- Về định hướng phát triển nguồn nhân lực:
3.2.2. Nhóm giải pháp về giáo dục đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lạ
dưỡng và đào tạo lại
Như đã phân tích ở phần thực trạng, một trong những vấn đề nổi cộm nhất của nguồn nhân lực tỉnh Bo Ly Khăm Xay là chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, còn rất thiếu lao động chất lượng cao. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất thiết cần phải nâng cao trình độ dân trí và trình độ chun mơn - kỹ thuật của người lao động. Giáo dục - đào tạo phải là giải pháp chủ yếu vừa mang tính trước mắt vừa mang tính lâu dài để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Bo Ly Khăm Xay. Giáo dục - đào tạo phải được coi là khâu đột phá quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực của tỉnh. Các biện pháp cải cách cụ thể hệ thống giáo dục phải tạo được sự chuyển biến căn bản, toàn diện từ nội dung đến hình thức dạy và học ở tất cả các cấp. Cần phải đào tạo một cách bài bản, có tính liên thơng từ các cấp học. Cụ thể cần tập trung vào các biện pháp sau:
- Đối với giáo dục mầm non:
Bo Ly Khăm Xay cần có chính sách đầu tư thoả đáng cho ngành học mầm non, đầu tư xây dựng trường mầm non theo yêu cầu đạt chuẩn. Cần phải xố bỏ tình trạng phịng học tạm, phịng học cấp V, phịng học nhờ. Trang bị tồn bộ đồ chơi, đồ dùng học tập cho các trường mầm non.
- Đối với giáo dục phổ thông:
Giữ vững phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, nâng cao toàn diện chất lượng giáo dục. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hệ thống trường học. Giữ vững tiêu chí chất lượng cao về phổ cập trung học cơ sở đúng
tuổi. Nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện về kiến thức văn hố, đạo đức, mỹ thuật và thể lực cho học sinh.
Củng cố trung tâm giáo dục thường xun hiện có, mở rộng các hình thức học theo chức năng và nhiệm vụ của ngành, tạo cơ hội thuận lợi cho nhân dân trong tỉnh ở mọi lứa tuổi có thể học tập. Duy trì và phát triển hệ bổ túc văn hoá để từng bước đáp ứng yêu cầu học tập của thanh niên và người lao động, góp phần tăng tỷ lệ học sinh học trung học phổ thơng. Trên cơ sở đó nâng cao trình độ chun mơn cho thanh niên.
Khuyến khích xây dựng phát triển hệ thống giáo dục ngồi cơng lập, nhất là những trường tư thục chất lượng cao để đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập của người dân trong tỉnh.
Khơng ngừng nâng cao, phát triển tồn diện, đồng bộ đội ngũ giáo viên, đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, cần phải xây dựng đội ngũ giáo viên theo hướng chuẩn hoá.
Giáo dục ở các cấp phổ thông phải chú trọng hơn nữa các kiến thức thực tiễn, tăng cường giáo dục định hướng. Cần tăng cường công tác phân luồng học sinh ngay từ các cấp học phổ thông.
- Đối với hướng nghiệp, dạy nghề:
Trước hết cần phải có nhận thức đúng đắn về công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền và đồn thể cần phải nhận thức rằng, đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn hiện nay của tỉnh Bo Ly Khăm Xay, đó khơng phải là nhiệm vụ riêng của cấp nào, ngành nào mà nó địi hỏi tất cả các cấp, các ngành và toàn thể xã hội tham gia thực hiện.
Do vậy, trong thời gian tới các cấp, các ngành và các địa phương trên địa bàn cần có sự phối hợp chặt chẽ trong đào tạo nguồn nhân lực. Trên cơ sở định hướng phát triển nguồn nhân lực của tỉnh, các cấp, ngành, địa phương
tăng cường phối hợp trong xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho ngành, lĩnh vực, địa phương mình.
