Các nghi thức trong hôn nhân truyền thống của người Giẻ Triêng

Một phần của tài liệu Hôn nhân truyền thống của dân tộc giẻ triêng (Trang 56)

Đối với mọi dân tộc, dù trong hoàn cảnh điều kiện nào, việc dựng vợ gả chồng cũng rất được coi trọng. Nó quyết định tương lai của mỗi cuộc đời con người, hạnh phúc gia đình và nền tảng của xã hội. Hôn nhân là bước ngoặc lịch sử của cuộc đời ; từ đây, người vợ, người chồng phải gánh vác một vai trò chức trách nặng nề trong gia đình và xã hội. Chính vì thế mà con người dành cho hôn nhân tất cả sự trân trọng kèm theo các lễ thức tương ứng.

Lễ thứ hôn nhân của mỗi dân tộc đều có những nghi lễ, lễ tục riêng, có dấu ấn lịch sử văn hóa, văn minh và hệ giá trị chuẩn mực xã hội. Nói cách khác, thời đại nào, xã hội nào, giai cấp nào thì đẻ ra mối quan hệ hôn nhân như thế, nhưng bao giờ cũng đảm bảo theo một trình tự nhất định từ việc để ý đối tượng, mai mối, ngỏ lời yêu thương, lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ cưới và các nghi thức sau lễ cưới.

Hôn nhân không chỉ dừng lại giữa hai các thể mà nó có tính xã hội rộng lớn, luật Hơn nhân và Gia đình nước ta được áp dụng từ năm 1950, sau đó sửa đổi năm 1986 và tiếp tục sửa đổi trong năm 2000 cho phù hợp với quá trình vận động và phát triển của xã hội loài người.

57

Nhưng luật Hơn nhân và Gia đình khơng phải tất cả các dân tộc ít người đều chấp hành theo đúng luật định, khi xã hội cộng đồng với tập quán pháp còn chi phối các mối quan hệ cá nhân, gia đình và xã hội ; đặc biệt là các dân tộc cư trú ở vùng sâu vùng xa, vùng biên giới, theo cấu trúc xã hội cổ truyền tương đối khép kín. Hơn nữa, điều kiện giao thông, thông tin, kinh tế, văn hóa – xã hội cịn rất khó khăn, việc tiếp cận và mức độ chi phối, hiệu lực chấp hành các chủ trương chính sách pháp luật nhà nước cịn hạn chế nên vấn đề hôn nhân gia đình chưa theo luật định là điều vẫn tồn tại trong thực tế ; ngay cả việc đăng ký kết hơn của đơi trai gái tại chính quyền cũng chưa được coi trọng và thường chỉ được tiến hành theo luật tục. Khi đã hoàn thành đầy đủ các nghi lễ, các thủ tục theo tập quán quy định, thì như vậy họ mới coi cuộc hơn nhân có hiệu lực.

Để nghiên cứu về hôn nhân của người Giẻ - Triêng, trong đó có nghi thức trong hơn nhân của đồng bào, luận văn đã khảo sát nghiên cứu về nghi thức truyền thống của nhóm Triêng sinh sống tại làng Đăk Răng, xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.

2.5.1. Lễ dạm ngõ (Lễ hứa hôn – Lễ Bla))

Sau giấc mơ lành của chàng trai vào buổi đêm trò chuyện cùng với người mình yêu, chàng trai sẽ về báo cáo lại với cha mẹ của mình để gia đình định đoạt chuyện cưới xin. Thông thường, đôi trai gái Giẻ - Triêng yêu nhau được bố mẹ chấp nhận. Rất ít khi cha mẹ ngăn cản ý định của con cái, mặc dù phong tục của người Giẻ - Triêng bố mẹ là người quyết định hơn nhân bởi vì họ rất tơn trọng tình cảm của con cái mình. Ngay lập tức tức bố mẹ chàng trai sẽ đi mời người làm mối về để bàn bạc, nhiệm vụ của người làm mối là thăm dị, tìm hiểu về mọi mặt gia đình cơ gái, đặc biệt là đánh tiếng, ướm hỏi chuyện trăm năm cho đôi lứa. Nếu thấy gia đình cơ gái có vẻ ưng thuận, ông

