Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh bo ly khăm xay nước cộng hoà dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 71 - 80)

Qua phân tích thực trạng nguồn nhân lực của tỉnh Bo Ly Khăm Xay thời gian qua, bên cạnh những thành tựu đạt được thì nguồn nhân lực cịn một số hạn chế sau, đó là:

- Chất lượng nguồn nhân lực so với mục tiêu và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh còn thấp.

Chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Bo Ly Khăm Xay tuy đã đạt được những thành tựu đáng kể, song vẫn cịn thấp và thiếu tính bền vững, cả về sức khoẻ, về năng lực trình độ chun mơn, kỹ thuật, về ý thức lao động, kỷ luật lao động... Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề nghiệp và kỹ năng trong tổng lực lượng lao động cịn rất thấp. Tính đến hết năm 2010 mới có trên 8% số người được đào tạo trong tổng số lực lượng lao động. Một số cán bộ, cơng chức có trình độ và năng lực quản lý điều hành chưa ngang tầm với nhiệm vụ, thiếu chủ động sáng tạo, vận dụng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Lào vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, từng lĩnh vực.

Do điều kiện sản xuất nhỏ nên khơng ít người lao động trong tỉnh hiện nay chưa được đào tạo về kỹ thuật và kỷ luật lao động công nghiệp. Phần lớn lao động hiện nay đều xuất thân từ nông nghiệp và nơng thơn, cịn mang nặng

tác phong sản xuất của một nền nông nghiệp tiểu nông, tuỳ tiện về giờ giấc và hành vi. Người lao động chưa được trang bị các kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm, chưa có khả năng hợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến cá nhân và chia sẻ kinh nghiệm. Phong tục tập quán lạc hậu, nếp nghĩ, lề lối làm việc của khơng ít lao động, kể cả cán bộ cơng chức cịn có tác phong làm việc lạc lậu, chậm được đổi mới. Điều kiện kinh tế kém cùng với quan điểm lạc hậu đã gây cản trở cho việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực. Hiện nay, nếu xét theo trình độ chun mơn nghiệp vụ nguồn cán bộ nhân lực của tỉnh hiện có thì con số cụ thể như sau: trình độ đại học trở lên là 2,0%, cao đẳng là 3,0%, trung cấp là 3,82%, sơ cấp 1,2%, khơng có bằng 0,35%, và chưa được đào tạo qua chun mơn nghiệp vụ ở thành thị hiện có 1.553 người, chiếm 2,72%, ở nơng thơn 4.417 người, chiếm 7,27%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 0,6% năm 2005 lên 2,0% năm 2010. Tỷ trọng lực lượng lao động đã qua đào tạo của nam luôn cao hơn nữ (năm 2010; nam là 9,36% so với nữ là 0,16%), ở khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn, so với tổng số thành thị là 1.553 người; cịn nơng thơn là 4.149 người [25, tr.2-3].

Bảng 2.13: Tỷ lệ nguồn nhân lực cán bộ đã được đào tạo tính đến năm 2010

ĐV tính: % Chỉ tiêu Tổng số Khơng có bằng Sơ cấp Trung cấp Cao đẳng ĐH trở lên Tồn tỉnh 5.700 0,35 12,15 38,22 29,78 19,47 Nam 3.322 0,27 9,96 34,40 31,12 24,23 Nữ 2.378 0,46 15,22 43,56 27,92 12,82

Nguồn:Ban tổ chức Tỉnh uỷ Bo Ly Khăm Xay.

Hiện nay, nếu xét theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ nguồn nhân lực của tỉnh hiện có tổng số trình độ đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, cơng nhân kỹ thuật hiện có 5.700 người, nữ 2.378 người, (địa phương có 4.147 người) tỷ lệ nguồn nhân lực được đào tạo ở các bậc đào tạo năm 2010

là 26%. Đạt theo trình độ tiến sĩ 4 người, thạc sĩ 81 người, cử nhân 1.025 người, cao đẳng 1.698 người, trung cấp 2.179 người, sơ cấp 693 người và khơng có bằng 20 người [25, tr.3].

