Phản ánh đặc trưng văn hoá tộc người

Một phần của tài liệu Trang phục của người Lô Lô đen ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng truyền thống và biến đổi (Trang 81 - 84)

2.5. Những giá trị cơ bản của trang phục Lô Lô

2.5.3. Phản ánh đặc trưng văn hoá tộc người

Dân tộc Lô Lô Đen ở Bảo Lạc cư trú chủ yếu ở vùng núi cao, đường giao thông đi lại cịn khó khăn. Trong q trình sinh sống và phát triển, tộc người này đã sáng tạo cho mình một phong cách trang phục độc đáo. Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử và sự biến động của xã hội nhưng trang phục của họ vẫn giữ được những cá tính văn hóa tộc người riêng.

Trang phục của người Lô Lô Đen chứa đựng trong đó cả về văn hóa vật

chất và tinh thần, cũng như những quan điểm riêng biệt của từng tộc người.

Trang phục còn biểu hiện khả năng sáng tạo và khéo léo của nữ giới. Thông qua trang phục những nét văn hóa đặc sắc là yếu tố thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc mình, ngồi ra nó cịn thể hiện được quan điểm, cái nhìn nhân sinh quan của dân tộc.

Trang phục truyền thống của người Lô Lô Đen nhất là trang phục của phụ nữ cịn bảo lưu nhiều giá trị văn hóa truyền thống tộc người. Các giá trị đó được thể hiện tập trung ở kỹ thuật tạo dáng trang phục, ở phong cách nghệ thuật trang trí trên trang phục, đó là chiếc áo ngắn để hở bụng, xẻ ngực, hai ống tay hẹp nối từ bả vai xuống cổ tay, ngồi 4 vịng viền bằng chỉ vàng, đỏ là những khoanh vải màu xanh, đỏ, hồng, vàng từ khủy tay xuồng đến cổ tay, hai vạt áo trước được trang trí bởi một diềm hoa vải đỏ và một đường vải xanh chạy từ hai vạt cổ áo đến gấu áo, khuy áo bằng vải, cài bằng cúc đồng hình trịn; phía sau được chắp bằng những miếng vải màu hình tam giác tạo thành 3 ô vuông, mỗi ô vuông được gép bằng 4 hình tam giác với

những hoa văn hình học (hình vng, hình tam giác) hay hoa văn răng cưa

hình kiểu bơng lúa, hình sóng nước, hình mạng nhện... Cổ được đeo vòng

Bạc và nhiều vòng hạt cườm mầu trắng. Quần được cắt thành quần ống rộng, phía ngồi quần được chồng một tấm vải rộng từ phía sau ra đằng trước và được cuộn chặt trước bụng, tấm vải có tác dụng cuộn chặt cạp quần, đồng

thời tạo được dáng của người phụ nữ đẹp hơn. Tất cả tạo nên một bộ trang phục mà khơng dân tộc nào có được.

Trang phục của người Lơ Lơ Đen dùng trong tang ma cịn thể hiện đậm

nét yếu tố văn hóa truyền thống của nó. Như chúng ta đã biết đối với một số

dân tộc như Kinh, Tày, Nùng... trang phục trong tang ma là màu đen hoặc màu trắng, nhưng đối với người Lô Lô Đen ở Bảo Lạc, trang phục dùng trong tang ma lại là màu xanh, màu đỏ với nhiều trang trí hoa văn rực rỡ.

Có thể nói trong nếp sống cộng đồng dân tộc Lô Lô Đen, trang phục là một trong những thành tố của văn hóa vật chất tiêu biểu nhất, và nó cũng phản ánh rõ nét nhất nét đặc trưng của văn hóa tộc người.

Tiểu kết chƣơng 2

Qua sự nghiên cứu, tìm hiểu bộ trang phục truyền thống của người Lô

Lô Đen ở huyện Bảo Lạc cho thấy quá trình sáng tạo ra bộ trang phục là một

q trình rèn luyện đức tính kiên trì, nhẫn nại và cả sự thông minh khéo léo

của người phụ nữ, từ một nền văn hóa nơng nghiệp truyền thống họ đã biết

trồng bông, dệt vải, nhuộm vải để làm ra trang phục cho mình.

