Những biến đổi trong hôn nhân của người Giẻ Triêng

Một phần của tài liệu Hôn nhân truyền thống của dân tộc giẻ triêng (Trang 75 - 89)

3.1. Hôn nhân của người Giẻ Triêng hiện nay

3.1.1. Những biến đổi trong hôn nhân của người Giẻ Triêng

Trong những năm gần đây, được Đảng và Nhà nước quan tâm, do vậy mà các chương trình lớn về phát triển vùng Tây Nguyên đã được thông qua, thực hiện và đã có những hiệu quả xã hội tích cực. Trong đó chương trình di dân xây dựng vùng kinh tế mới, chương trình định canh định cư là chương trình quan trọng và được xem là một trong những yếu tố quyết định, tác động làm thay đổi toàn diện về diện mạo cũng như nội dung cơ cấu xã hội truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên, trong đó có dân tộc Giẻ - Triêng.

Có thể nói rằng chương trình di dân đi xây dựng vùng kinh tế mới, chương trình định canh, định cư và đặc biệt, sự hình thành và phát triển khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y – huyện Ngọc Hồi đã và đang có sự ảnh hưởng mạnh mẽ, làm thay đổi sâu sắc và toàn diện về xã hội truyền thống của người Giẻ - Triêng ở mọi mặt: sản xuất kinh tế, tổ chức xã hội, hơn nhân và gia đình… Có nhiều sự biến đổi tích cực tác động tốt tới q trình phát triển của khu vực nói chung và đối với người Giẻ - Triêng nói riêng; tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề bất cập đang được đặt ra cho các nhà hoạch định chiến lược về phát triển kinh tế, văn hóa xã hội và dân số người Giẻ - Triêng.

3.1.1.1. Những biến đổi trong quan niệm về hôn nhân truyền thống

Dù hôn nhân đặt trong thời đại nào nó đều có ý nghĩa quan trọng bởi nó đánh dấu sự trưởng thành của mỗi con người cả về tâm sinh lý, là bước khởi đầu cho cuộc sống mới. Trong xã hội hiện đại ngày nay, cuộc sống của người

76

Giẻ - Triêng đã có nhiều biến đổi do vậy quan niệm về hôn nhân cũng nằm trong sự biến đối ấy. Những quan hệ về hơn nhân mới đã được hình thành, việc lấy vợ lấy chồng được đặt trên mối quan hệ tự nguyện, hiểu biết và yêu thương của đôi trẻ dưới sự bảo trợ của Luật hôn nhân và gia đình. Theo kết quả của phiếu điều tra xã hội học gửi đến 50 hộ dân thì có đến 41 phiếu cho rằng vai trò quan trọng nhất của hơn nhân khơng phải là để duy trì nịi giống. Như vậy, hơn nhân tuy khơng nằm ngồi ý nghĩa để duy trì nịi giống nhưng những quan niệm này khơng cịn đặt nặng như trước. Họ kết hơn khơng vì mục đích gia tài của cải mà dựa trên tình cảm yêu thương thật sự và muốn đi đến đích cuối cùng của tình u đơn thuần nam nữ.

Những quan niệm hôn nhân mang dấu vết nguyên thủy như hiện tượng cà răng căng tai để đánh dấu độ tuổi trưởng thành bắt đầu u đương của đơi trai gái được xóa bỏ hồn tồn. Chúng ta chỉ cịn thấy một số ít dấu vết đọng lại trên gương mặt của một số người lớn tuổi ( khoảng 60 tuổi trở lên). Thanh niên, nam nữ hiện nay đã thấy được tác hại của việc cà răng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, khó khăn trong sinh hoạt, ăn uống, phát âm và không cần thiết, không nên chịu sự đau đớn về mặt thân thể. Điều quan trọng hơn là quan niệm về tín ngưỡng dân gian, chuẩn mực cái đẹp cũng đã thay đổi, họ khơng cịn nhìn thấy vẻ đẹp của việc cà răng căng tai mà thay vào đó là chuẩn mực cái đẹp của xã hội hiện đại. Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, tục cà răng để được khẳng định sự trưởng thành của một con người đã khơng cịn tồn tại trong quan niệm của họ. Thay vào đó họ cơng nhận một người trưởng thành bằng tuổi tác và khả năng lao động thực tế của con người đó… và tiêu chuẩn chọn người vợ, người chồng lý tưởng của dân tộc Giẻ - Triêng cũng nằm trong hệ chuẩn mực chung của các dân tộc sinh sống ở khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên.