Bảng 2.14: Tỷ lệ nguồn nhân lực cán bộ ở các bậc đào tạo tính đến năm 2010

Chỉ tiêu Tổng số có bằngKhông Sơ cấp Trungcấp đẳngCao nhânCử Thạc Tiến

Tổng số 5.700 20 693 2.179 1.698 1.039 67 4

Nam 3.322 9 331 1.143 1.034 738 63 4

Nữ 2,378 11 362 1.036 664 301 4 -

Nguồn: Ban tổ chực Tỉnh uỷ Bo Ly Khăm Xay. - Cơ cấu phân bổ nguồn nhân lực còn nhiều bất cập.

Mặc dù hiện nay, tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ đã có sự chuyển biến tích cực, tuy nhiên trong từng ngành cịn có nhiều hạn chế như tỷ lệ lao động chất lượng cao còn thấp. Số lao động trong lĩnh vực nông nghiệp cịn chiếm tỷ lệ cao đã cho thấy trình độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cịn rất thấp so với mức bình qn chung của cả nước, nhất là so với Thủ đô Viêng Chăn. Tỷ lệ lao động qua đào tạo ở khu vực nơng thơn cịn chiếm tỷ lệ rất thấp, tỷ lệ nữ giới được đào tạo thấp hơn nam giới…

Bất bình đẳng giới trong giai đoạn hiện nay có tác động xấu đối với sự phát triển của xã hội, một mặt nó vừa là một trong những căn nguyên gây ra tình trạng nghèo đói; mặt khác nó là yếu tố cản trở lớn đối với quá trình phát triển và phát triển bền vững. Những xã hội có sự bất bình đẳng giới lớn và kéo dài thường tạo ra những hệ lụy khơng nhỏ đó là: nghèo đói, bệnh tật và những nỗi cực khổ khác và đặc biệt gây ra sự không hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực trong xã hội. Tại những nước phát triển, có mức độ bất bình đẳng giới thấp hơn đồng nghĩa với việc nó tác động tốt hơn đối với sự phát triển xã hội, giúp kinh tế tăng trưởng, mang lại hiệu quả hơn trong việc sử dụng các nguồn lực của xã hội, giảm mức độ nghèo đói và phát huy tốt hơn các giá trị tiềm năng con người trong việc phát triển kinh tế - xã hội.

Trên thực tế tình trạng bất bình đẳng giới trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội (đặc biệt lĩnh vực lao động - việc làm) xảy ra ở nhiều quốc gia,

đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Ngun nhân của tình trạng này khơng chỉ phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng từ những tư tưởng định kiến giới trọng nam khinh nữ trong xã hội, quan điểm văn hóa truyền thống mà cịn phụ thuộc vào nỗ lực của nhà nước trong việc cải thiện sự bất bình đẳng giới. Điều đó dẫn đến sự hạn chế trong các cơ hội để phụ nữ tiếp cận nền giáo dục và đào tạo, việc lựa chọn ngành nghề, cơ hội nâng cao trình độ chun mơn. Sự phân bổ nam, nữ lao động trong các ngành nghề khác nhau và sự sắp xếp lao động và vị trí cơng việc trong cùng một ngành nghề lĩnh vực cũng có những khác biệt rõ rệt. Ngồi ra, phụ nữ cũng có ít cơ hội tiếp cận hơn đối với các dịch vụ cũng như nguồn lực cơ bản khác như nước sạch, giao thông và thị trường, nguồn vốn…, điều này cũng có ảnh hưởng nhất định đến việc cải thiện tình trạng và vị thế kinh tế của họ.

Mục tiêu bình đẳng giới nói chung vừa là vấn đề quyền con người vừa là một yêu cầu cơ bản cho sự phát triển công bằng và hiệu quả. Vì vậy, việc nghiên cứu về tình trạng bất bình đẳng giới có ý nghĩa quan trọng khơng chỉ trong việc hướng tới sự bình đẳng trong xã hội mà cịn góp phần tìm kiếm các biện pháp để nâng cao hiệu quả và hiệu lực của tăng trưởng kinh tế - xã hội.

