3.1. Những biến đổi trong trang phục của ngƣời Lô Lô
3.1.2. Biến đổi trong quá trình tạo ra trang phục
Nói đến sự biến đổi trong trang phục của người Lơ Lơ Đen ở huyện Bảo Lạc thì trước hết phải kể đến là sự biến đổi trong nguyên liệu để dệt vải, trước đây tất cả các nhà đều trồng cây bông để lấy sợi dệt vải. Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây đồng bào ở đây đã khơng trồng bơng nữa. Theo đó nhiều ý kiến của
- Trang phục chị mặc trong ngày cưới là chị là tự làm? - Không, là do mẹ và chị gái làm cho chị
- thế chị không biết làm sao?
- chị không, chị đi xuống thị trấn học từ lúc còn nhỏ nên k biết - chị có biết thêu khơng?
- thêu khó lắm, chị chỉ biết một ít thơi.
- Thế chồng chị khơng yêu cầu là chị phải biết cắt may, thêu thùa sao? - Bây giờ mọi người không quan trọng chuyện đấy rồi.
người dân cho rằng việc trồng bông truyền thống khiến chị em phụ nữ mất rất nhiều thời gian để có thể tham gia vào các cơng việc xã hội; việc phát nương rẫy của người dân đôi khi lại xảy ra hiện tượng cháy rừng để lại hậu quả rất nghiêm trọng; và quan trọng nhất là sản lượng bông, sợi thu được từ việc trồng bơng rất ít và khơng có năng suất, nên người dân mua sợi công nghiệp về thay thế. Nguyên liệu phục vụ cho ngày nay được chị em mua hoàn toàn tại các cửa hàng do người Kinh đưa từ dưới xuôi lên hoặc mua của Trung Quốc.
Tiếp theo nữa là về nguyên liệu để nhuộm chàm cũng đã thay đổi, do mấy năm trở lại đây, với sự phát triển của kinh tế xã hội, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, cùng với sự giao lưu bn bán tại các chợ được hình thành, nên có đầy đủ các mặt hàng đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân. Theo kết quả điền giã tại xóm Cốc Xả dưới và Nà Van của xã Hồng Trị thì người dân ở đây mấy năm trở lại đây thường mua thuốc nhuộm dưới chợ về để nhuộm quần áo. Nếu như trước đây người ta bắt đầu nhuộm vải từ tháng 7, tháng 8 và phải chuẩn bị cho nhiều thứ thì ngày nay cơng việc nhuộm vải đã đơn giản hơn nhiều mà vẫn có thể nhuộm vải với số lượng lớn hơn. Và lúc nào cần vải để nhuộm thì khơng cịn phải phụ thuộc vào thời vụ như trước đây nữa.
Hơn nữa các loại vải cơng nghiệp có rất nhiều màu nên họ ra chợ mua có thể có được ln tấm vải với màu sắc như sở thích của mình. Ngồi ra, so với chỉ thêu truyền thống, màu sắc chỉ thêu ngày nay đa dạng và sắc nét hơn
nhiều nên cũng được người dân lựa chọn và thay thế. Xưa kia, mỗi năm mỗi
người chỉ khâu được một, hai bộ y phục bởi lẽ thời gian làm ra bộ y phục tốn rất nhiều thời gian và hầu hết người ta chỉ làm vào thời gian rỗi, thì nay việc làm ra một bộ y phục cũng nhàn hơn và đỡ tốn thời gian hơn.
Trước đây công việc cắt may, thêu quần áo do bàn tay phụ nữ đảm nhận. Còn nay nhiều chị em không biết may thêu quần áo trang phục truyền thống. Lý do là vì việc may thêu mất nhiều thời gian, đòi hỏi sự khéo léo, kiên nhẫn. Cũng có khi nhiều chị em biết may thêu, nhưng vụng về, thậm chí người biết thêu thành thạo vẫn ngại làm vì khơng có thời gian, già rồi mắt kém.
Cùng với y phục, đồ trang sức của người Lơ Lơ Đen cũng có những biến đổi nhất định, đồ trang sức với những chất liệu mới đã bắt đầu xâm nhập vào đời sống của người Lơ Lơ Đen, ngồi chất liệu tạo ra đồ trang sức chủ yếu bằng bạc, nay đồng bào có xu hướng mua các loại trang sức bằng chất liệu mới như: hợp kim nhôm, đồng, thiếc... do hiện nay số lượng bạc nguyên chất khơng cịn nhiều nên rất nhiều người đã chuyển trang sức bằng chất liệu hợp kim khác. Ngoài ra, các trang sức hiện đại đang dần dần chiếm ưu thế, nhiều gia đình khá giả mua các trang sức hiện đại như: dây truyền vàng, nhẫn, hoa tai bằng vàng bổ sung vào đời sống.