Sản phẩm của làng nghề truyền thống Vạn Phúc

Một phần của tài liệu Biến đổi văn hóa làng nghề vạn phúc trong bối cảnh đô thị hóa (Trang 54 - 58)

2.2. Biến đổi văn hóa nghề dệt lụa Vạn Phúc

2.2.2. Sản phẩm của làng nghề truyền thống Vạn Phúc

Sản phẩm từ lụa của làng nghề Vạn Phúc rất đa dạng, cụ thể như:

- Lụa tấm khăn

+ Lụa 70% có 70% chất liệu lụa với chiều rộng 95centimet ( có giá là 100.000 VNĐ/mét dài) rất thích hợp cho may áo dài và áo.

+Lụa trơn 100% lụa có chiều rộng là 95centimet ( giá 150.000 VNĐ/mét dài) thích hợp may áo dài, quần áo.

+ Lụa kẻ 100% lụa có chiều rộng là 95centimet ( giá 180.000 VNĐ/mét dài) cũng thích hợp may áo dài, quần áo.

+ Lụa hoa văn đẹp 100% lụa với chiều rộng là 95centimet ( giá 200.000

VNĐ/mét dài) thích hợp may áo dài quần áo.

- Khăn

+ Khăn khổ cẩm loang là hàng pashina 70% lụa với kiểu dáng đẹp, ấm (

giá 95.000 VNĐ/khăn) với nhiều màu sắc trẻ trung. Điểm đặc biệt của khăn là

màu đậm ở 2 bên, nhạt dần ở giữa.

+ Khăn thổ cẩm là hàng pashina 70% lụa với kiểu dáng đẹp, ấm ( giá

85.000 VNĐ/khăn)

-Cravat

+ Cravat Ý, kiểu kẻ sọc, thích hợp đi ăn hỏi ( giá 25.000 VNĐ/cái) có

+ Cravat Điểm là cravat dạng các điểm ( giá 35.000 VNĐ/cái) thích hợp

người trung tuổi.

+ Cravat Lụa là chất liệu lụa ( giá 30.000 VNĐ/cái) thích hợp với người trung tuổi.

+ Cravat hộp là cravat hộp kèm cả cài áo và đính cúc (giá 80.000

VNĐ/hộp) thích hợp khi mặt vest.

Tùy theo chất lượng, mẫu mã mà lụa Hà Đông được bán với nhiều mức

giá khác nhau: Loại lụa Sa tanh 100% tơ tằm , độ phân sợi dày 80 sợi/centimet, dày và bóng, giá dao động từ 250.000 – 280.000 VNĐ/m, loại mỏng hơn một

chút nhưng vẫn là 100% tơ tằm được bán với giá khoảng 170.000 – 200.000

VNĐ/m. Loại lụa pha 50 – 70% sợi cotton tổng hợp, độ phân sợi là 40 sợi/m có giá từ 80.000 – 100.000 VNĐ/m.

Từ bao đời nay, lụa Vạn Phúc vẫn giữ được chất lượng sản phẩm. Lụa

Vạn Phúc thuần chất thường chỉ trắng ngà chứ ít khi có màu trắng tinh, do dệt từ tơ tằm, lụa trắng tinh thường do chất liệu pha. Lụa Vạn Phúc với đặc tính ấm áp vào mùa đơng và mát mẻ vào mùa hè, để may áo dài càng quyến rũ. Lụa và đũi thâm chí có thể giặt bằng xã phịng và giặt máy mà khơng sợ bị hỏng, vải khơng nhăn và khơng có hiện tượng bị phai màu.

2.2.2.1. Về giá trị thẩm mỹ

Ngày xưa, lụa Vạn Phúc là chuẩn mực của cái đẹp, là dòng sản phẩm cao cấp chỉ dành cho vua chúa. Đến những năm 2002, 2003, những mẫu mã sản

phẩm lụa Vạn Phúc vẫn được ưa chuộng. Nhưng cho tới nay, nhiều khách hàng thú thực là họ khơng biết phải mua gì khi tới Vạn Phúc bởi sau vài năm cũng chỉ có từng ấy mẫu lụa.

Sản phẩm lụa ở đây chỉ trung thành với kiểu nhuộm màu đậm đà, gần như không hề quan tâm tới nhiều xu hướng màu sắc mới như pastel (màu nhạt), màu

nhuộm ombre (màu loang)… Họa tiết in thì lại càng đơn điệu, ít mẫu như: họa tiết trúc mai, hoa cúc, rồng… chỉ phù hợp với những người có tuổi. Một vài cơ sở có sự thay đổi, cách điệu nhưng dường như không chú tâm coi trọng, chỉ là tạo một vài điểm nhấn như tạo hoa, vẽ hoa hay pha mầu vẫn không mấy nổi bật. Những sản phẩm có sáng tạo như in họa tiết hết khổ, thêu tay họa tiết rất hạn chế vì lí do khơng có người làm, giá thành th đắt, bán khơng có lãi...