Hội nghị chiến lược phát triển nguồn nhân lực con người đến năm 2020 của Đảng và Nhà nước CHDCND Lào đã nhấn mạnh: "Lấy giáo dục làm điểm xuất phát và là trung tâm của sự phát triển nguồn nhân lực con người, là quá trình làm cho con người, có thể phát triển chất lượng cuộc sống của mình và có thể sinh sống yên ổn, giúp đỡ hỗ trợ sự phát triển đất nước, phù hợp với sự nghiệp đổi mới của đất nước" [38, tr.22]. Trong Hội nghị còn nhấn mạnh về sự công bằng nam giới và nữ giới là giáo dục - đào tạo, nâng cao trình độ tri thức và tài năng cho phụ nữ, trẻ em, trẻ gái có sự ưu tiên đều có cơ sở làm việc và đi học. Nếu so với mức bình quân chung của cả nước thì số lao động được đào tạo của tỉnh Bo Ly Khăm Xay vẫn còn thấp. Tỷ lệ này cũng cho thấy, Bo Ly Khăm Xay có nguồn nhân lực tương đối dồi dào, song tỷ lệ lao động qua

đào tạo còn thấp. Thực tế cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực của Bo Ly Khăm Xay thời gian qua cịn bộc lộ nhiều bất cập, mất cân đối, có lĩnh vực thì nhiều, có lĩnh vực thì ít, vẫn cịn tình trạng "vừa thừa nhưng vừa thiếu", "thừa thầy, thiếu thợ"... Nhiều doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh trong tỉnh phải tuyển lao động có tay nghề, kỹ thuật từ các địa phương khác. Nhìn chung chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đây là một thực trạng mà Bo Ly Khăm Xay cần phải xem xét một cách nghiêm túc trong thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung trong thời gian tới.

- Quy mô đào tạo và chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh còn rất hạn chế.

Mạng lưới cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh chưa được hoàn thiện, tỉnh hiện chỉ có duy nhất một trung tâm dạy nghề, chưa có những cơ sở đào tạo nghề có chất lượng cao. Cơng tác đào tạo nghề đã có những thay đổi tích cực nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, mới chỉ tập trung đào tạo đại trà, theo mục tiêu số lượng là chính, chưa tính đến nhu cầu của thị trường, thời gian đào tạo chủ yếu là ngắn hạn, ngành nghề đào tạo còn đơn giản, chưa đủ điều kiện đào tạo lực lượng lao động có chun mơn kỹ thuật cao. Do vậy, số lượng lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật có bằng trở lên cịn ít. Mặc dù có sự dịch chuyển về tác phong lao động, kỹ năng nghề nghiệp, song nhìn chung tác phong lao động, kỹ năng nghề nghiệp, sự thích ứng của người lao động của Bo Ly Khăm Xay vẫn còn nhiều hạn chế, chưa thực sự thay đổi một cách tồn diện.

Nhìn chung đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức hiện nay của tỉnh Bo Ly Khăm Xay cơ bản đáp ứng được yêu cầu về số lượng, tuy nhiên về chất lượng vẫn cịn hạn chế thể hiện ở trình độ đào tạo đại học trở lên chưa cao dẫn đến hiệu quả hoạt động không cao, mới chủ yếu đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của cấp trên giao, khả năng tham mưu, đề xuất cịn hạn chế. Trình độ đào

tạo chuyên môn kỹ thuật của cán bộ, cơng chức ở các cấp hành chính khơng đồng đều, nhất là ở cấp xã. Cán bộ, công chức được đào tạo đại học và trên đại học chủ yếu làm việc ở địa bàn tỉnh. Đây là những vấn đề mà Bo Ly Khăm Xay cần phải quan tâm và có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chun mơn kỹ thuật, đặc biệt là khối cán bộ cấp huyện để đội ngũ này có khả năng thực hiện tốt những nhiệm vụ đặt ra…

Thể lực của người dân Bo Ly Khăm Xay nói riêng và người dân nước Cộng hồ Dân chủ Nhân dân Lào nói chung cịn kém so với các quốc gia trên thế giới, kể cả so với các nước Châu Á. Đây là những hạn chế trong nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào nói chung và của Bo Ly Khăm Xay nói riêng. Chính vì vậy, trong thời gian tới Bo Ly Khăm Xay cần tăng cường cơng tác chăm sóc sức khoẻ của người dân, nâng cao mức sống, trên cơ sở đó nâng cao thể lực cho người lao động.