Bo Ly Khăm Xay cần phát triển mạnh mạng lưới cơ sở dạy nghề và mở rộng, đa dạng hố mơ hình học nghề cho người lao động đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Quy hoạch lại các trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề theo hướng đồng bộ về cơ cấu ngành, chú trọng đào tạo các ngành cơng nghệ hiện Bo Ly Khăm Xay và tồn quốc đang thiếu. Bên cạnh đó tăng cường việc đào tạo các nghề cho những ngành sử dụng nhiều lao động như dệt, may, da giày, chế biến lương thực, thực phẩm và sản xuất kinh doanh các mặt hàng ở các làng nghề truyền thống trong tỉnh.
Phải thực hiện tốt được mục tiêu đào tạo thời kỳ 2011-2015 là 14.000- 15.000 người được đào tạo và thời kỳ 2015-2020 là 15.000-15.500 người. Để đạt được mục tiêu này, trước mắt cần phải tập trung nguồn lực để xây dựng phát triển Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp của huyện, giúp cho thanh niên và người lao động trong huyện có điều kiện hướng nghiệp, cung cấp thông tin về đào tạo nghề, giao dịch và tìm kiếm việc làm. Phát triển mạnh các hình thức học, mở rộng dạy nghề theo hướng đa ngành nghề. Cần tập trung xây dựng trường trung cấp đa nghề của huyện.
Cần có cơ chế hỗ trợ tạo điều kiện để các các trung tâm, cơ sở dạy nghề mở rộng quy mô và ngành nghề đào tạo. Thống nhất cơ chế quản lý ở các cấp, các ngành, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các cơ sở, đơn vị đào tạo nghề hoạt động một cách có hiệu quả.
Đa dạng hố các hình thức dạy nghề, đa dạng hố ngành nghề với nhiều loại hình nghề và trình độ đào tạo. Mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo, dạy nghề để tăng khả năng tạo cơ hội tìm kiếm việc làm của người lao động. Có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho mọi tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện tham gia vào công tác dạy nghề, truyền nghề nhằm thực hiện tốt chủ trương xã hội hố trong cơng tác giáo dục - đào tạo. Có
chính sách tơn vinh những đơn vị, các nhân tiêu biểu trong phát triển nghề nghiệp, trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Song song với những việc làm trên cần mở rộng dạy nghề, truyền nghề cho nơng dân nhằm nâng cao trình độ chun mơn, trên cơ sở đó nâng cao được hiệu quả lao động cho nông dân, đặc biệt đây cũng là nguồn lao động rất tốt để phát triển các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh.
Cần tiêu chuẩn hoá các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tay nghề, bồi dưỡng kỹ năng với những chỉ tiêu chất lượng của Nhà nước quy định.
Cần tập trung đào tạo lao động có trình độ tay nghề cao, xem đây là khâu đột phá trong phát triển nguồn nhân lực của tỉnh, cũng là khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Cần tập trung đào tạo, hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động ở những địa bàn lấy đất xây dựng các khu, cụm, điểm công nghiệp, nhằm hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp của huyện và chuyển dịch tốt cơ cấu lao động trên địa bàn huyện theo hướng ngày càng thích hợp hơn với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Lập kế hoạch, hỗ trợ tích cực và mở rộng hơn nữa việc đào tạo mới, đào tạo lại đội ngũ doanh nhân, quản trị doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đủ kiến thức tiếp cận với những tiến bộ mới về khoa học quản lý, công nghệ mới, biết dự báo và tiếp cận với thị trường để chủ động hội nhập vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Cải thiện bình đẳng giới trong giáo dục, lao động - việc làm hiện nay.