Chị Hải Yến, một khách mua hàng cho biết: “Đã lâu rồi tôi không xuống

Vạn Phúc để mua vải nữa. đó mang tiếng làng nghề mà toàn trộn lụa hàng

chợ vào. Lụa Hà Đơng chính hiệu thì hiếm. Nếu may tìm được hàng chuẩn thì màu sắc và họa tiết cũ kỹ, không tân thời, bạn tôi nhờ qua mua khăn để làm quà tặng”. [Nguồn: Phạm Hồng Hạnh, Phỏng vấn sâu, 2015]

Giải thích lý do chậm cập nhật mẫu mã, những người làm nghề dệt cho biết họ vốn được đào tạo theo kiểu “cha truyền con nối” và tự học, chưa có ý

thức về sản phẩm. Do đó, các kiến thức về pha màu, dệt họa tiết đều theo lối thủ công, cổ điển. Để tạo ra một khuôn dệt họa tiết dệt mới rất tốn kém, cần nhiều

cơng sức, tiền bạc, trí lực mà tính rủi ro lại cao nên ít ai chịu làm.

Khi được hỏi tại sao không thử sản xuất lụa màu nhạt giống với xu

hướng pastel đang nóng trên thị trường thì chị Hịa, chủ một hộ kinh doanh tại làng nghề ngay lập tức phản đối: “Lụa mà màu nhàn nhạt thì kỳ cục lắm. Từ đời ông cha

đến nay đã ai làm thế đâu.” [Nguồn: Phạm Hồng Hạnh, Phỏng vấn sâu, 2015]

Ngay đến lụa vân nổi tiếng của làng cũng chỉ có 3 mẫu hoa văn cơ bản, hoa văn mây, hoa văn chữ Thọ đỉnh, hoa văn tứ quý. Chỉ có nhà nghệ nhân Triệu Văn Mão mới biết dệt dịng lụa này, cũng chỉ có một khung dệt. Cho nên việc đa dạng mẫu sản phẩm, nâng cao giá trị thẩm mỹ đê bắt kịp xu hướng cũng vô cùng khó khăn.

Bởi có cả trăm ngàn lý do như vậy nên cho đến nay, giá trị thẩm mỹ của lụa Vạn Phúc đã lỗi thời và rất cần sự thay đổi.

2.2.2.2. Thị trường tiêu thụ và khả năng cạnh tranh của sản phẩm làng nghề

Trước kia, khi còn hợp tác xã, được nhà nước thu mua lụa để xuất khẩu,

thì trường tiêu thụ cao, gần như khơng có cạnh tranh. Nhưng đến nay, cùng với

sự kém đa dạng về mẫu mã, giá trị thẩm mỹ ngày một giảm thị trường ngồi

nước hầu như khơng được khai thác, thị trường tiêu thụ trong nước gặp nhiều

khó khăn do sự ồ ạt của hàng Trung Quốc, khả năng cạnh tranh được không cao. Nhằm đáp ứng nhu cầu về những sản phẩm thông thường với giá thành vừa phải

để giảm thiểu sự lựa chọn mua lụa Trung Quốc thay vì lụa Vạn Phúc thì sự đan

trộn nguyên liệu trong phạm vi cho phép để dệt vải loại với giá thành rẻ, sự phá cách trong mẫu mã mà một số hộ đang làm cũng là sự năng động cần thiết của

làng nghề trong cơ chế thị trường.

Trên thực tế, số lượng khách đặt hàng chất lượng cao ít với số lượng hàng

đặt không nhiều. Hơn thế nữa, yêu cầu sản phẩm chất lượng cao lại cho năng

suất lao động thủ công thấp (một ngày chỉ có thể dệt khoảng 2 – 3m trong khi đó cùng thời gian dệt lụa thơng thường có thể dệt được 8 – 9m) trong khi giá thành sản phẩm rất đắt (do mỗi mét lụa phải tốn đến 1.5 lạng tơ mà giá tơ tốt lại cao và biến động) nên ít người dệt và kinh doanh ví sợ lỗ.

Có 2 kênh phân phối sản phẩm lụa Vạn Phúc: + Bán lẻ

Chính là các gian hàng ngay tại làng lụa Vạn Phúc. Hoạt động kinh doanh tại làng, không những là kênh phân phối trực tiếp sản phẩm mà cịn có mở rộng và phát triển kinh tế du lịch. Bên cạnh nhu cầu mua sắm lụa của người dân nội

địa, người ngoại quốc cũng có nhu cầu tương đương về sản phẩn với nhiều mục đích sử dụng.

+ Bán bn

Ngồi hình thức sản xuất và phân phối ngay tại làng, một số lượng lớn sản phẩm lớn đã được đặt hàng bởi các nhà buôn trên cả nước. Đa phần là được phân

phối ở các thành phố lớn, và rải rác trên cả nước. Ở Hà nội, lụa Vạn Phúc có thể mua được ở Phố Cổ và nhiều cửa hàng may mặc.

Việc thanh tốn hàng hóa tùy theo mối quan hệ của mỗi gia đình và lượng hàng tiêu thụ. Các cửa hàng, đại lý có thể ghi nợ, thanh toán sau nhưng với

những mặt hàng tiêu thụ nhanh có thể thanh tốn ln.

Một phần của tài liệu Biến đổi văn hóa làng nghề vạn phúc trong bối cảnh đô thị hóa (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)