Như vậy, bên cạnh những mặt thuận lợi thì trong quá trình phát triển, Bo Ly Khăm Xay cũng gặp khơng ít những hạn chế, thách thức. Một là, nguy

cơ tụt hậu và chênh lệch về trình độ phát triển ngày càng dỗng ra so với trình độ phát triển chung của tỉnh Bo Ly Khăm Xay. Hai là, Bo Ly khăm Xay là tỉnh thuần nông, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp, nông thôn cịn cao, trong khi đó u cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơng nghiệp hố, hiện đại hoá tỉnh nhanh hơn. Đây là một thách thức rất lớn, đòi hỏi Bo Ly Khăm Xay cần có những đột phá mang tầm chiến lược. Ba là, trình độ chun mơn - kỹ thuật và kỹ năng nghề nghiệp của người lao động còn thấp. Sức ép về việc làm cho lao động nông thôn và nhiều vấn đề xã hội khác cịn rất lớn.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên:

Một là, kinh tế chậm phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế chậm, công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển, giao lưu hợp tác kinh tế trong nước và kinh tế đối ngoại chưa phát triển cao.

Cơ cấu chuyển đổi phát triển kinh tế chậm, kinh tế trang trại của tỉnh Bo Ly Khăm Xay vừa phát triển chậm, vừa nhỏ bé; công nghiệp, thủ công nghiệp, làng nghề, truyền thống ở địa phương chưa phát triển hết tiềm năng, về cơ bản kinh tế vẫn là sản xuất nông nghiệp độc canh, tự canh, tự cấp. Kinh tế hàng hoá kém phát triển, chưa tạo được mũi nhọn kinh tế, những tập đoàn lớn trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ, giao lưu hợp tác kinh tế trong nước và kinh tế đối ngoại chưa phát triển cao.

Cơ cấu kinh tế và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Bo Ly Khăm Xay chưa xác định rõ, nên công tác cán bộ thiếu cơ sở xây dựng chiến lược đào tạo nghề và bồi dưỡng cán bộ về ngành kinh tế rất hạn chế.

Hai là, những yếu kém trong hệ thống giáo dục

Trong một khoảng thời gian tương đối dài, hệ thống giáo dục của Bo Ly Khăm Xay không được đổi mới do cả lý do khách quan lẫn chủ quan, làm cho chất lượng đào tạo thấp, phương pháp đào tạo lạc hậu, thiên về đào tạo theo kiểu sách vở hơn là đào tạo khả năng thích ứng với hồn cảnh lao động cụ thể. Cơ cấu lao động được đào tạo còn bất hợp lý, chỉ thiên về các bậc đại học, cao đẳng, mà ít chú ý đến lĩnh vực công nhân kỹ thuật, đào tạo nghề. Việc đào tạo còn phân tán, tự phát, chưa chú trọng đào đạo cán bộ khoa học có trình độ cao, chưa có quy hoạch nguồn nhân lực nên trong quá trình đào tạo thường bị động, chắp vá.

Hệ thống cơ sở dạy nghề của Bo Ly Khăm Xay trong thời gian vừa qua có sự phát triển, tuy nhiên cơ sở vật chất, nội dung đào tạo còn đơn giản. Đội ngũ quản lý và giáo viên nghề còn thiếu và yếu. Đây là những nguyên nhân khiến cho chất lượng trong công tác đào tạo nghề rất yếu kém.

Bai là, công tác quản lý cán bộ, công chức ở cơ sở chưa tốt, chậm đổi mới

Thời gian qua phải nói rằng, Đảng bộ và chính quyền tỉnh rất quan tâm đến cơng tác đào tạo, sử dụng cán bộ công chức cấp cơ sở, điều này đã

làm cho chất lượng cán bộ, công chức của tỉnh được nâng lên. Tuy nhiên, công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng chưa đáp ứng được với yêu cầu mới, nhất là trong điều kiện kiện sáp nhập với tỉnh. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức của tỉnh chưa thực sự đồng bộ giữa số lượng, chất lượng và cơ cấu. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng còn thiếu cân đối giữa việc trang bị trình độ lý luận với kỹ năng chun mơn nghiệp vụ; một số lĩnh vực chưa sâu, cịn nặng lý thuyết, ít kiến thức thực tiễn. Đào tạo chưa gắn kết chặt chẽ với quy hoạch, sử dụng. Đào tạo và bồi dưỡng chưa thực sự đồng bộ với yêu cầu chuẩn hố đội ngũ cán bộ, cơng chức.

Bốn là, cơng tác chăm sóc sức khoẻ của người lao động chưa được quan tâm đúng mức

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh bo ly khăm xay nước cộng hoà dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 71 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w