1.3. Khái quát nghề lụa truyền thống làng Vạn Phúc
1.3.1. Quy trình dệt lụa
Nghề dệt lua có rất nhiều cơng đoạn. Bao gồm các bước:
- Khâu tơ
Từ con tơ (bối tơ), trước khi dệt, phải quay tơ thành sợi - thiết bị dùng để quay tơ gọi là xa quay. Người thợ sử dụng xa để quấn sợi tơ vào ống sợi: Trong việc dệt lụa nói chung, khâu tơ khơng đơn thuần chỉ có quấn sợi vào ống sợi thật
đều và liên tục như xe sợi, quấn sợi, dệt vải. Tơ dệt lụa đòi hỏi ngay ở khâu tơ
phải chọn sợi, đẽo sợi, mắc sợi nhằm lựa chọn ra những sợi dọc và sợi ngang. Công việc này dịi hỏi phải cơng phu, tỷ mỷ.
- Khâu hồ
Hồ sợi được thực hiện đối với sợi dọc. Khâu này địi hỏi kỹ thuật đạt đến trình độ cao. Như ta đã biết, Hà Đông là nơi dệt lụa nổi tiếng nhất trong cả nước. Nhưng ở Hà Đơng lại khơng có làng dệt nào có kỹ thuật cao như ở làng Vạn
Phúc. Người thợ ở đây nấu hồ hết sức công phu. Khi nấu hồ, người ta thường
cho thêm một ít sáp ong, đồng thời sử dụng bí quyết kỹ thuật riêng làm cho sợi hồ vừa dẻo dai, lại vừa bóng. Kỹ thuật hồ sợi Vạn Phúc, nhất là của các nghệ nhân bậc thầy ở đây không bao giờ tiết lộ bí quyết ra ngồi. Chính vì thế, sợi hồ của Vạn Phúc bao đời nay vẫn đẹp hơn sợi hồ của các nơi khác.
- Khâu dệt
Dệt là khâu quan trọng nhất của nghề dệt lụa thủ công. Tùy mỗi loại sản phẩm tơ lụa mà người ta có cách dệt khác nhau. Tất cả các loại hàng tơ lụa, tựu chung lại chỉ là sản phẩm của hai hình thái dệt. Đó là hàng dệt trơn và hàng dệt hoa.
Dệt lụa trơn (khơng có hoa) cần phải sử dụng hai loại go: go thẳng và go vòng. Go thẳng để dệt loại lụa mỏng mịn. Cịn go vịng thì để dệt loại lụa mỏng có chấm thủng.
Điều quyết định tạo ra các sản phẩm lụa khác nhau chính là việc sử dụng
số lượng sợi dọc nhiều hay ít, cũng như độ to nhỏ cần thiết của sợi ngang và
cách mắc sợi dọc qua go, cịn gọi là “thăm go”. Muốn có độ to nhỏ theo ý muốn của sợi ngang, ta chỉ việc chập đôi, chập ba hay chập bốn sợi nhỏ lại với nhau.
Đối với các mặt hàng dệt hoa, thao tác cũng tương tự như dệt hàng trơn.
Nhưng dệt hoa khác dệt trơn ở chỗ: trước khi dệt hoa gì, cần phải vẽ kiểu hoa đó trên giấy, hoặc có mẫu vẽ sẵn. Người thợ dệt đặt mẫu hoa ấy lên bàn khâu hoa. Dệt cài hoa phải có hai người, một người dệt, một người kéo hoa (hay cài hoa).
Động tác dệt cài hoa như sau: Giữ vai trị điều khiển chính là người dệt, còn
người cài hoa chỉ có nhiệm vụ kéo go xà thật ăn ý với động tác của người dệt
chính. Khi người dệt ngồi ở dưới dậm chân đòn kêu “cắc” một tiếng, thì lúc đó
người kéo hoa ở phía trên đồng thời kéo go xà lên. Có lẽ do cách dệt như thế mà dân gian gọi loại hàng dệt trơn là hàng đơn, gọi hàng dệt hoa là dệt kép.
- Khung cửi
Khung củi có hai loại: khung cửi dệt hàng trơn và khung cửi dệt hàng hoa. Về mặt hình thức và chức năng sử dụng thì hai loại khung cửi này có nhiều điểm rất khác nhau. Nhưng nguyên lý kỹ thuật vận hành của chúng chỉ là một. Khung cửi dệt hàng trơn cấu tạo đơn giản. Khung có một tầng và hai bàn go thẳng.
Chiếc khung đơn cổ có kích thước dài từ 3 mét đến 3.2 mét, ngang 40 cen-ti-
mét, cao 1.2 mét. Nó có hai cái “cửa” và cấu tạo bên trên là 4 trụ (đều cao 1.2 mét). Đầu của các trụ đều đặt bộ song hành, đòn gánh khổ và con cò (còn gọi là con cá hay con cuốn).
Khung dệt hàng hoa được cấu tạo phức tạp hơn rất nhiều so với khung dệt
đơn (hay dệt trơn). Ngồi các bộ phận nói trên, khung dệt hoa cịn có thêm: hệ
hoa xuống hoặc kéo hoa lên, và bên dưới là bộ go dọc và go ngang. Ở khung cửi dệt hoa, số lượng chân đòn cũng nhiều hơn ở khung dệt đơn. Các chân đòn (còn gọi là chặn địn) có tác dụng điều khiển hoạt động của cái bàn gỗ ở “cây hoa”
(cái chân đòn ấy dân gian gọi là chân hoa).
