2.5. Những giá trị cơ bản của trang phục Lô Lô
2.5.1. Giá trị sử dụng
Trang phục của người Lô Lô Đen ở huyện Bảo Lạc có giá trị to lớn đối với cộng đồng cũng như đối với nền văn hóa cổ truyền của dân tộc. Điều dễ nhận thấy nhất ấy chính là giá trị sử dụng. Bởi trang phục, trước hết có tác dụng che kín những phần của cơ thể cần che kín theo quan niệm văn hóa của dân tộc thì trang phục cũng làm tơn lên vẻ đẹp cho con người.
Khơng chỉ có thế, trang phục cịn bảo đảm cho con cơ thể con người đủ ấm vào mùa đơng giá lạnh, thống mát vào mùa hè; đủ kín để che nắng che mưa; đồng thời cũng có thể chống lại ruồi muỗi, côn trùng, cây rừng, gai rừng và duy trì sức khỏe cho con người. Điều này hoàn toàn cần thiết và phù hợp
với điều kiện tự nhiên và thiên nhiên của núi rừng Đơng Bắc nói chung và mảnh đất Bảo Lạc nói riêng.
Mỗi thành tố của trang phục đều có những tác dụng cụ thể để thích ứng
với tự nhiên. Sinh sống trong khu vực địa lý nhiều đồi núi, rừng rậm, chiếc
quần đũng rộng giúp cho việc leo đồi trở nên dễ dàng hơn. Hay chất liệu của trang phục được dệt băng vải bông làm cho cơ thể con người có tác dụng rất tốt trong việc điều hịa thân nhiệt của người lao động với mơi trường tự nhiên. Chất liệu vải bông làm cho con người có thể chống lại cái rét se lạnh vào buổi đêm và sáng sớm.
Ngoài ra màu chàm là màu đặc trưng ưa chuộng nhất, bởi nó phù hợp với điều kiện tự nhiên núi rừng, phù hợp với lao động chân tay, dù suốt ngày lao động trên nương rẫy nhưng vẫn thấy sạch sẽ bởi màu chàm đã khéo che đi những vết bẩn của đất, những vết nhựa cây rừng...
Như vậy, trang phục của bất cứ tộc người nào, đều làm ra phù hợp với điều kiện môi trường tự nhiên của từng khu vực địa bàn mà dân tộc đó sinh sống, nó là cái thiết yếu cần thiết cho con người tránh được những tác động ngoại cảnh. Nhờ trang phục giúp con người tự tin hơn trong quan hệ xã hội giữa người với người và trong quan hệ ứng xử với môi trường tự nhiên.