Trang phục truyền thống trong lễ cưới (hình 39, 40, 41, 42)

Một phần của tài liệu Trang phục của người Lô Lô đen ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng truyền thống và biến đổi (Trang 64 - 66)

2.3. Trang phục truyền thống của ngƣời Lô Lô trong đời sống cá nhân

2.3.3. Trang phục truyền thống trong lễ cưới (hình 39, 40, 41, 42)

Xưa kia tiêu chí để chọn một người con dâu là phải biết trồng bông, dệt

vải, thêu thùa, khỏe mạnh chăm làm... tiêu chí về nhan sắc thường được xếp

sau những tiêu chí này, bởi họ quan niệm “cái đẹp khơng ăn được” thiếu sức khỏe thì mới thiếu cái ăn. Vậy nên, trong gia đình, nhiều khi người phụ nữ cịn phân cơng, cắt cử người truyền dạy cho con gái các kỹ năng trong việc trồng bông, trồng chàm, dệt vải, thêu thùa. Dù gia đình có giàu có hay nghèo khổ, thì người mẹ bắt buộc cũng phải dạy con gái của mình thành thạo các kỹ năng trên. Thậm chí, cha mẹ có thể giao cho con một mảnh nương riêng để trồng bông, hướng dẫn cách trồng, cách chăm bón, cách hái bơng khi bơng chín. Từ việc thạo chăm bón, thu hoạch cho đến quy trình tách hạt bơng, chuốt và se sợi, dệt vải, thêu thùa... trước khi lấy chồng,con gái đều phải rất thành thục. Chị Cơ Thị n, người dân xóm Nà Van (Hồng Trị) cho biết: „„Từ nhỏ, tôi đã được bà,

mẹ dạy se tơ, dệt vải. Con gái ở đây trước khi đi lấy chồng phải biết se tơ, dệt vải. Bởi ngày trước, người ta chọn dâu, chọn vợ cũng nhìn vào tấm vải, đường kim để biết người con gái có khéo léo, biết chăm lo gia đình hay khơng‟‟.

Vì thế khi đến tuổi chuẩn bị lấy chồng, và nhất là khi đã ấn định ngày tháng về nhà chồng thì các cơ gái Lơ Lơ Đen đều chăm chỉ chuẩn bị riêng cho

mình một bộ y phục mặc trong ngày cưới. Bộ y phục này được các cô gái được làm miệt mài một cách khéo léo, tỉ mỉ, và cẩn thận.

Với người Lô Lô Đen, đám cưới được coi là một nghi lễ quan trọng và được lưu tâm, cẩn trọng trong quá trình chuẩn bị cũng như thực hiện. Bởi cưới xin là việc lớn nhất trong đời mỗi con người, là mốc khẳng định việc xác lập một gia đình mới. Ngồi ra, ngày cưới là ngày vui của họ hàng và bạn bè, làng bản và là dịp để mọi người nghỉ ngơi, gặp gỡ, giao lưu. Đồng thời đây cũng là dịp để thăm hỏi, tâm tình với anh em, bạn bè lâu ngày mới ngày mới gặp, cho nên mọi người đi dự đám cưới đều phải ăn mặc đẹp.

Trong ngày cưới, cô dâu, chú rể cũng như những người tham dự, có mặt trong lễ cưới đều mặc bộ y phục truyền thống của dân tộc mình. Chỉ có điều khác với bộ y phục ngày thường cô dâu và chú rể được mặc bộ trang phục mới nhất và đẹp nhất. Ngồi ra để tơn thêm vẻ đẹp cho người mặc, người ta còn đeo đầy đủ bộ trang sức bằng bạc.

Đám cưới của người Lô Lô nghi lễ khơng rườm rà, khơng có trang

phục cưới riêng. Lễ cưới thường được tổ chức vào khoảng tháng 9 đến tháng 12 dương lịch, sau khi đã gặt hái xong. Đám cưới thường được anh em họ hàng, làng xóm giúp đỡ tận tình. Họ cho rằng ngày cưới là ngày vui nhất của gia đình và làng xóm. Vì vậy anh em họ hàng phải dốc lực vào tổ chức đám cưới cho có tiếng tăm để hãnh diện với làng xóm.

Sau khi tiến hành đám cưới ở nhà gái, đoàn nhà trai gồm chú rể, bạn trai của chú rể và 6 người, đến giờ tốt thì làm lễ rước dâu. Trước khi làm lễ

sang nhà chồng, cơ dâu được bố mẹ, cơ, dì, chú, bác tặng vòng tay, vòng cổ,

khăn, chăn, màn và một miếng vải trằng ( vải trắng được tặng với mục đích là

để cho người con gái sau khi lấy chồng khi có thời gian rỗi thì nhuộm vải,

thêu thùa để khâu bộ quần áo cho mình, cho chồng hoặc cho con). Và cuối

cùng là cơ dâu được mẹ đẻ trao chiếc vịng tay bạc quý giá, bảo vật của các thế hệ trước để lại.

Một phần của tài liệu Trang phục của người Lô Lô đen ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng truyền thống và biến đổi (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)