Nguyên tắc kết hôn

Một phần của tài liệu Hôn nhân truyền thống của dân tộc giẻ triêng (Trang 47 - 51)

2.3. Điều kiện và nguyên tắc kết hôn

2.3.2. Nguyên tắc kết hôn

2.3.2.1. Hôn nhân ngoại hơn dịng họ

Người Giẻ - Triêng không cho phép những người cùng “choong” lấy nhau. Mỗi làng người Giẻ - Triêng bao gồm nhiều dòng họ cư trú trên một địa vực đất đai nhất định, làm thành những công xã láng giềng. Ngày nay, ở người Giẻ - Triêng vẫn còn thấy tồn tại hai loại họ (choong) nam và nữ. Họ của nam giới cịn rõ rệt như họ Brơl (con dúi), Đoắt (khướu), Đé (nai), Próc (nấm mối)....đó là những họ mang tên chim, tên thú, tên cây cỏ, tên đặc điểm thiên nhiên nơi đồng bào cư trú hoặc tên những người sáng lập ra dịng họ và cịn có cả một sự tích các dịng họ. Cịn họ của nữ giới đã mờ nhạt, họ nữ chỉ được nhắc tới khi nào muốn truy tìm nguồn gốc. Cũng theo luật tục của người Giẻ - Triêng thì trong trực hệ phải từ đời thứ tư trở đi mới được quyền tác thành vợ chồng.

Qua xem xét mối quan hệ hơn nhân của một dịng họ Bloong trong làng Đăk Răng – xã Đăk Dục – huyện Ngọc Hồi – tỉnh Kon Tum cho thấy khơng có mối quan hệ hơn nhân nào trong cùng một dịng suốt 5 đời mà chỉ có mối quan hệ giữa hai dòng như sau:

* Nhánh Bloong Ngo (nhánh anh):

- Đời thứ hai : Y Hủi, Bloong Lứk là con ruột của Bloong Grứ; Bloong Đe, Y Hi con ruột của Bloong Pênh. Đều là cháu ruột gọi Bloong Ngo bằng ông nội

- Đời thứ ba: Bloong Lứk lấy Y K’Hinh sinh ra 2 người con là: Bloong Xiêng, Y Hiêng; Bloong De lấy Y Roh sinh 3 người con là Bloong Lăng, Y Thoai, Bloong Ngố

- Đời thứ tư: Y Hiêng lấy Xiêng Lăng Long sinh được 2 người con là Xiêng Lăng Kha, Xiêng Lăng Hung; Bloong Lăng lấy Y Teng sinh ra 5 người

48

con là: Bloong Nhiên, Bloong Bay, Y Nan...; Bloong Ngố lấy Y Tuyền sinh 4 người con là: Y Sa, Y Ngum, Y Hếch, Bloong Nghinh

- Đời thứ năm: Bloong Bay lấy Y Gỏ; Y Ngum lấy Xiêng Lăng Kha * Nhánh Bloong Ngủi (nhánh em):

- Đời thứ hai: Y Ngươm, Bloong Hanh là con ruột của Bloong Lể; Bloong Đằng, Y Thoai, Blong Líu là con ruột của Bloong Lin, đều là cháu ruột gọi Bloong Ngủi bằng ông nội

- Đời thứ ba: Bloong Hanh có 6 người con là Bloong Piêng, Bloong Blơ, Bloong Bơ...; Bloong Líu có 4 người con là Y Buốt, Y Gowl, Bloong Siu...

- Đời thứ tư: Bloong Blơ lấy Y In 5 người con là: Bloong Thái, Y Ngoi...; Y Buốt lấy Brol Đức 3 người con là: Brol Bao, Brol Vẻ, Y Sa;

- Đời thứ năm: Bloong Thái lấy Y Nan; Y Ngoi lấy A Vẻ; Brol Bao lấy Y Ba,

Nhìn sơ đồ phả hệ của dòng họ Bloong ta thấy bắt đầu ở đời thứ 5 mới có quan hệ hơn nhân giữa con cái, cháu chắt của hai nhánh Bloong Ngo và Bloong Ngủi.

