Thành tựu trong việc phân bố, sử dụng nguồn nhân lực trong các ngành kinh tế của tỉnh Bo Ly Khăm Xay

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh bo ly khăm xay nước cộng hoà dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 57 - 71)

- Về quy mô, số lượng nguồn nhân lực

Theo số liệu thống kê, năm 2010 dân số của Bo Ly Khăm Xay là 247.556 người, tỷ lệ tăng của dân số chiếm 2,8/năm, chiếm khoảng 1,02% tổng dân số của nước… [50, tr.4-5]. Trong giai đoạn 2001-2010, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm, năm 2000 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 23,05% thì năm 2010 chỉ cịn 1,21%, tỷ suất sinh của Bo Ly Khăm Xay cũng có sự gia tăng, năm 2000 là 22,41% thì năm 2010 đã tăng thêm 5,59%.

Bảng 2.6: Tỷ lệ sinh - chết và tăng tự nhiên của tỉnh Bo Ly Khăm Xay

ĐVT: %

Năm Tỷ lệ sinh Tỷ lệ chết Tỷ lệ tăng tự nhiên 2000 22,41 3,02 23,05 2005 48 2,7 14,37 2006 33 3,1 3,02 2007 28 2,30 3,47 2008 22 3,43 4,03 2009 20 3,5 3,59 2010 28 2,82 1,21

Nguồn: Tỉnh uỷ Bo Ly Khăm Xay.

Trong những năm qua cơ cấu dân số theo giới tính, kể từ năm 2000 đến nay, tỷ lệ nam luôn thấp hơn tỷ lệ nữ, tỷ lệ nam luôn ở mức từ 48,64- 49,63% trên tổng số dân số. Một trong những nguyên nhân là nhiều nam thanh niên đi học tập và lao động ở các tỉnh và huyện khác.

Cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn, tỷ trọng dân số đã tăng nhanh kể từ năm 2000-2010 14,37%, trong đó mỗi năm là tăng lên 2,8%/năm.

Bảng 2.7: Dân số, cơ cấu giới tính và cơ cấu dân số thành thị - nông thôn

ĐVT: %

năm Tổng số

Tỷ lệ phân giới tính Tỷ lệ phân theo thành thị- nông thôn 2005-2010 Nam % so TS Thànhthị Nôngthôn

Cả nước Thành thị Nông thôn 2000 196.773 95.713 51,36 35% 75% 19,3% 80,7% 2005 225.046 96.010 62,36 2006 227.597 98.121 56,89 2007 229.604 99.500 56,67 2008 235.962 112.052 52,52 2009 241.369 117.239 51,43 2010 247.556 122.885 50,37

Nguồn: Sở Lao động, thương binh và xã hội tỉnh Bo Ly Khăm Xay.

Dân số thành thị tăng nhanh là do dân số ở thị trấn Pác Săn tăng do kết quả phát triển tương đối nhanh của các ngành công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên so với mức bình quân chung của tỉnh Bo Ly Khăm Xay thì tỷ lệ dân số ở thành thị của tỉnh còn rất thấp.

Cơ cấu tuổi và giới tính của nguồn nhân lực phản ánh tình trạng nhân khẩu và kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm qua, đồng thời là kết quả của công tác dân số.

Kết quả điều tra cho thấy, năm 2010 số người trong độ tuổi từ 0-14 tuổi chiếm 41,07% tổng dân số, số người trong độ tuổi lao động (nam: 15-65, nữ từ 15-55) là 247.556 người, chiếm 54,2% tổng dân số, số người già (trên 65 tuổi) là 4,73%.

Bảng 2.8: Cơ cấu dân số chia theo tuổi của tỉnh Bo Ly Khăm Xay năm 2010

ĐVT: % Số lượng Tỷ lệ % Tổng số 247.556 100,0 Từ 0 - 14 tuổi 111.308 41,07 Từ 15 - 65 tuổi 113.048 54,2 Từ 65 tuổi trở lên 50.200 4,73

Nhìn chung số người trong độ tuổi lao động của tỉnh tăng cả số tuyệt đối (nhưng mức tăng hàng năm sẽ giảm dần), tỷ trọng lao động trên tổng dân số dự báo đến năm 2015 là 67,8% và năm 2020 là 66,9%. Nguyên nhân của tình trạng này là do trong thời gian qua tỉnh làm tốt công tác dân số, đặc biệt là biến đổi cơ học về dân số, lao động đi khỏi tỉnh luôn lớn hơn lao động đến địa phương làm việc.