Về độ tuổi kết hơn có sự thay đổi nhỏ, đó là độ tuổi kết hôn đã được nâng lên sao cho đúng với độ tuổi kết hôn luật pháp Nhà nước quy định,

77

tuy nhiên ngày nay vẫn xảy ra những hiện tượng tảo hôn mà nguyên nhân lớn là từ sự phát triển thể chất sớm của nam nữ cộng với tác hại của sự thay đổi trong xã hội.

Ngồi ra, tiêu chuẩn về sự mơn đăng hộ đối vẫn được xã hội hiện đại của người Giẻ - Triêng đề cao, nhất là ở suy nghĩ của những người lớn tuổi, bậc làm cha làm mẹ. Trong quá trình điều tra khảo sát, phỏng vấn bà Y Gỏ, sinh năm 1962 là người dân tộc Giẻ - Triêng cư trú tại làng Đăk Răng, xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, hiện nay bà có 2 người con chưa lập gia đình. Khi được hỏi rằng “Bà có muốn cho 2 đứa con của mình lấy chồng (vợ) khơng được học hành hay nghèo khó khơng?”. Bà trả lời: “Mình muốn con mình lấy người biết cái chữ, siêng năng trồng lúa, trồng mì thì khơng nghèo được”. Trong những năm gần đây sự thay đổi bộ mặt của buôn làng người Giẻ - Triêng khiến tiêu chí mơn đăng hộ đối được đánh giá qua trình độ học vấn, giàu nghèo hay xuất thân gia đình cũng được kéo theo.

3.1.1.2. Những biến đổi trong tiêu chí chọn bạn đời kết hơn

Về tiêu chuẩn người vợ, người chồng cũng có sự thay đổi, đương nhiên chuẩn mực về đạo đức, sức khỏe, năng lực lao động theo giới tính ln được đề cao, những trong xã hội phát triển còn yêu cầu khả năng làm kinh tế, kiếm việc để tăng thu nhập nâng cao đời sống gia đình và đầu tư tái sản xuất cho cây trồng vật nuôi… Đặc biệt, họ bắt đầu quan tâm đến tiêu chuẩn người vợ, chồng có trình độ văn hóa, là cán bộ Nhà nước, cán bộ xã, thôn… Qua quá trình khảo sát ý kiến về tiêu chuẩn chọn bạn đời của một số thành viên trong hộ các gia đình ở làng Đăk Răng, xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum và kết quả thu được cũng làm nổi bật lên sự biến đổi tiêu chuẩn chọn bạn đời của đồng bảo nơi đây. Sau phi phát ra 50 phiếu, thu vào 50 phiếu thì tiêu chuẩn được biểu hiện cụ thể qua bảng như sau:

78

Bảng 3.1: Tiêu chuẩn kết hôn của người Giẻ - Triêng

Tiêu chuẩn

Rất quan trọng

Quan trọng Không quan

trọng

SP TL SP TL SP TL

Có sức khỏe 29 58% 21 42% 0 0%

Chăm chỉ lao động 41 82% 9 18% 0 0%

Có đạo đức, chung thủy 41 82% 9 18% 0 0%

Giàu có 5 10% 15 30% 30 60%

Có học vấn 11 22% 26 52% 13 26%

Hình thức đẹp 6 12% 29 58% 15 30%

Phù hợp tính nết 34 68% 15 30% 1 2%

Có nhiều củi cưới 3 6% 17 34% 30 60%

Môn đăng hộ đối 5 10% 43 86% 2 4%

( Nguồn: Kết quả điều tra của luận văn tháng 3 năm 2014 tại làng Đăk Răng, xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum)

Dựa vào kết quả thu được chúng ta có thể thấy được sự thay đổi trong tiêu chí chọn bạn đời của người Giẻ - Triêng hiện nay: Tiêu chí được họ ưu tiên hàng đầu vẫn là những chàng trai cô gái chăm chỉ, siêng năng lao động; đức tính chung thủy, sống có trước có sau cũng rất được đề cao; ngồi ra họ cịn có mong muốn người bạn đời của mình có tính cách phù hợp với mình. Tiêu chí được ưu tiên tiếp theo đó là hình thức đẹp, khơng như cha ơng trước đây nam nữ thanh niên Giẻ - Triêng cũng khá coi trọng vẻ bề ngoài, vẻ bề ngồi ảnh hưởng rất nhiều đến tình cảm ban đầu của đôi bạn trẻ, thông thường trong xã hội ngày nay thì những chàng trai, cô gái nào xinh đẹp, duyên dáng thường được bạn khác giới để ý đến đầu tiên, đấy là một sự thật mà khơng ai có thể

