Dự báo cầu lao động:

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh bo ly khăm xay nước cộng hoà dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 81 - 85)

Trong giai đoạn 2011- 2015, nhu cầu lao động cho ngành nông - lâm nghiệp sẽ tiếp tục giảm, ngành công nghiệp - xây dựng sẽ tăng nhanh và chiếm tỷ lệ ngày càng cao, tiếp theo là lao động ở khu vực thương mại và dịch vụ tăng cả về số lượng tuyệt đối và tương đối. Dự báo đến năm 2015 là về số lao động ngành nông - lâm nghiệp dần dần giảm là chiếm 27,31%, dự báo lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng đã tăng là chiếm 36,04%, trong đó là dự báo số lao động trong ngành thương mại - dịch vụ là chiếm 36,65%.

3.1.2. Quan điểm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong pháttriển kinh tế - xã hội ở Bo Ly Khăm Xay triển kinh tế - xã hội ở Bo Ly Khăm Xay

Đại hội đại biểu lần thứ V của tỉnh Bo Ly Khăm Xay đề ra phương hướng phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới là: "Đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới, xây dựng Bo Ly Khăm Xay phát triển toàn diện, giàu đẹp, văn minh. Phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, bền vững. Nâng cao chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ; tập trung xây dựng nông thôn mới, trọng tâm là phát triển

hạ tầng kỹ thuật và xã hội khu vực nơng thơn. Phát triển văn hố - xã hội, tạo chuyển biến mới trong xây dựng người dân toàn tỉnh Bo Ly Khăm Xay thanh lịch, văn minh, tiếp tục nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân trong tỉnh".

Mục tiêu chủ yếu đến năm 2015: tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội bình quân GDP giai đoạn 2011- 2015 từ 11,80%/năm và giai đoạn 2016-2020 là 11,5%. Trong đó nơng nghiệp từ 5,6-6%/năm, cơng nghiệp - xây dựng 13- 14%/năm, dịch vụ 16-17%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Cụ thể cơ cấu kinh tế năm 2015 là: nông - lâm nghiệp 27,31 %; công nghiệp - xây dựng 36,04%; dịch vụ 36,65%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 13.642.000 triệu kíp trở lên, tăng 1,65 lần so với năm 2010 và đến năm 2020 tăng gấp 2,72 lần so với năm 2010. Tăng ngân sách trên địa bàn bình quân 10% /năm giai đoạn 2011-2015 và 9,5- 10%/năm giai đoạn 2016-2020. Năm 2015 có 30-35% và năm 2020 có 96% xã đạt chuẩn nơng thơn mới [34, tr.71].

Tiếp tục kiểm sốt và giảm hộ nghèo trên địa bàn tỉnh bình quân tất cả của gia đình khoảng 10%/năm và gia đình thốt khỏi nghèo nàn là 85% giai đoạn 2011-2020. Đến năm 2015 có trên 50% là gia đình văn hố và có trên 30% số làng, khu phố đạt tiêu chuẩn làng, khu phố văn hoá. Tỷ lệ hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hố năm 2015 là 50% và năm 2020 là trên 75% tổng số hộ. Kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá - xã hội, xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh trong cộng đồng dân cư, cải thiện môi trường sinh thái bền vững. Đảm bảo an ninh quốc phòng, phát huy dân chủ, giữ vững trật tự xã hội [44, tr.20].

3.1.3. Định hướng phát triển các ngành kinh tế

- Về nông nghiệp:

Tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hố kỹ thuật cao, có năng suất, chất lượng cao. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

trong nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, thuỷ sản và dịch vụ nơng nghiệp. Hình thành vùng sản xuất nông nghiệp ổn định, các vùng chuyên canh sản xuất tập trung. Tổ chức thực hiện tốt đề án xây dựng mơ hình nơng thơn mới. Tập trung đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn. Chú trọng phát triển sản xuất, dịch vụ và các mơ hình tổ chức sản xuất hiệu quả, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế trang trại, ngành nghề để tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

- Về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:

Tiếp tục thu hút đầu tư, tạo mọi điều kiện để phát triển các loại hình doanh nghiệp, các ngành nghề sản xuất để khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; tổ chức, phát triển các làng nghề thủ công truyền thống. Tập trung phát triển các ngành và nhóm sản phẩm hàng hố mà tỉnh có lợi thế cạnh tranh cao. Phát triển hệ thống chế biến nông sản để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao cung cấp cho nội thành và xuất khẩu.