Tuy nhiên, với tỷ lệ lao động trên tổng dân số như vậy thì Bo Ly Khăm Xay vẫn có tỷ lệ lao động trên tổng dân số vẫn ở mức cao. Đặc biệt là cơ cấu lao động của Bo Ly Khăm Xay tương đối trẻ và đang trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng. Theo tính tốn của các chun gia, Bo Ly Khăm Xay nói riêng và nước Cộng hồ Dân chủ Nhân dân Lào nói chung, thì cơ cấu dân số vàng sẽ tồn tại khoảng 30 năm (từ 2010-2040). Điều này cho phép Bo Ly Khăm Xay đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội. Trong thời kỳ này, nếu Bo Ly Khăm Xay khơng có chủ trương, chính sách phù hợp về giáo dục - đào tạo, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực thì sẽ mất cơ hội và khó có thể xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đây là một yêu cầu cấp bách, đòi hỏi Bo Ly Khăm Xay cần phải có những chính sách hợp lý nhằm tạo đột phá trong nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Nhìn chung, dân số trong độ tuổi lao động của Bo Ly Khăm Xay trong những năm vừa qua tăng nhanh và còn tiếp tục tăng trong những năm tới, tuy nhiên mức tăng có xu hướng giảm. Đây vừa là lợi thế vừa là gánh nặng cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nếu Bo Ly Khăm Xay biết phát huy lợi thế này, đầu tư nâng cao chất lượng tồn diện về cả thể lực, trí lực, tâm lực và tạo được nhiều việc làm mới cho lao động thì đây sẽ là lợi thế rất lớn của tỉnh trong việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, xố đói giảm nghèo. Ngược lại, nếu khơng thực hiện tốt vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp sẽ là áp lực lớn đối với sự phát triển của tỉnh, gây lãng phí sức lao động...

- Về phân bố lao động trong các ngành kinh tế:

Trong giai đoạn 2006-2010, sự phân bố nguồn nhân lực trong các ngành kinh tế đã được Bo Ly Khăm Xay đặc biệt quan tâm thơng qua các chủ trương, chính sách của tỉnh và của Trung ương. "Có thể đánh giá thực trạng nguồn nhân lực của tỉnh thông qua việc phân bố nguồn lực trong các ngành kinh tế " [55, tr.59].

Hiện nay, số lao động tham gia các ngành kinh tế chiếm khoảng 53,35% tổng số người trong độ tuổi lao động, bình quân mỗi năm tăng khoảng 0,7% trong giai đoạn 2006-2010. Trong thời gian qua, song song với sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ thì cơ cấu lao động cũng dịch chuyển theo hướng giảm lao động trong ngành nông nghiệp và tăng lao động trong ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ. Đến nay, khu vực nông - lâm nghiệp chiếm tới 38,59% của lao động của tỉnh, tăng 2,58% so với năm 2005; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 15,10%, giảm 4,52% so với năm 2005 và khu vực thương mại - dịch vụ là 46,31%, tăng 1,96% so với năm 2005.

Bảng 2.9: Số lượng, phân bố lao động có việc làm theo khu vực kinh tế

ĐVT: % Khu vực kinh tế Năm 2005 Năm 2010 Tổng số (người) Tỷ trọng (%) Tổng số (người) Tỷ trọng (%) Tổng số 117.203 100,0 132.500 100,0

Nông nghiệp-lâm nghiệp 42.215 36.01 51.124 38,59

Công nghiệp và xây dựng 23.000 19,62 20.015 15,10

Dịch vụ 51.988 44,35 61.361 46,31

Nguồn: Sở Lao động, thương binh và xã hội.

Qua bảng trên cho thấy, số lượng lao động của tỉnh trong ngành nơng nghiệp, lâm nghiệp cịn chiếm một tỷ lệ lớn. Kế đến là khu vực thương mại - dịch vụ chiếm 35% và cuối cùng là khu vực công nghiệp và xây dựng chỉ

chiếm 26%. Đặc biệt là số lao động thu hút vào làm việc trong các doanh nghiệp tăng nhanh, bình quân mỗi năm lao động vào làm việc trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng từ 1.000-2500 lao động.

Nếu xét theo các thành phần kinh tế thì đa số lao động của Bo Ly Khăm Xay tập trung vào thành phần kinh tế tư nhân (chủ yếu là kinh tế cá thể, tiểu chủ), chiếm tới trên 90% tổng số lao động.

Như vậy, khu vực kinh tế tư nhân là khu vực thu hút nhiều lao động nhất và cũng là khu vực có số lượng lao động nhiều nhất.