79

chối cãi. Ngồi ra, học vấn cũng được bà con Giẻ - Triêng đánh giá cao, họ coi trọng những người làm cán bộ địa phương và ý thức được rằng phải học cái chữ thì mới đi làm cán bộ được. Vậy nên hầu hết các gia đình Giẻ - Triêng đều ưu tiên chọn con dâu hay con rể có trình độ học vấn hay địa vị xã hội. Có đến 30 người (chiếm 60%) cho rằng giàu nghèo không quan trọng, họ suy nghĩ rằng nếu có sức khỏe và chăm chỉ lao động kiếm tiền thì khơng ai có thể khơng có cơm ăn, áo mặc được. Phải nói rằng đây là suy nghĩ rất hiện đại và tự lập của thế hệ thanh niên ngày nay. Đặc biệt là hình ảnh bó củi cưới đã khơng cịn quan trọng như trước nữa, có đến hơn 60% câu trả lời rằng họ không cần nhiều củi cưới trong ngày cưới, nếu là phong tục truyền thống thì chỉ cần 2 hay 3 gùi mang ý nghĩa tượng trưng. Đây là sự biến đổi phù hợp với sự biến đổi trong quan niệm của đồng bào người Giẻ - Triêng. Hôn nhân đáp ứng nhu cầu tình cảm lứa đơi. Thanh niên chọn vợ chồng theo đáp ứng được tiêu chí tình cảm cá nhân của họ chứ khơng vì mục đích hay ép buộc bởi gia đình và dịng họ.

3.1.1.3. Những biến đổi trong điều kiện và nguyên tắc kết hôn

Qua nghiên cứu xem xét mối quan hệ hôn nhân trong 5 đời ở hai dịng chính dân tộc Giẻ - Triêng, ta không thấy mối quan hệ hôn nhân cận huyết hay nội tộc mà chỉ thấy hôn nhân trong hai nhóm Giẻ và nhóm Triêng. Các mối quan hệ hơn nhân đó xét về mặt huyết thống tương đối xa và mối quan hệ hôn nhân chéo giữa hai dòng ở đời thứ 5. Hiện nay, vấn đề hôn nhân được giải quyết một cách rõ ràng theo chuẩn mực của cộng đồng . Tức là luật tục không cho phép những người có mối quan hệ trong phạm vi bốn đời được kết hơn với nhau. Nếu có mối quan hệ thì bị gia đình, cộng đồng xử phạt rất nặng, xúc phạm tới thần linh và mang về tai họa cho buôn làng. Như vậy, vấn đề hôn nhân của người Giẻ - Triêng hiện nay rất rõ ràng và ở hình thái hơn nhân một vợ một chồng, tự nguyện theo nguyên tắc ngoại hôn.

80

Nam, nữ Giẻ - Triêng được tự do tìm hiểu và đi tới hơn nhân bằng tình yêu, bằng sự tự nguyện cho nên nguyên tắc hôn nhân hỗn hợp được phát huy mạnh, mở rộng với đa thành phần dân tộc. Trước đây việc kết hơn giữa các dân tộc khác nhau là rất ít do phong tục tập quán của mỗi dân tộc đều khác nhau, hơn nữa địa bàn cư trú xưa kia của đồng bào Giẻ - Triêng khá co cụm, không gần đường quốc lộ như bây giờ nên các mối quan hệ diễn ra với mức độ bó hẹp cho nên việc người Giẻ - Triêng kết hôn với người thuộc dân tộc khác là rất ít. Nhưng hiện nay, hơn nhân của người Giẻ - Triêng với các nhóm dân tộc khác rất nhiều. Chúng ta có thể thấy các cuộc hôn nhân của người Giẻ - Triêng với người Xơ Đăng, người Ba Na hay người Brâu, người Kinh… Trường hợp con của các cặp cha là người Kinh, mẹ là người Triêng thì những đứa con đều mang họ cha (Ví dụ như Nguyễn Chí Bảo là con của Nguyễn Văn Dũng và Y Lọ). Theo kết quả của quá trình tổng hợp điều tra thơng tin các hộ dân, lấy chủ thể là người nhóm Triêng thì có kết quả như sau:

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ đối tượng kết hơn của nhóm Triêng ở làng Đăk Răng, xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum

(

(Nguồn: kết quả điều tra của luận văn tháng 3 năm

2014 tại làng Đăk Răng, xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum)

Chú giải:

1. Kết hôn với cùng nhóm Triêng.

2. Kết hơn với nhóm Giẻ.

3. Kết hơn với dân tộc Kinh. 4. Kết hôn với các dân tộc khác 56% 34% 3% 7% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 1 2 3 4

