Quá trình tạo ra bộ trang phục

Một phần của tài liệu Trang phục của người Lô Lô đen ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng truyền thống và biến đổi (Trang 38)

2.1.1. Nguyên liệu

2.1.1.1. Trồng và chế biến bông

* Cách trồng

Khi tiếp xúc với trang phục truyền thống của dân tộc Lơ Lơ, chúng ta có thể nhìn thấy trang phục của họ chủ yếu làm từ sợi bơng. Cây bơng đã góp phần tích cực vào hoạt động kinh tế tự cung tự cấp của mỗi gia đình dân tộc Lơ Lơ Đen. Và bơng, vải đã trở thành biểu tượng trong tâm linh và cũng đã tạo nên những cốt truyện với nhiều dị bản khác nhau trong truyện cổ Lơ Lơ. Có chuyện kể rằng, ngày xưa có một chàng đi săn, ngày ngày chàng đi vào rừng rồi chiều về nhặt lấy bông cho cô gái dệt vải. Hai người rất thân nhau rồi cuối cùng lấy nhau, họ đã trở thành một đôi vợ chồng lượm bông và dệt vải, thêu hoa giỏi nhất vùng, dân ở vùng này để học cách xe sợi, dệt vải thêu hoa của ông bà và coi ông bà là “tổ sư” của việc tạo ra vải, hoa văn trên trang phục của người Lô Lô. Khi ông bà qua đời đã để lại một di sản vô giá, con cháu rất coi trọng và cố hết khả năng mình để học nghề của ông bà để phục vụ cuộc sống và duy trì bản sắc của tộc người mình. Khi về với thế giới tổ tiên họ cũng mặc những sản phẩm của ông bà để ông bà dễ nhận ra con cháu.

Với đặc trưng canh tác nương rẫy người Lơ Lơ Đen có nhiều kinh nghiệm trong việc chọn đất để trồng trọt, ngoài việc trồng cây lúa, cây ngơ thì họ cịn chọn một mảnh đất tốt nhất cho việc trồng bông.

Cây bông, theo tiếng Lô Lơ Đen gọi là Pù Mạ, cịn theo tên khoa học là

Gosipum barbadense.L. Để cây bơng đạt năng suất cao thì từ khi trồng đến

khi thu hoạch về người Lô Lô Đen phải dựa vào những kinh nghiệm đã học được do mẹ và chị truyền lại.

Trồng bơng (Pù thú) cần có lịch trồng và thời vụ, mỗi dân tộc và mỗi

địa phương lại có lịch trồng riêng. Với đồng bào Lô Lô ở huyện Bảo Lạc thì

cây bơng được trồng vào khoảng tháng 4, tháng 5 âm, đây là dịp tiết trời ấm áp, lại có mưa làm cho đất tơi xốp thích hợp với sự nảy nở của cây trồng đến khoảng tháng 9, tháng 10 thì có thể thu hoạch được.

Đất trồng bông của người Lô Lô thường là những nơi đất tốt, màu mỡ, có độ ẩm cao. Người Lơ Lơ thường trồng bơng trên nương, cũng có khi trồng ngay trong vườn nhà hay ở chân núi, ven suối. Nương để trồng bông nhất thiết khơng được ở cạnh những cây to, và rậm. Vì cây bơng là loại cây chịu nhiệt, ưa ánh sáng nên phải đảm bảo được mảnh đất nào thoát nước dễ dàng và đón ánh nắng tốt.

Sau khi đã chọn được đất trồng bơng thì cả gia đình sẽ đi phát cỏ và

dọn nương. Đất phải được phát quang thoáng đãng, khi phát cỏ xong thì được phơi khơ một thời gian sau đó đốt đi và dọn sạch, cơng đoạn làm cho đất sạch cỏ, có khi phải mất một tháng.