Trước những biến đổi mạnh mẽ của nền kinh tế nước ta như hiện nay, đặc biệt là cơ cấu của nền kinh tế có nhiều thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, phát triển công nghiệp và dịch vụ… Do vậy nhu cầu sử dụng và cơ cấu lại lực lượng lao động của nền kinh tế là điều không thể tránh khỏi. Sẽ có khá nhiều lao động nơng nghiệp phải chuyển đổi sang hoạt động ở các lĩnh vực phi nông nghiệp trong khi đó, khu vực cơng tiếp tục thu hẹp và các đơn vị kinh tế lớn (vốn trước đây sử dụng nhiều lao động) thuộc sở hữu nhà nước sẽ
chuyển dần sang cổ phần hố. Trong một tương lai có thể dự đốn được, phụ nữ tiếp tục phải mang trên mình gánh nặng bất cân đối việc nhà trong khi vẫn phải cạnh tranh ở cùng một mức độ với nam giới trong tìm kiếm việc làm, cũng như củng cố vị trí làm việc. Việc tạo ra một sân chơi bình đẳng với nam giới trong lao động - việc làm là điều rất cần thiết mà nỗ lực của nhà nước nên tập trung vào các vấn đề sau đây:
Thứ nhất, trước mắt cũng như lâu dài vấn đề nâng cao các kỹ năng,
trình độ chun mơn kỹ thuật cho lao động nữ là yếu tố then chốt cần được ưu tiên bởi vấn đề này được xem là một yếu tố chính hạn chế các cơ hội kinh tế của người phụ nữ. Vấn đề này nếu được chú trọng sẽ giúp nâng cao vị thế của lao động nữ để có thể từng bước cạnh tranh bình đẳng với nam giới. Đây là vấn đề quyền con người mà nếu được giải quyết sẽ tăng cường khả năng của phụ nữ trong việc nâng cao vị trí, quyền lực và tiếng nói của mình trong cả gia đình và xã hội.
Thứ hai, tiếp tục thực hiện đổi mới mạnh mẽ hơn nữa khn khổ pháp
lý nói chung (cả xây dựng chính sách, thực hiện chính sách), đặc biệt là các chính sách có liên quan trực tiếp đến lao động - việc làm, đào tạo nghề, chống phân biệt đối xử với phụ nữ… Sự phân biệt đối xử tồn tại đương nhiên vì phụ nữ phần lớn đang làm những cơng việc có tay nghề thấp và cho thu nhập thấp, điều đó hạn chế các cơ hội, trong đó các cơ hội đào tạo, thăng tiến như tham gia bầu cử hay được đề bạt, chỉ định vào những vị trí có quyền ra quyết định đối với những phụ nữ có năng lực là khơng nhiều.
Thứ ba, nghiên cứu, xem xét lại tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ trong
cơng việc nghẹ và nặng có cơ hội được nghỉ theo tuổi lao động trong nghề nghiệp, cơ hội thăng tiến của phụ nữ, để phụ nữ có khả năng cạnh tranh bình đẳng với nam giới, phát huy tối đa nguồn lực cho sự phát triển của đất nước.
Thứ tư, thúc đẩy giáo dục, cơ hội tiếp cận giáo dục góp phần giảm bất
mang gánh nặng bất cân đối việc nhà trong khi vẫn dành lượng thời gian khá tương đồng với nam giới để làm việc kiếm sống. Vấn đề này làm cho định kiến giới tồn tại dai dẳng, là một trong những căn nguyên cơ bản của bất bình đẳng giới, cần ưu tiên giải quyết vấn đề này vì nó có tác động tới số lượng người rất lớn - đại đa số dân cư.
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển nguồn nhân lực. Trong
tiến trình tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu ngày càng phổ biến; hợp tác và cạnh tranh giữa các nước ngày càng gay gắt; lợi thế cạnh tranh thuộc về các nước có nguồn nhân lực được đào tạo một cách có hệ thống với chất lượng cao. Điều này địi hỏi tỉnh phải mở rộng quy mơ, nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực cho các ngành, các lĩnh vực mũi nhọn, đồng thời phải hết sức quan tâm đến giáo dục - đào tạo. Bồi dưỡng giai cấp công nhân cả về số lượng lẫn chất lượng; xây dựng và phát huy vai trị của giai cấp nơng dân với tư cách là chủ thể của quá trình sản xuất nơng nghiệp; xây dựng đội ngũ trí thức lớn mạnh, đồng thời tạo điều kiện xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, có trình độ quản lý, kinh doanh giỏi, có đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội cao. Trong bối cảnh chất lượng giáo dục - đào tạo của tỉnh chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, việc nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong đào tạo để bổ sung nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội là hết sức cần thiết. Ngoài ra, chúng ta phải biết tận dụng và phát huy vai trò của đội ngũ sinh viên, cán bộ đã được đi đào tạo ở nước ngoài, hoặc đang định cư ở nước ngoài vào phát triển đất nước.