Hoàn thiện quy hoạch, cơ chế, chính sách sử dụng và đãi ngộ nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh bo ly khăm xay nước cộng hoà dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 97 - 101)

- Về định hướng phát triển nguồn nhân lực:

3.2.3. Hoàn thiện quy hoạch, cơ chế, chính sách sử dụng và đãi ngộ nguồn nhân lực

ngộ nguồn nhân lực

Để có thể phát triển tốt nguồn nhân lực, nhất thiết huyện cần phải có những cơ chế, chính sách sử dụng và đãi ngộ nguồn nhân lực một cách hợp lý. Trước hết cần làm tốt công tác quy hoạch đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực.

Quy hoạch đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt. Nguồn nhân lực dù có chất lượng cao, song cơng tác quy hoạch đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực thiếu hợp lý thì khơng thể phát huy được hiệu quả, gây ra lãng phí xã hội. Để giải quyết vấn đề này, trong những năm tới tỉnh Bo Ly Khăm Xay cần đổi mới mạnh mẽ cách thức quy hoạch đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực. Theo đó cần tập trung vào các vấn đề sau:

Một là, cần tổ chức đánh giá và đánh giá lại, từ đó xác định rõ ràng các lĩnh vực ngành nghề hiện Bo Ly Khăm Xay đang thiếu nhân cơng, thiếu người lao động có trình độ chun mơn cao.

Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển kinh tế - xã hội và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới, cần đánh giá đúng thực trạng và nhu cầu nguồn nhân lực ở từng ngành nghề, địa bàn dựa trên những tiêu chí khoa học và hợp lý. Xác định mức độ hợp lý và bất hợp lý của nguồn nhân lực, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp phân bố và đào tạo nguồn nhân lực cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Hai là, cần có chính sách đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý.

Việc xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực của huyện, trong đó việc xác định rõ cơ cấu ngành nghề, tỷ trọng các lĩnh vực, cấp bậc đào tạo đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh là rất cần thiết; chú trọng đào tạo tay nghề cho người lao động, trang bị kiến thức nhằm thay đổi tư duy kinh tế, tác phong lao động cho người lao động. Nếu có cơ chế, chính sách đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách hợp lý sẽ góp phần giảm thiểu lãng phí nguồn lực, trong đó có nguồn lực lao động. Đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý còn làm tăng khả năng cạnh tranh kinh tế của huyện. Cần phải xây dựng kế hoạch, chiến lược việc làm cho từng ngành, từng lĩnh vực kinh tế, xây dựng các chiến lược về phát triển nguồn nhân lực, dạy nghề, phát triển thị trường sức lao động cho từng thời kỳ phát triển của tỉnh.

Trong quy hoạch cần chú trọng tất cả các khâu từ tạo nguồn đào tạo, đào tạo và sử dụng, bố trí, sắp xếp lao động. Các khâu này phải được thống nhất với nhau nhằm khắc phục tình trạng quy hoạch "vênh" với nhu cầu thực tế.

Cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn trong hoạch định chính sách đào tạo, bồi dưỡng và chính sách điều chỉnh cơ cấu kinh tế của tỉnh để làm cho hoạt động đào tạo gắn với nhu cầu thực tế phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Ba là, đổi mới chính sách tài chính cho phát triển nguồn nhân lực.

Cần có chính sách thu hút đào tạo, bồi dưỡng và thu hút đối với cán bộ, công chức đi học và đến cơng tác tại tỉnh. Cần có chính sách ưu đãi, nhất là về tài chính đối với những cán bộ trẻ có năng lực, nhằm khuyến khích nâng cao trình độ chun mơn trong những ngành, lĩnh vực của tỉnh đang cần có sự đột phá.

Việc sử dụng nguồn ngân sách của huyện cho phát triển nguồn nhân lực cần tập trung đào tạo cán bộ đội ngũ cơ sở (đào tạo chuyên môn cho các cán bộ cấp xã, đào tạo nghề cho nông dân...). Thực hiện tốt chế độ thâm niên cho những người làm công tác giáo dục, những người tham gia quản lý hành chính về giáo dục.