Chọn hạt giống là khâu quan trọng vì nếu hạt giống xấu, cây bơng sẽ cịi cọc cho chất lượng kém. Vì vậy hạt giống phải được cất giữ ở những nơi

khơ ráo và thống mát tránh nơi ẩm ướt và những hạt được chọn làm giống

phải mẩy chắc.

Khi bắt đầu trồng bông, đất trồng bao giờ cũng được làm kỹ sau khi

chọc lỗ, phụ nữ đi sau thả hạt vào các lỗ đó, mỗi lỗ họ tra từ 3 đến 4 hạt bông, sau khi bỏ hạt xong người phụ nữ dùng chân lấp theo. Đất càng tốt thì khoảng cách các lỗ càng thưa, để sau này khi cây bông mọc lên có khoảng khơng gian để nhận ánh sáng cho năng suất cao. Từ lúc bắt đầu gieo hạt phải thường xuyên vun gốc và chăm bón cho bơng đến khi cây bông cao lớn, bông thu hoạch được phải là những cây có quả đã già, vỏ có thể tách được 4 - 5 mảnh, múi bông bị phơi ra nhưng vẫn cịn dính vào vỏ quả, xơ bơng khơ đi và nở bồng lên. Ngày thu hoạch bông thường được chọn là ngày nắng đẹp,và người phụ nữ trong gia đình là người đảm nhận việc hái bơng, khi hái họ dùng bốn đầu ngón tay cầm nhẹ vào đầu sợi bơng đã xịe ra và nhấc lên. Sau khi thu hoạch xong bơng được đem phơi nắng vì như vậy sẽ làm cho những quả bơng khơng bị ẩm ướt. Những quả bơng có chất lượng tốt là bơng trắng và xốp.

 Chế biến bông

Bông sau khi được thu hoạch về trải qua một số công đoạn cẩn thận như chọn những quả bơng tốt có sợi trắng, xốp và loại bỏ quả bông hỏng, bỏ

lá cịn vương trong bơng, phơi khơ. Sau đó để tách hạt bông, người Lô Lô

dùng một dụng cụ goi là cán bông (Pù cú), dụng cụ để cán bông này là một chiếc đũa tròn. Khi cán người ta đưa quả bơng vào giữa đũa trịn rồi một tay

cầm cán và một tay quay, làm đến khi những hạt bông bật ra khỏi bông,

những hạt bông này được cất cẩn thận để gieo hạt vào vụ sau. Cịn bơng, sẽ

được bật lên cho tơi xốp.

Bông bật xong phải quấn thành những con bông, người Lô Lô dùng một chiếc que đặt lên trên lăn đi lăn lại cho bông quấn xung quanh để tạo thành con bông to bằng đầu ngón tay và dài chừng 15 -20cm. Việc quấn bông giúp cho việc se sợi được thuận lợi hơn.

Se sợi (Gà dịng lì) là cơng đoạn khó và vất vả nhất. Với những cuộn

bơng nhỏ để rút thành sợi, người ta có một chiếc sa. Chiếc sa này gồm một guồng quay và suốt cuộn sợi đặt trên hai đầu của giá đỡ, chúng được nối với

nhau bởi một sợi dây, khoảng cách giữa guồng quay và suốt cuộn sợi thường phù hợp với khoảng cách giữa hai tay của người làm.

Ngoài ra, để tăng thêm độ bền cũng như độ cứng của sợi bông (Pù

chả), người ta phải hồ sợi, sợi được giặt sạch và luộc cho mềm, khi hồ người

ta dùng gạo tẻ nấu cháo cho nhuyễn thành bột, sau đó cho sợi vào đun khoảng

5 giờ đồng hồ. Sau đó bắc ra để nguội rồi vớt sợi ra phơi khô rồi đánh thành con chỉ to bằng cổ tay cuốn vào ống bươn rồi mắc vào khung dệt.

