộ tư nhân tự làm nghề nên thời gian làm việc không cố định, không tổ chức cũng là đương nhiên. Nhưng bù lại, với tính cách cần cù chịu khó của dân làng Vạn Phúc thêm việc giữ chữ tín trong làm ăn buốn bán, thì vấn đề này không ảnh hưởng nhiều đến năng xuất lao động của

người dân. Tuy nhiên việc hoàn thiện tác phong làm việc theo hướng công nghiệp, hiện đại là hêt sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay, để người dân làm

việc hiệu quả mà tích kiệm được thời gian.

2.2.1.3. Ý thức nghề nghiệp

Có ý thức nghề nghiệp tốt là tuân thủ một cách tự giác các giá trị đạo đức nghề nghiệp và các mối quan hệ nghề nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp đòi hỏi

người lao động phải tuân thủ các quy chuẩn nghề nghiệp một cách tự giác. Việc nhận thức và xử lý những vấn đề nghề nghiệp như thế nào cho có văn hóa mà

vẫn có thể đạt đuợc hiệu quả công việc cao nhất mà không cần phải dùng mọi

thủ đoạn triệt hạ người khác, triệt hạ đối thủ thì mới có được hiệu quả nghề

nghiệp cao. Câu nói “thương trường là chiến trường” có thể được hiểu rằng sự

cạnh tranh trên thương trường là khốc liệt nhưng nếu tất cả những người lao

động đều coi mơi trường làm việc của mình như một trận địa, thì họ sẽ là những

người khơng có văn hóa nghề.

Việc thực hiện hành vi nghề nghiệp bao giờ cũng là thực hiện một hành vi tuân thủ pháp luật. Văn hóa nghề, về phương diện này có thể được hiểu một cách cụ thể là việc hành nghề chỉ được coi là có văn hóa nếu việc hành nghề đó khơng vi phạm luật pháp.

Dưới tác động của đơ thị hóa, một bộ phận người làm nghề và người bán

sản từ lụa phẩm tcó hành vi sai lệch về ý thức nghề nghiệp. Họ vì lợi ích cá nhân mà dùng danh tiếng của làng nghề dệt lụa lâu đời coi như một công cụ để đẩy giá những sản phẩm ngoại lai có chất lượng thấp, hay như việc dệt lụa cũng sử dụng trộn những nguyên liệu kém chất lượng để chạy theo lợi nhuận. Những hành vi

xấu này dù không vi phạm luật pháp nhưng đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương hiệu làng nghề, gián tiếp ảnh hưởng đến năng suất làng nghề.

Thực trạng hàng ngoại lai kém chất lượng nhiều áp đảo mặt hàng lụa

truyền thống cũng khiến người tiêu dùng dần mất niềm tin khi mua sắm tại Vạn Phúc. Theo ông Phạm Khắc Hà - Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc) thì cách đây khoảng 10 năm, có quy định cấm các hộ kinh doanh không được

bán sản phẩm lụa có xuất xứ từ nơi khác. Tuy nhiên do không khả thi nên quy

định này từ lâu đã chẳng còn khả dụng. Bởi vậy nên chất lượng hàng hóa tại làng

lụa đang ngày càng mất kiểm soát. [Nguồn: Phạm Hồng Hạnh, Phỏng vấn sâu, 2015 - Phụ lục 2]

Bên cạnh đó, vẫn cịn rất nhiều người gìn giữ đạo đức nghề, ý thức nghề.

Thể hiện như việc nhiều thợ dệt, thợ nhuộm lâu năm đã bỏ làm lụa truyền thống để theo nghề khác vì ”khơng thể sống được với nghề” do nhiều nguyên nhân, khách quan nhất do sức tiêu thụ vải lụa tơ tằm thấp khiến thu nhập của người thợ rất bấp bênh. Thà bỏ nghề chứ không dệt pha trộn tơ, hay buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng. Cô Nguyệt, làm dâu làng Vạn Phúc đã từng có 3 năm dệt lụa đến naay chuyển nghề sang bán hàng ăn cho biết: “Để dệt được 1 mét lụa tiêu tốn hơn 1.5

lạng tơ và cịn nhiều chi phí khác. Vì thế, làm dệt thấp thỏm lo lỗ vốn, mình dệt thuê chẳng được mấy đồng, quay sang bán cửa hàng ăn thu nhập còn cao hơn”. [Nguồn:

Phạm Hồng Hạnh, Phỏng vấn sâu, 2015, Phụ lục 2,].

Hay việc những người dân tại làng nghề vì lương tâm nghề nghiệp, vì giữ gìn thương hiệu làng nghề mà “mách” về đặc điểm của lụa tơ tằm Vạn Phúc,

rằng lụa tơ tằm “xịn” của Vạn Phúc chỉ có hai khổ 90centimet và 1m15. Họa tiết trên lụa chủ yếu là được dệt bằng tay, màu sắc không đều. Bởi vậy, tất cả các

loại lụa khổ rộng, họa tiết in, màu đều, không lỗi sợi thì đều khơng phải sản

phẩm do làng sản xuất. Ngoài ra, khi bị đốt, lụa tơ tằm Vạn Phúc sẽ cháy như đốt sợi tóc, thành vụn đen lả tả, khơng vón. Nắm được những đặc điểm này người

Khơng chỉ vậy, Hiệp hội làng nghề Vạn Phúc đã đưa ra cách giải quyết

chống hàng giả là việc dệt thương hiệu lụa Vạn Phúc lên sản phẩm. Tuy cũng có một vài thủ đoạn “lách luật”, song ý thức đa số người dân được cải thiện rõ rệt,

tình trạng hàng giả đang ngày một được hạn chế. Về phía các nghệ nhân đang

không ngừng truyền dạy lại nghề , truyền lại bí quyết làm sản phẩm lụa vân nổi tiếng cũng cho thấy phần nào người dân làng Vạn Phúc vẫn duy trì ý thức nghề nghiệp đúng đắn, lương tâm nghề nghiệp vẫn còn.

Một phần của tài liệu Biến đổi văn hóa làng nghề vạn phúc trong bối cảnh đô thị hóa (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)