81

Thơng qua biểu đồ có thể thấy rằng người Giẻ - Triêng hiện nay vẫn ưu tiên kết hôn với người cùng dân tộc, đặc biệt là cùng nhóm Triêng với họ. Nguyên nhân sâu xa vẫn là vì họ có chung những phong tục tập quán hay quan niệm về cưới xin cho nên dễ dàng thấu hiểu, thông cảm và phù hợp với nhau. Hơn nữa, địa bàn cư trú của họ ít có sự xem kẽ của các dân tộc khác, 2 xã Đăk Dục và Đăk Nông thuộc huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum đều là địa bàn cư trú của người Giẻ - Triêng, các dân tộc khác chỉ chiếm một số rất ít. Tuy nhiên vẫn có việc kết hôn giữa người Giẻ - Triêng với người Kinh hay các dân tộc khác, đặc biệt là dân tộc Lào. Hiện nay các dân tộc khác như Kinh, Thái, Mường, Xơ Đăng, Ba Na… và người Lào chủ yếu ở tỉnh A – tô – pư, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào có địa vực cư trú gần với nhóm Triêng ở huyện Ngọc Hồi sang làm ăn và kết hôn với người Giẻ - Triêng ở đây. Cho dù giữa các dân tộc đều có những đặc điểm riêng về phong tục tập quán khác nhau những giờ đây các tiêu chí chọn bạn đời đã thay đổi, thanh niên Giẻ - Triêng ưu tiên chọn bạn đời có trách nhiệm và đạo đức trong tình yêu. Họ cho rằng thành phần dân tộc không ảnh hưởng đến kết hôn, đó là dấu hiệu xích lại gần nhau trong văn hóa và nếp sống giữa các dân tộc trên một mảnh đất quê hương.

3.1.1.4. Những biến đổi trong luật tục

Việc đăng ký kết hôn đã được thực hiện tuy nhiên người Giẻ - Triêng vẫn chưa chú trọng đến vấn đề này, có trường hợp con cái đến độ tuổi đến trường thì bố mẹ mới đăng ký kết hôn để làm giấy khai sinh cho con. Trong quá trình khảo sát 16 cặp vợ chồng bắt đầu chung sống với nhau ở thời điểm gần đây nhất từ năm 2006 cho đến 2014 cho ra kết quả như sau: 3 đôi vợ chồng chung sống với nhau từ năm 2006 nhưng đến năm 2011 mới đăng ký kết hôn,2 đôi vợ chồng chung sống từ năm 2007 nhưng đến 2011 mới đăng ký

82

kết hôn, 3 đôi vợ chồng chung sống từ năm 2010 những đến năm 2011 mới đăng ký kết hôn, 1 đôi vợ chồng chung sống từ năm 2012 nhưng đến năm 2013 thì khơng chung sống với nhau và cũng không đăng ký kết hơn, cịn lại 7 cặp vợ chồng lấy nhau vào thời gian từ năm 2012 đến đầu năm 2014 thì sau khi tổ chức xong nghi lễ truyền thống, được sự vận động của trưởng thôn họ đăng ký kết hơn ngay sau đó. Trong năm 2011, nhờ sự vận động của chính quyền địa phương, sự quan tâm và chăm sóc đến bà con đồng bào các dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa mà bộ mặt hôn nhân trong làng đã thay đổi rất nhiều, hầu hết các cặp vợ chồng đều đã có giấy đăng ký kết hơn. Bà con cũng đã quan tâm đến những chứng nhận pháp lý trong hôn nhân một phần vì ngun tắc kết hơn được mở rộng với tất cả các dân tộc khác, kể cả dân tộc ở nước ngoài cho nên phạm vi cộng đồng làng đã được mở rộng, cần có những chứng nhận pháp lý để tránh sự khác biệt về việc áp dụng tập quán pháp của dân tộc này đối với dân tộc khác trong hơn nhân.

Nhờ có sự chứng nhận về mặt pháp lý của nhà nước mà cuộc sống của các cặp vợ chồng người Giẻ - Triêng đã có sự chuyển biến tích cực, đồng bào đã ý thức được vai trò xã hội của một gia đình. Tuy nhiên vẫn còn một số trường hợp tảo hơn, các năm về sau tình trạng tảo hôn càng giảm. Hiện tượng tảo hôn ép gả đã bị lớp trẻ phản đối và luật pháp ngăn cấm nhưng lại nảy sinh trường hợp tảo hôn tự nguyện do lớp trẻ tiếp xúc với nhiều các phương tiện nghe nhìn và mơi trường sống mở ra nhiều cơ hội gặp gỡ nên một số thanh

Một phần của tài liệu Hôn nhân truyền thống của dân tộc giẻ triêng (Trang 75 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)