2.1.1.2. Trồng và chế biến chàm

Cây chàm (Pù mà) là loại hóa phẩm tự nhiên được nhiều dân tộc sử dụng trong việc nhuộm hấp vải, sợi. Ở vùng núi phía Bắc có rất nhiều giống chàm thuộc họ khác nhau và mỗi dân tộc, mỗi vùng lại quen trồng và sử dụng một loại cây hợp với nhu cầu thẩm mỹ truyền thống của mình. Hầu hết các dân tộc ở Việt Nam đều sử dụng lá chàm để nhuộm vải.

Nguyên liệu nhuộm chàm của người Lô Lô chủ yếu là nước ngâm cây chàm. Cây chàm được trồng khắp nơi từ vườn xung quanh nhà đến nương đồi, cây ưa bóng và thường mọc thành bụi, lá xanh thẫm hình bầu dục. Thời gian để trồng trồng chàm là vào tháng 2, tháng 3 âm trên nương đã được

cuốc kỹ hai, ba lần. Ngày trồng chàm thường được trồng vào ngày trời ấm

vừa mưa xong, có như thế trồng chàm mới mọc nhanh rễ, cành chàm không bị héo và nhanh mọc. Ở những nương cày đã công tác nhiều năm đồng bào cịn dùng phân bón để chàm cho năng suất cao, chàm trồng đến năm sau thì

thu hoạch. Chàm có hai loại lá to và lá nhỏ nhưng người Lô Lô ở đây chỉ

trồng cây chàm lá to.

Để chế biến thành màu nhuộm, cây chàm được đem về chặt thành từng đoạn ngắn, sau đó được ngâm vào các chum với độ nước xâm xấp khoảng 6 đến 7 ngày, thỉnh thoảng khuấy lên đến khi lá chàm nát nhuyễn thì vớt ra bỏ bã và lọc kỹ sạch nước chàm. Để làm cao chàm, người ta cho vôi được đong bằng bát ăn cơm vào, ít hay nhiều vơi tùy thuộc vào lượng nước chàm và sau

đó để yên cho lắng dần rồi chắt bột lắng phía dưới phơi khơ thành bột gọi là cao chàm (Bù vì ). Cao chàm có thể cất giữ được lâu vì nó là bột khơ.

Trước khi đem vải đi nhuộm chàm (Dù còi) phải ngâm giặt cho thật kỹ để vải hết hồ mới dễ bắt màu và khi nhuộm chàm không bị loang lổ. Ngoài ra người Lơ Lơ Đen cịn chuẩn bị các ngun liệu và dụng cụ như: khổ vải vừa dệt xong, cao chàm hoặc là nước chàm, nước tro bếp, thùng để đựng nước chàm (A bể) và các thanh tre làm công cụ hỗ trợ trong quá trình nhuộm vải.

Về cách nhuộm vải, tùy theo số lượng định nhuộm mà lấy phần cao cho vào một cái chum khác hịa thêm một ít tro bếp để giữ cho màu chàm đẹp và bền lâu, sau đó người ta dùng que tre đảo đều cho nước chàm lên màu xanh đen rồi từ từ cho vải vào ngâm. Muốn có màu chàm ưng ý, người Lơ Lô nhuộm đi nhuộm lại nhiều lần. Lặp lại động tác này nhiều lần cho đến khi vải danh cứng lại và đi phơi khô là được. Thời gian ngâm cho lên vải màu đẹp phụ thuộc nhiều vào thời tiết, thời tiết nắng ráo thì mỗi mảnh vải thì chỉ cần phơi trong 2- 3 ngày nhưng nếu trời mưa thì phơi vải lâu khơ, thời gian phơi sẽ lâu hơn.

2.1.2. Các kỹ thuật tạo ra bộ trang phục

2.1.2.1. Kỹ thuật dệt vải

Những cơng cụ dệt vải đều do chính bàn tay của người Lơ Lơ làm ra từ những nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên. Dệt ra được những mảnh vải ưng ý, đó chính là sức lao động cần cù, sáng tạo của người phụ nữ Lơ Lơ, và nó cũng đã trở thành bản sắc đặc trưng của văn hóa tộc người.