- Về phân bố lao động là công chức, viên chức: + Về cơng chức hành chính.

Tính đến hết năm 2010, đội ngũ cán bộ cơng chức hành chính của tỉnh là 57.00 người, chiếm 2,30 tổng số lao động. Trong đó: 3 trình độ trên đại học, 1.110 trình độ đại học, có 491 trình độ lý luận từ trung cấp trở lên, 503 trình độ ngoại ngữ B trở lên, 317 trình độ tin học B trở lên.

+ Về viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập:

Viên chức chủ yếu tập trung vào hai ngành giáo dục và y tế. Tính đến hết năm 2010

Tồn ngành giáo dục có 2.376 giáo viên, nữ 1,044 người; trong đó giáo viên mầm non là 112 người; giáo viên tiểu học là 1,262 người, nữ 631 người; trung học cơ sở và trung học phổ thơng là 679 người, nữ 258 người. Trình độ chun mơn của đội ngũ giáo viên tương đối cao, đến nay tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và tiêu chuẩn ở các cấp học là: trung học phổ thơng là 100%, trong đó có 1,96% giáo viên đạt trình độ tiêu chuẩn; trung học cơ sở là 99,6%, trong đó có 53,7% giáo viên đạt trình độ tiêu chuẩn; tiểu học là 100%, trong đó có 59,4% giáo viên đạt trình độ tiêu chuẩn; mầm non là 88,9%, trong đó có 46,2% giáo viên đạt trình độ tiêu chuẩn [44, tr.2-5].

Tính đến hết năm 2010, tổng số cán bộ, nhân viên y tế trên địa bàn tỉnh có 493 người. Trong đó có 75 bác sỹ (18 bác sỹ có trình độ sau đại học),

2 dược sỹ đại học, 20 dược sỹ trung cấp, 32 kỹ thuật viên, 44 nữ hộ sinh và 148 cán bộ điều dưỡng [51, tr.8].

+ Về thực trạng việc làm của nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội:

Nhờ có chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước Lào về tạo môi trường và tạo điều kiện cho người lao động từng bước phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, như ban hành các luật và chính sách: Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động đi làm việc ở nước ngoài, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật lao động về giải quyết tranh chấp lao động và đình cơng, chính sách xố đói giảm nghèo... Bên cạnh chính sách của Trung ương và của tỉnh Bo Ly Khăm Xay, các cấp, ngành cũng có những chính sách giải quyết việc làm riêng nên trong thời gian qua đã giải quyết được nhiều việc làm cho nhân dân trong tỉnh. Tỉnh đã thực hiện các giải pháp phù hợp tạo điều kiện cho vay vốn giải quyết việc làm qua các hình thức tín dụng để phát triển sản xuất. Thực hiện chính sách xố đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh đã tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao dân trí, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân. Trong giai đoạn 2006-2010, tổng số hộ nghèo đã được xố bỏ đói nghèo là 35.064 hộ, chiếm 81,35% và một năm xố đói nghèo được 5,6% /năm với các hộ gia đình tồn tỉnh. Số hộ nghèo được hướng dẫn cách làm ăn là 9.982 hộ. Chính vì vậy, hàng năm tỉnh đã giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động. Tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng giảm qua các năm. Số liệu thống kê năm 2010, tồn tỉnh có khoảng gần 10.521 người thất nghiệp, chiếm tỷ lệ gần 4,24%, trong tổng số lực lượng lao động, trong đó khu vực thành thị tỷ lệ thất nghiệp là 1,05% và ở khu vực nông thôn là trên 3,19% [53, tr.7].

Như vậy, vấn đề giải quyết việc làm và thất nghiệp vẫn là vấn đề hết sức cấp bách của tỉnh Bo Ly Khăm Xay trong thời gian tới. Vấn đề khả năng

giải quyết việc làm không thể thực hiện được ngay mà tỉnh cần phải tiếp tục thực hiện tốt chương trình giải quyết việc làm, tập trung chỉ đạo giải quyết việc làm cho người lao động theo hướng tạo việc làm tại chỗ là chính, kết hợp tổ chức dịch vụ việc làm, cung cấp thông tin thị trường lao động để giúp người lao động đi làm ở ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động. Quan tâm đào tạo nghề cho người lao động để đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm mạnh lao động sản xuất nông nghiệp, tăng nhanh lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.

- Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh Bo Ly Khăm Xay

Như đã đề cập ở chương 1, có nhiều yếu tố cấu thành chất lượng nguồn nhân lực. Trên cơ sở đó, luận văn tập trung phân tích, đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh Bo Ly Khăm Xay như sau:

- Về trình độ học vấn:

Trong những năm qua, trình độ học vấn của nguồn nhân lực tỉnh Bo Ly Khăm Xay luôn được nâng lên. Kết quả học tập, chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thơng có những chuyển biến tích cực. Hiệu suất đào tạo (số học sinh tốt nghiệp cuối cấp so với số học sinh vào học đầu cấp) tăng, cấp tiểu học đạt 90,7%, trung học cơ sở đạt 93% và trung học phổ thông là 89,6%, tỷ lệ học sinh bỏ học thấp, chỉ 0,01%. Đến nay Bo Ly Khăm Xay đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở [44, tr.4].

Tuy nhiên, quy mô giáo dục các cấp tiểu học và trung học cơ sở có xu hướng giảm (do kết quả giảm sinh trong những năm trước đó). Tỷ lệ huy động đến trường ở cấp học mẫu giáo là 84,07%, các cấp tiểu học và trung học cơ sở đều đạt mức tối đa 91,2%. Tỷ lệ huy động đến trường cấp trung học phổ thông tăng, đến nay đạt 89,5% [44, tr.3].

Bảng 2.10: Quy mô giáo dục theo bậc học, cấp học ĐVT: Học sinh Cấp học Năm 2006 Năm 2010 Số lượng Tỷ lệ huy động (%) Tốt nghiệp % Số lượng Tỷ lệ huy động (%) Tốt nghiệp % Mẫu giáo 1.394 66,62 79,82 (lên lớp trên) 2.226 84,07 82.71 (lên lớp trên) Tiểu học 11.778 98,5 100,0 40.550 89,5 90,7 THCS 12.229 92,46 94,08 16.823 93,1 93,0 THPT 6.307 94,45 95,42 4.617 87,9 89,6

Nguồn: Sở giáo dục và thể thao tỉnh Bo Ly Khăm Xay.

Số liệu trên cho thấy, trình độ học vấn của tỉnh Bo Ly Khăm Xay tương đối cao, cao hơn so với mức bình quân chung của cả nước, tuy nhiên so với tỉnh khác chỉ ở mức trung bình thấp. Đây là một lợi thế rất lớn cho Bo Ly Khăm Xay nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Mạng lưới giáo dục của tỉnh cũng có những chuyển biến tích cực. Tính đến hết năm 2010, mạng lưới giáo dục của tỉnh gồm có 31 trường mẫu giáo, 321 trường phổ thông các cấp và 1 trung tâm giáo dục thường xuyên. Nhìn chung trong giai đoạn 2006 - 2010 số trường không thay đổi, số lớp và số học sinh giảm.

Bảng 2.11: Cơ sở trường, lớp học các cấp năm 2006 và năm 2010

ĐVT: Học sinh Cấp học Năm 2006 Năm 2010 Trường Lớp Bình quân số HS/lớp Trường Lớp Bình quân số hS/lớp Mẫu giáo 26 55 21 31 105 23 Tiểu học 318 1.164 29-35 321 1,225 34 THCS 32 333 34 36 347 43 THPT 10 156 39-45 14 447 47

Nguồn: Sở giáo dục và thể thao tỉnh Bo Ly Khăm Xay.

Xét về mặt lượng thì số lớp giảm, tuy nhiên chất lượng các trường, lớp được nâng lên. Cơ sở vật chất của trường, lớp từng bước được nâng cấp. Hiện

trên địa bàn tỉnh khơng cịn tình trạng phịng học 3 ca. Tính đến hết năm 2010, tồn tỉnh có 403 trường được cơng nhận đạt tiêu chuẩn quốc gia (trong đó có 12 trường mầm non, 321 trường tiểu học và 51 trường trung học cơ sở). Tuy nhiên, ở cấp mầm non vẫn còn 33 phòng cấp IV và bán kiên cố, ở cấp trung học cơ sở vẫn còn 376 phòng cấp IV và bán kiên cố. Số trường tiểu học 2 ca còn chiếm tỷ lệ cao.

Mạng lưới cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh gồm có 4 trung tâm dạy nghề,1 trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp có tổ chức đào tạo nghề cho thanh niên. Tuy nhiên, mạng lưới đào tạo nghề chỉ mới hình thành, quy mơ cịn nhỏ, chưa đồng bộ về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và ngành nghề đào

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh bo ly khăm xay nước cộng hoà dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 57 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w