Cần có quỹ khen thưởng đối với những người lao động được đào tạo và mang lại kết quả phát triển kinh tế - xã hội cho huyện. Đặc biệt là khuyến khích và hỗ trợ về tài chính cho những người, những cơ sở đào tạo có những mơ hình đào tạo hiệu quả, hợp lý.

Chính sách tài chính cần hướng về sự đầu tư cho đào tạo nghề, về khuyến khích các thành phần tham gia đào tạo, về khuyến khích người lao động tự học tập trau dồi kiến thức nâng cao tay nghề, nghiệp vụ, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Chính sách tài chính cần hướng về khuyến khích phát triển các ngành nghề sử dụng nhiều lao động để giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh.

Bốn là, cần có chính sách huy động các nguồn lực trong xã hội cho phát triển nguồn nhân lực.

Để đảm bảo nhu cầu vốn cho phát triển nguồn nhân lực trong xã hội, cần huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, đối với Bo Ly Khăm Xay là tỉnh có điều kiện kinh tế cịn khó khăn so với các tỉnh khác. Vì vậy, cần tranh thủ sự giúp đỡ cấp trên, chú trọng mở rộng hợp tác với các cơ sở đào tạo có uy tín của tỉnh để đào tạo ra đội ngũ lao động kỹ thuật có trình độ cao. Khuyến khích các doanh nghiệp góp vốn và trang thiết bị phương tiện để nâng cao chất lượng đào tạo hoặc liên kết đào tạo tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Ngân sách tỉnh cần phải hỗ trợ một phần để thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ cơng tác xã hội hố về giáo dục - đào tạo nghề nhằm huy động mọi nguồn lực trong xã hội để phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh.

Năm là, cần có chính sách thu hút và đãi ngộ nhân tài.

Rà sốt, xây dựng chính sách thu hút, chính sách đãi ngộ về tiền lương, nhà ở nhằm thu hút nhân lực, đặc biệt là đối với cán bộ trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, các chuyên gia giỏi, công nhân lành nghề, các nghệ nhân trong và ngồi tỉnh. Ngồi các chính sách trực tiếp đối với cán bộ, chun gia giỏi, cần có các chính sách khuyến khích gián tiếp như hỗ trợ cho gia đình để họ có thể n tâm cơng tác và cống hiến.

Cần có chính sách sử dụng cán bộ một cách hợp lý nhằm khuyến khích và thực hiện có hiệu quả nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích người lao động được tham gia đào tạo, đào tạo lại, khuyến khích tài năng trẻ của tỉnh nghiên cứu, tìm tịi các mơ hình quản lý, sản xuất hiện đại tiên tiến.

Rà soát, điều chỉnh định mức hỗ trợ đối với đào tạo cán bộ có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, xây dựng chính sách khuyến khích giáo viên các trường trong huyện đi học ở trình độ chun mơn cao. Cần đẩy mạnh việc liên kết đào tạo với các trường, gửi những cán bộ có năng lực đi đào tạo chuyên sâu nhằm tạo ra được những đột phá trong phát triển nguồn nhân lực của tỉnh.

Sáu là, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.

Để đảm bảo an sinh xã hội, bên cạnh các chính sách của Nhà nước, tỉnh cần tập trung thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội. Đây là chính sách hỗ trợ người nghèo khi tham gia các loại hình bảo hiểm, là hình thức thiết thực để cứu giúp, hỗ trợ những người lao động, những người yếu thế trong xã hội nhằm mang lại cuộc sống tốt đẹp cho họ. Đặc biệt là cần thực hiện tốt bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động khi bị mất việc làm để đảm bảo đời sống cho họ và tạo điều kiện tìm việc làm mới. Trong thời gian tới, Bo Ly Khăm Xay cần tiếp tục thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội nhằm phát triển bền vững chất lượng nguồn nhân lực và phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững của tỉnh.

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh bo ly khăm xay nước cộng hoà dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w