Để dệt được vải, người Lô Lô dệt trên một khung cửi truyền thống có

độ dài khoảng 180cm; cao 130cm; rộng 80cm, các bộ phận trên khung gồm: - Khung dệt (Gà giò) để giữ cho các bộ phận trên khung được giữ vững và chắc chắn.

- Phần trục gồm một trục cuộn sợi và một trục cuộn ở hai đầu khung. - Thoi dệt là bộ phận được người Lô Lô Đen thường sử dụng, nó có độ dài khoảng 50cm, dày 5cm, cấu tạo hình thuyền ở giữa có lỗ để tra con sợi vào.

- Ngồi ra cịn gồm những bộ phận khác như: ống chỉ (gà dòng), cần

tách sợi (gà trì), hệ thống các go, bàn đạp (khể Nhọi)...

Trước khi đưa sợi vào khung dệt, giăng sợi cho đủ số sợi dọc của khổ vải sau đó bắt đầu dệt. Khi dệt người ta dùng chân đạp để tách sợi ra, dùng tay lao thoi ngang qua hai lớp sợi dọc, dùng dập lược nén sợi và đạp go tách sợi lên xuống theo chiều ngược và lại lao thoi về vị trí cũ. Cứ tiếp tục các động tác trên, hai tay, hai chân phối hợp nhịp nhàng thì mới có thể tạo ra được vải với hàng sợi vải đều nhau.Với khung dệt trên sẽ cho khổ vải là 60 - 80cm, còn chiều dài còn tùy thuộc vào ý đồ của người dệt mà tấm vải dài hay ngắn.

Các công đoạn trên phải được làm hết sức cẩn thận để đảm bảo khi mắc

sợi lên khung, sợi phải thật căng. Nếu sợi bị chùng, việc dệt sẽ rất chậm và

khó, ảnh hưởng đến năng suất dệt.

Dệt vải là việc tranh thủ sớm hôm, chủ yếu là dệt vào mùa đơng, khi ít cơng việc trên nương, khảo sát tại xóm Nà Van, xã Hồng Trị thì người Lơ Lơ ở đây thường tranh thủ lúc nhàn rỗi khơng có việc làm, nếu nhanh thì trong

khoảng 5 đến 6 tháng mới dệt xong. Dân ca Lô Lô cũng đã ca ngợi sự khéo

léo cần cù của người phụ nữ Lô Lô trong việc dệt vải: “ Dệt vải, tay đưa tay

Chim quý nào em thấy Thoi chạy đi chạy lại Ca lách cách, lách cách Em mải miết hai tay

Ngắm chim không được ngắm Em bận nhìn khung cửi

Tiếng chim chẳng được nghe Có tiếng thoi vui rồi’’.

Nhìn chung chị em phụ nữ Lơ Lơ Đen thường dệt vải quanh năm, tốn

nhiều cơng sức, xong ngồi ý nghĩa kinh tế việc làm này cịn có ý nghĩa xã

hội. Khéo tay chăm chỉ dệt vải là một trong những tiêu chuẩn đánh giá tài năng, đạo đức của người phụ nữ Lô Lô Đen nhất là chị em trong độ tuổi xây dựng gia đình.

2.1.2.2. Kỹ thuật cắt may

Khi được hỏi về cách cắt may một bộ trang phục truyền thống của dân

tộc mình thì theo chị Chi Thị Duyên ( Khuổi Khon – Kim Cúc) cho biết “ để

làm ra một bộ trang phục truyền thống chị thường lấy những chiếc áo mà

mình mặc vừa vặn nhất rồi đo vào mảnh vải vừa dệt xong, sau đó đem cắt và khâu lại chứ không may”. Như vậy, từ thực tế đó cho thấy mỗi dân tộc cho ta

biết về những kinh nghiệm hiểu biết, tri thức dân gian riêng để cắt, khâu may bộ trang phục truyền thống của mình.

