1.3. Khái quát nghề lụa truyền thống làng Vạn Phúc
1.3.2. Một số sản phẩm làng nghề
Mặt hàng dệt tơ lụa Vạn Phúc có nhiều loại: Lụa, là, gấm, vóc, vân, the, lĩnh, bằng, quế, đoạn, sa, kỳ, cầu, đũi. Khổ vải thường là 90–97 centimet.
Gấm, lụa là hai loại vải quý nhất trong tất cả các sản phẩm tơ lụa, cũng bởi kỹ thuật dệt địi hỏi người thợ phải có tay nghề cao, óc thẩm mỹ tốt; riêng với gấm, loại được mệnh danh là “bà chúa” của các mặt hàng tơ lụa thì rất ít
người biết làm, theo dân gian truyền lại thì dưới thời Lê, chỉ có một nhóm thợ giỏi ở Vạn Phúc biết dệt gấm. Vì thế ban đầu lụa Vạn Phúc chỉ dành riêng cho giới quý tộc và giàu có, đến cuối thế kỷ XIX, nhà Nguyễn chủ trương ưu tiên
hàng nội nên những người thợ Vạn Phúc đã tìm tịi để cải tiến, tăng năng suất, hạ giá thành các loại vải quý như gấm, lụa. Không lâu sau, khi kỹ thuật dệt của Pháp và Trung Quốc ảnh hưởng mạnh mẽ đến nước ta, Vạn Phúc không chỉ cho ra đời những loại lụa mới như the, vân, xa, quế… mà kỹ thuật dệt gấm cũng được hình thành trở lại.
Nhưng có lẽ, nổi tiếng nhất trong các loại lụa Vạn Phúc vẫn là lụa vân loại lụa mà hoa văn nổi vân trên cả hai mặt lụa. Giải thích cái tên này, cụ Mại - nghệ nhân làng nghề chia sẻ: “Vân có nghĩa là mây. Lụa vân là thứ lụa nhìn lên bề
mặt thấy ẩn hiện những đám mây nho nhỏ”. [Nguồn: Phạm Hồng Hạnh, Phỏng
vấn sâu, 2014]. Đây là một kỹ thuật dệt tinh tế chỉ Vạn Phúc mới dệt được.
Về đặc tính, tơ tằm quý hơn cả bởi tơ tằm cho chất lụa mềm mại, óng ả, mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông, thấm được mồ hôi và chống được tia bức xạ của
mặt trời, rất hợp với khí hậu nước ta. Nếu đặc tính mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông, nhẹ nhàng, mềm mại làm nên giá trị vật chất của lụa thì cái hồn cốt, cái in dấu
trong lịng người từ bao năm qua lại nằm ở cái tình mà người làng lụa gửi gắm. Hiện nay sản phẩm từ lụa của làng nghề rất đa dạng và phong phú với
nhiều mẫu mã và màu sắc khác nhau, hoa văn trên vải cũng đã được cải tiến rất
nhiều để thoả mãn mọi nhu cầu của người mua. Chủng loại sản phẩm loại bao
gồm: váy, quần áo sang trọng, đồ ngủ, các loại túi xách,… ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng ở mọi lứa tuổi ở mọi tầng lớp trong xã hội.
Tiểu kết
Biến đổi văn hóa làng nghề là sự biến đổi của văn hóa làng nghề, hay nói cách khác là sự biến đổi đặc trưng văn hóa làng nghề bao gồm: các yếu
tố cấu thành văn hóa làng (Văn hố vật thể: đình, đền, chùa, miếu, nhà thờ họ,
nhà ở...; Văn hoá phi vật thể: Luật tục, phong tục, tập quán, ứng xử xóm làng, lễ hội, tín ngưỡng dân gian...); các yếu tố mới của các làng có nghề (khác hẳn với làng nông nghiệp) như: Cơ cấu tổ chức: Phường/hội nghề, mối quan hệ làng xóm - dịng họ - gia đình - thợ thủ công; Một số hình thái văn hố: Nghề và tín
ngưỡng thờ tổ nghề (nơi thờ tổ nghề); ứng xử mang tính tiểu thương; bí quyết và kỹ xảo nghề; các tập tục riêng biệt của làng nghề...
Đơ thị hóa là q trình biến đổi và phát triển đất nước theo chiều hướng
cấu hạ tầng cơ sở, mơi trường, văn hóa và lối sống. Trên thực tế, q trình đơ thị hóa tại Việt Nam đã làm thay đổi diện mạo của đất nước.
Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 11 km, Vạn Phúc là một làng cổ, làng nghề dệt lụa truyền thống nổi tiếng trong và ngoài nước; một “làng Đỏ” - làng
cách mạng cũng chịu khơng ít sự tác động mãnh liệt của đơ thị hóa. Q trình đơ thi hóa ảnh hưởng mạnh mẽ tới làng trên nhiều phương diện kinh tế, văn hóa, xã hội. Đặc biệt, dưới góc nhìn văn hóa làng nghề đã có sự thay đổi theo cả hai
Chương 2
THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI VĂN HÓA LÀNG NGHỀ VẠN PHÚC TRONG BỐI CẢNH ĐƠ THỊ HĨA