- Về thương mại - dịch vụ:

Tập trung phát triển các ngành dịch vụ theo hướng chất lượng cao, trên cơ sở đa dạng hố các loại hình dịch vụ, thúc đẩy lưu thơng hàng hố, đảm bảo đầu ra cho các sản phẩm của địa phương và cung cấp đầy đủ kịp thời các mặt hàng tiêu dùng và các mặt hàng phục vụ sản xuất. Khai thác và sử dụng có hiệu quả hệ thống chợ, nhất là chợ đầu mối và khai thác tốt lợi thế là gần khu vực nội thành của tỉnh Bo Ly Khăm Xay. Tiếp tục khuyến khích, ưu tiên phát triển các loại hình dịch vụ trình độ cao như viễn thơng, ngân hàng - tín dụng, khoa học - công nghệ, đào tạo, y tế, tư vấn...

Mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới là cơ sở trực tiếp để xác định mục tiêu phát triển nguồn nhân lực. Do vậy, căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và xuất phát từ thực trạng nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực của Bo Ly Khăm Xay trong thời gian tới cần phải theo các quan điểm sau:

Một là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải gắn liền với yêu cầu thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2011-2020 và những năm tiếp theo.

Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực phải được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các quy hoạch khác. Xuất phát từ yêu cầu, mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để xác lập được quy mơ, trình độ, cơ cấu nguồn nhân lực cho phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh.

Hai là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải được tiến hành và quản lý một cách đồng bộ trên các mặt đào tạo, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực.

Để có nguồn nhân lực hợp lý, đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất thiết trong thời gian tới việc phát triển nguồn nhân lực phải được thực hiện đồng bộ giữa đào tạo, bồi dưỡng với đổi mới tuyển dụng, đánh giá, sử dụng và xây dựng chính sách thu hút nhân tài. Phát triển nhân lực cần tập trung nâng cao tay nghề đồng đều cho người lao động. Bên cạnh đó cần phải đẩy mạnh việc đầu tư có trọng điểm để thu hút và đào tạo ra những lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật cao, nhằm phục vụ cho những ngành nghề là mũi nhọn của tỉnh. Kết hợp giữa phát triển nguồn nhân lực tại chỗ và thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao từ các địa phương khác trong cả nước. Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho các ngành, các lĩnh vực then chốt, sản phẩm mà tỉnh có lợi thế cạnh tranh cao.

Ba là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải đặt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

Trong điều kiện nguồn nhân lực của Bo Ly Khăm Xay vẫn chủ yếu là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo nên đã hạn chế phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong mơi trường cạnh tranh mang tính tồn cầu, thị trường lao

động không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà cịn mang tính quốc tế, vì vậy việc đào tạo, bồi dưỡng nhân lực của tỉnh không chỉ đáp ứng yêu cầu trong tỉnh mà cần phải đáp ứng được với xu thế phát triển của nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và của thế giới. Có như vậy, chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh mới được đảm bảo, điều này cũng sẽ cho phép Bo Ly Khăm Xay phát triển kinh tế theo hướng nhanh và bền vững.

3.1.4. Định hướng và mục tiêu phát triển nguồn nhân lực trongphát triển kinh tế - xã hội của Bo Ly Khăm Xay giai đoạn 2011-2015 và phát triển kinh tế - xã hội của Bo Ly Khăm Xay giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh bo ly khăm xay nước cộng hoà dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w