49

Sơ đồ 2.1: Gia phả dòng họ Bloong

( Nguồn: kết quả điều tra của luận văn tháng 3 năm 2014 tại làng Đăk Răng, xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum)

Bloong Pênh Bloong Grứ

Bloong Ngo (Anh)

Y Hủi Bloong Lứt +

Y K’Hinh

Bloog Xiêng Y Hiêng+Xiêng Lăng Long Bloong Đe + Y Roh Bloog Lăng+ Y Teng Y Thoai Y Hi Bloong Nhiêng Ngo Xiêng lăng hung

Xiêng lăng kha Bloong Bay Ngo

Bloog ngố + Y tuyền Y Nan Y sa Y Ngum Bloog nghinh Bloong Pieng Bloong lơ Bloong Blơ + Y In

Bloong Lể Bloong Lin

Bloong Ngi (Em)

Y Ngươm Bloong Hanh

Bloong Thái

Bloong Líu

Y Thoai Bloong Đằng

Bloong siu Y Growl

Brol Bao Brol Vẻ Y Sa Y Buốt + Brol Đức Y Ngoi + A vẻ 48

50

2.3.2.2. Hôn nhân hỗn hợp

Người Giẻ - Triêng sinh sống ở huyện Ngọc Hồi là vùng ngã ba biên giới, nơi tiếp giáp ba nước Việt Nam, Lào và Cam Pu Chia. Trong không gian địa lý đặc biệt và sự tiếp xúc đan xen giữa các thành phần dân tộc khác nhau cùng sinh sống, có những nét tương đồng về phương thức sản xuất, kinh tế, văn hóa và phong tục tập quán là những yếu tố tiền đề cho những cuộc hôn nhân phát triển.

Làng Đăk Răng ở Ngọc Hồi là làng kháng chiến, có truyền thống đấu tranh chống đế quốc Mỹ. Trong thời kỳ chiến tranh, nam thanh niên trong làng đều tham gia chiến đấu, các gia đình Giẻ - Triêng đều nuối giấu lực lượng cách mạng, số lượng bộ đội Việt Nam tập trung về làng trong thời kỳ đấy cũng khá đông. Họ cũng khơng tránh khỏi việc có quan hệ tình cảm với nhau. Theo lời kể của già làng Brol Vẻ đã có vài cơ gái người Giẻ - Triêng yêu và lấy bộ đội, tuy nhiên sau đó họ đều rời làng để theo chồng đến sinh sống ở khu vực khác. Trên thực tế dân cư của làng Đăk Răng chủ yếu là nhóm Triêng, cùng một bộ phận nhóm Giẻ có quan hệ hơn nhân với nhóm Triêng trong làng về sinh sống, bên cạnh đó cịn có vài người Kinh đến làm ăn sinh sống và lập gia đình tại đây. Ngoài ra làng Đăk Răng nằm ở vị trí gần sát đường quốc lộ, rất thuận tiện cho việc giao lưu thông thương bn bán cũng như văn hóa cho nên ngồi kết hơn trong cùng làng với những người cùng nhóm Triêng, trong làng Đăk Răng có quan hệ hôn nhân với nhiều dân tộc khác tạo ra mối quan hệ hôn nhân đa dạng – hỗn hợp của họ là điều tất yếu. Một điểm rất điển hình đó là dân tộc Giẻ - Triêng sơng hịa nhập và thích ứng với các dân tộc khác ở xung quanh, do đó mà các mối quan hệ trong đó có vấn đề hôn nhân được người Giẻ - Triêng giải quyết rất mềm dẻo, linh hoạt. Các quy định trong nghi lễ, trong quan niệm, luật tục... đều được bàn bạc và

51

thống nhất giữa hai dân tộc trên tinh thần tơn trọng tình cảm của đôi trẻ, người Giẻ - Triêng vẫn rất đề cao và tôn trọng các quy tắc trong hôn nhân của dân tộc khác.

Như vây, thơng qua đó có thể cho ta thấy người Giẻ - Triêng ở làng Đăk Răng có mối quan hệ hơn nhân rất đa dạng về thành phần dân tộc. Qua phỏng vấn trực tiếp trưởng thôn, ông cho biết vấn đề kết hơn là do tình cảm tự nguyện. Có thể chứng minh bằng một số mối quan hệ hôn nhân hỗn hợp giữa người Giẻ - Triêng với các thành phần dân tộc khác. Tuy nhiên người vẫn Giẻ - Triêng ưu tiên có cùng dân tộc, bởi số lượng những hộ gia đình có mối quan hệ hơn nhân hỗn hợp có ít hơn.

Một phần của tài liệu Hôn nhân truyền thống của dân tộc giẻ triêng (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)