Như vậy, cả hai loại khung củi đều được chế tạo trên những nguyên tắc gần giống hệt nhau. Có khác chăng là khung cửi dệt hoa gồm có nhiều go hon. Mẫu hoa văn dệt trên lụa càng phức tạp thì số go càng lớn. Nhưng trong cả hai loại khung dệt, nguyên lý cơ bản chỉ là một: những sợi căng dọc theo chiều dài khung cửi - gọi chung là “canh” - đan với sợi ngang, tức là “chỉ”, do con thoi chuyển vận.
- Khâu nhuộm
Không phải loại sản phẩm dệt tơ nào cũng đều phải nhuộm cả, mà chỉ có
một số sản phẩm cần nhuộm. Có loại dệt xong là được nhuộm màu chỉ ở khâu
sợi, như gấm, vóc. Có loại khơng phải nhuộm như lụa nõn. Nhưng có loại chỉ nhuộm, hồ khi đã dệt xong, như lĩnh, the.
Kỹ thuật nhuộm có nhiều phương pháp khác nhau, tùy theo việc sử dụng cách nhuộm thủ công hay nhuộm công nghiệp.
Trong các xí nghiệp nhuộm hiện nay, người ta thường dùng một số hoá chất và màu để nhuộm vải sợi bông và nhuộm tơ lụa.
Trước khi nhuộm, cần nhúng vật liệu nhuộm vào nước xà phòng, rồi giũ thật sạch, sau nhúng trở lại vào nước nóng, sau đó mới đưa vào nhuộm hoặc cho cắn màu. Vải, sợi, lụa nhuộm xong phải giữ thật sạch và treo ở nơi thống gió, hoặc đưa qua thiết bị sấy khơ.Tuyệt đối khơng bao giờ trộn lẫn các màu có bản chất khác nhau, vì trộn màu sẽ gây ra kết tủa các bột màu khơng hịa tan, làm cho vật liệu nhuộm bị vết màu cặn gây loang lổ.
Cần lưu ý: Các phẩm màu a-xít khơng nhuộm được sợi bơng, nhưng
loại sợi có nguồn gốc động vật, thực vật hoặc nhân tạo. Còn các phẩm màu tự
nhiên (gỗ vang, lá chàm...) nhuộm được tất cả các loại sợi, tuy một số cần phải qua xử lý kỹ thuật riêng.
Công nghiệp nhuộm tơ lụa
Tơ lụa “nấu” ở 90 - 950C trong nước xà phịng (loại xà phịng có độ xút 400C), rồi đưa vào bể nhuộm.
Trong dung dịch a-xít, tơ lụa được làm mềm mại ra. Thông thường người ta cho thêm phụ gia thiết clo-rua vào tơ lụa sau khi đã nấu trong dung dịch xà
phịng nói trên. Sau đó xử lý tơ lụa đã được nấu bằng một hóa chất (nat-tri phốt- phát), và đem giặt thật kỹ. Để giữ được màu sắc nhuộm, cần thiết phải xử lý tơ lụa bằng cao su-mác, hay gọi là “chiết màu”. Nhuộm tơ lụa, người ta hay dùng các loại phẩm màu a-xít, theo một trong hai công thức: dung dịch a-xít, dung dịch trung tính.
Nếu dùng các phẩm màu ba-zic để nhuộm tơ lụa, người ta cũng cho
nhuộm trong dung dịch a-xít, hoặc dung dịch trung tính.Cơng thức nhuộm: Tơ lụa: 1 phầnNước: 25 phần Nat-tri-sun-phát kết tinh: 0.5 phầnXút (NaOH) 400C: 0.7 phần.
Thực tế cho thấy, trong công nghiệp nhuộm, nếu dùng phẩm màu để
nhuộm thì tơ lụa không chỉ bền màu, mà màu lại rất tươi sáng, chói lọi.
Nhuộm thủ cơng
Theo kinh nghiệm cổ truyền, các loại tơ lụa được nhuộm bằng phương
pháp thủ công, màu sắc thường bền đẹp. Một số sản phẩm dệt có màu sắc rất
lộng lẫy.Đương nhiên, để làm được các loại sản phẩm đạt chất lượng và mỹ
thuật ở mức độ rất cao như thế, phải có sự đóng góp của bàn tay những người
thợ dệt tài hoa. Nhưng nếu chỉ có khâu dệt thì chưa đủ, mà phải có sự sáng tạo rất tài tình ở khâu nhuộm tơ, lụa. Để nhuộm, ông cha ta đã biết cách khai thác
nghệ, phèn đen, than, bồ hóng, bùn ao, đá màu, đất đồi… Rồi từ những màu
nguyên thủy của các chất liệu đó pha chế thành vơ số gam màu khác nhau để
nhuộm, để vẽ, để “chiết màu”.
Nhuộm thủ công là cả một công nghệ phức tạp, được tiến hành qua nhiều giai đoạn, địi hỏi người thợ phải có tính kiên trì, cẩn thận và khơng thể bỏ qua
một công đoạn nào. Tùy màu sắc từng loại sản phẩm mà áp dụng kỹ thuật
nhuộm có khác nhau, tn theo một quy trình rất nghiêm ngặt. Chẳng hạn như việc nhuộm lĩnh đen: “Lĩnh mộc trước tiên được chuội trắng, nhuộm chàm, sau đó suốt trong bảy ngày, mỗi ngày phải nhuộm năm lần nước lá bàng rồi trát bùn
phơi khô. Hôm sau đem giặt, rồi lại tiếp tục nhuộm nước lá bàng, như vậy tấm
lĩnh phải qua “35 thâm, 7 thổ”.
Lĩnh còn được đem hồ để tăng độ bền của sợi, rồi cả tấm được cuộn lại,
và lấy chày ghè cho mềm. Sau q trình khá phức tạp đó, người ta mới có được một tấm lĩnh đen nhánh, óng muốt”