Nhìn chung, trang phục của người Lơ Lơ Đen dùng trong sinh hoạt, lao động sản xuất hay dùng trong các ngày hội, cưới xin đều giống nhau, chỉ có điều khác là trang phục dùng trong các ngày lễ và cưới xin phải là mới nhất và được trang trí tỉ mỉ nhất. Trang phục dùng trong tang ma, nhất là lễ ma khơ có thêm những chiếc áo có màu sắc đỏ và xanh sặc sỡ.

Trang phục của người Lô Lô Đen, nhất là trang phục của người phụ nữ còn bảo lưu nhiều giá trị văn hóa truyền thống. Phần lớn hoa văn trang trí trên trang phục của người Lô Lô Đen được tạo thành do kỹ thuật đắp ghép vải và thêu, công việc này được thực hiện trong lúc nông nhàn hoặc tranh thủ lúc

sớm tối. Vị trí của hoa văn ln nằm ở nơi dễ quán sát nhất của trang phục

như tay áo, sau lưng. Tuy nhiên hoa văn tạo ra khơng có mẫu mã cụ thể mà chủ yếu là do trí nhớ, thói quen cũng như do các bà, các mẹ truyền lại.

Màu sắc hoa văn trên trang phục truyền thống trên trang phục Lô Lơ Đen ở Bảo Lạc có sự kết hợp hài hòa, màu vàng và màu đỏ chiếm vai trị vị trí chủ đạo. Ngồi ra nét đặc trưng riêng nhất của bộ trang phục phụ nữ mà chúng ta dễ dàng quan sát, nhận diện được là cách họ sử dụng đồng thời cả 3

chiếc khăn, gồm 2 chiếc màu chàm đen và 1 chiếc khăn màu trắng khơng

trang trí hoa văn để vấn khăn quanh đầu. Cùng với chiếc áo cánh ngắn, xẻ

ngực của người phụ nữ đã tạo nên nét duyên dáng riêng cho người phụ nữ Lô Lô Đen.

Bên cạnh đó, trang phục của người Lơ Lơ Đen cịn mang nhiều giá trị trong đời sống của tộc người, từ những giá trị cơ bản nhất đó là giá trị sử dụng có chức năng che đậy, bảo vệ con người trong môi trường tự nhiên, đến những giá trị to lớn hơn đó là giá trị thẩm mỹ được thể hiện thơng qua phong cách tạo dáng và trang trí trên trang phục. Những giá trị văn hóa này đã hàm chứa cũng như phản ánh một cách đầy đủ nhất những sắc thái đặc trưng riêng của tộc người Lô Lô Đen.

Qua so sánh trang phục giữa hai nhóm Lơ Lơ là Lơ Lơ Đen ở Bảo Lạc (Cao Bằng) với nhóm Lơ Lơ Hoa ở Đồng Văn (Hà Giang) có thể thấy mặc dù có chung một nguồn gốc, nhưng do q trình di cư sinh sống ở các địa bàn khác nhau, nên trang phục của 2 nhóm này nhất là về trang phục của phụ nữ có nhiều nét khác biệt khơng giống nhau. Chính những sự khác biệt đó đã làm

nên nét riêng của người Lô Lô Đen cũng như tạo nên sự phong phú và đa

Chƣơng 3

BIẾN ĐỔI TRONG TRANG PHỤC CỦA NGƢỜI LÔ LÔ ĐEN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

Năm 1986 là mốc đánh dấu đổi mới đất nước. Bằng các chính sách, cơ chế khuyến khích sản xuất hàng hóa, thúc đẩy kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, Đảng và Nhà nước đã tạo ra cơ chế thị trường phát triển năng động với nguồn hàng hóa dồi dào, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của nhân dân.

Nhịp sống hiện đại cùng với bao sự biến động khơng ngừng nghỉ đã có tác động khơng nhỏ tới bản sắc văn hóa truyền thống tộc người, trong đó sự biểu hiện rõ nhất là trên trang phục. Trang phục truyền thống của dân tộc Lô Lơ Đen cũng khơng nằm ngồi quy luật đó.

Một phần của tài liệu Trang phục của người Lô Lô đen ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng truyền thống và biến đổi (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)