Để cắt may và khâu một bộ y phục, người Lô Lô Đen phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ như: dao, kéo, kim khâu, mảnh vải đã được nhuộm chàm,

những bộ quần áo vừa nhất. Tùy theo việc cắt y phục cho ai, thân hình như

thế nào? mà khổ vải tốn ít, nhiều khác nhau, quan trọng là sự khéo léo của người phụ nữ sao cho tiết kiệm mà vẫn có những bộ y phục đẹp.

Trước khi cắt người ta dải một chiếc chiếu ở giữa nhà, rồi dải một chiếc chăn mỏng ở trên. Khi cắt áo, người ta rất chú trọng đến việc đo tay áo; còn

phần thân áo thường được đo bằng cách lấy một chiếc áo cũ mà người mặc

vừa vặn nhất ướm lên một mảnh vải, hoặc là lấy mảnh vải ướm thử lên chính thân người được may, khi cắt xong người ta mới khâu bằng tay.

Với bộ y phục của người phụ nữ Lô Lô Đen, những tấm vải khi đã được nhuộm khổ rộng 40cm tùy khi cắt người ta chỉ việc gấp đơi miếng vải đó lại và khoét một lỗ ở giữa đường gấp làm cổ áo và xẻ ngực, sau đó làm cổ áo rồi mới cắt tay áo nối vào thân áo, tay áo gồm hai phần và được cắt khâu

hình tam giác cân làm cho áo có hình cánh rơi. Cuối cùng là thêu các họa tiết hoa văn và ghép hồn chỉnh thành một chiếc áo.

của nam giới được cắt bằng cách lấy một chiếc áo cũ đặt lên tấm vải chàm để ướm, sau đó dùng kéo để cắt vải thành 4 mảnh tương đối đều nhau, thân áo được tạo bằng cách khâu ghép hai mảnh trước ngực, hai mảnh sau lưng. Khâu căt cổ áo rồi sau đó tạo ống tay áo để nối vào thân áo, áo của nam giới không cài cúc ở giữa mà cài cúc ở bên nách phải.

Quần của người phụ nữ cũng như nam được cắt khâu đơn giản, quần này chỉ là một màu chàm và được khâu bằng chỉ đen, khi khâu họ thường khâu theo kiểu khâu đột vì nó chắc chắn không bị bục đường chỉ, họ cắt quần thường

khơng cần đo vì quần mặc rộng thoải mái. Chỉ có điều cạp quần của nam giới

được khâu thêm một mảnh vải chàm trắng tầm 20cm, cịn quần phụ nữ có dải rút.

Y phục của người lớn được cắt khâu phức tạp hơn trẻ em rất nhiều và

cũng mất nhiều thời gian. Y phục trẻ em được cắt khâu đơn giản, và ít được

thêu thùa hoa văn như của người lớn.

Người phụ nữ Lơ Lơ Đen có thể thêu thùa may vá bất kỳ lúc nào, khi

có chút thời gian rảnh rỗi cơng việc nương ruộng hay nội trợ gia đình họ là

quen cơng việc đó từ lúc cịn là bé gái 6 – 7 tuổi để rồi gắn bó với cơng việc đó suốt đời.

2.1.2.3. Kỹ thuật thêu tạo hoa văn

Người phụ nữ Lơ Lơ Đen có trình độ thêu khá độc đáo và tỉ mỉ. Chỉ với một chiếc kim nhỏ và những sợi chỉ màu họ có thể xử lý tạo ra những mơ típ hoa văn. Cách thêu của người phụ nữ Lô Lô Đen rất giản dị, khơng có khung

Một phần của tài liệu Trang phục của người Lô Lô đen ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng truyền thống và biến đổi (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)