58

mối báo với nhà trai chuẩn bị lễ vật và xem ngày lành tháng tốt để sang nhà cơ gái nói chuyện đặt lễ. Về phía cơ gái cũng vậy, khi về nhà cô cũng lập tức báo cáo chuyện tình cảm của mình cho bố mẹ và người thân biết để chuẩn bị chờ ngày nhà trai đến nói chuyện cưới xin. Lễ Bla là nghi lễ đầu tiên và có vai trị quan trọng trong hơn nhân, nó đánh dấu một bước ngoặc trong chuyện tình cảm của đôi nam nữ. Nếu khơng có nghi lễ này thì khơng có căn cứ để tổ chức những nghi lễ tiếp theo. Từ sau lễ Bla, chàng trai và cô gái cùng với hai bên gia đình phải chịu trách nhiệm trước thần linh và tồn thể bn làng lời hứa nguyện kết tóc xe tơ cùng nhau, giờ đây giữa họ khơng chỉ là tình u đơn thuần mà còn phải suy nghĩ và chuẩn bị mọi thứ một mối quan hệ bền vững lâu dài về sau.

Sau khi gia đình đã có quyết định thống nhất, họ chuẩn bị lễ vật đến dạm ngõ mà không hề cho người ngòai biết, lễ Bla được tổ chức bất ngờ bao niêu thì đơi vợ chồng trẻ càng hạnh phúc bấy nhiêu. Thông thường lễ Bla thường được tổ chức vào buổi tối, chú rể và gia đình nhà trai cùng họ hàng, đặc biệt là người mai mối lặng lẽ chuẩn bị con gà và gùi nếp mang đến nhà cô gái, họ quan niệm rằng việc dạm ngõ là việc bắt đầu, đấy là lúc hai bên gia đình gặp nhau lần đầu tiên nên nếu có xảy ra việc gì khơng thuận lợi, hoặc bị nhà gái từ chối thì sẽ khơng ai biết, hai gia đình và đơi bạn trẻ cũng khơng bị mất mặt trước bà con làng xóm.

Sau khi chào hỏi là lời mở đầu, giới thiệu của người mai mối, trong đám cưới của người Giẻ - Triêng vai trò của người mai mối rất lớn, mọi việc có thành hay khơng một phần cũng nhờ vào lời ăn tiếng nói của vị mai mối này. Và ông cũng là người đứng ra điều khiển các bước của nghi lễ này. Trong buổi lễ Bla này cần phải có mặt của già làng, người đừng đầu trong thôn bản. Già làng sẽ là người chứng giám cho lời thề giữa hai bên gia đình,

59

sự có mặt của ơng là đại diện cho thần linh vì thế mà mỗi người phải có trách nhiệm trước lời hứa của mình. Chỉ khi nào lễ Bla được tổ chức thì mới có cơ sở để tiếp tục thực hiện những nghi lễ về sau.

Lễ vật được nhà trai mang đến nhà gái trong lễ dạm ngõ (lễ Bla) gồm có một con gà và một gùi nếp. Con gà dùng để làm vật hiến sinh cho thần linh cịn gùi nếp sẽ được nhà gái đồ thành xơi mời mọi người có mặt trong buổi lễ. Nghi thức dạm ngõ được người làm mai mối điều khiển. Cô dâu, chú rể người đối diện nhau trước mặt người làm chủ buổi lễ, ba người cùng đặt tay lên con gà. Tiếp đến, những thành viên có mặt lần lượt chạm tay vào con gà đó. Nếu ai không làm như vậy thì khơng cơng nhận thành viên của buổi lễ. Con gà được nhà trai mang đến với mục đích hiến sinh cho thần linh, lúc đấy con gà khơng cịn là một con vật thơng thường nữa mà nó mang tính thiêng, hành động đặt tay lên con gà như để nói lời tạm biệt và gửi gắm mong ước của họ đến với Giàng và các thần linh trên trời. Ở một số các dân tộc thiểu số khác như dân tộc Brâu sinh sống ở Kon Tum, trước khi tổ chức nghi lễ đâm trâu bà con thường dành riêng một buổi tối trước hơm đâm trâu để làm nghi lễ “khóc trâu” với mục đích chia tay con trâu được hiến sinh, đây là một nét nhân văn trong đời sống tinh thần của bà con mà ít ai có thể nhận thấy được.

Trong lúc đó người làm chủ buổi lễ là già làng sẽ đọc lời khấn, ông là người có tiếng nói trong bn làng bởi vậy mọi việc diễn ra cần phải thông qua ý kiến của ông. Đại ý lời khấn là nhờ thần linh chứng giám và chúc phúc cho đôi uyên ương trẻ, nếu một trong hai bên mà phản bội lời thề trước ngày cưới sẽ bị thần linh và bên con lại phạt vạ. Sau khi chủ lễ đọc xong lời khấn xong, cô gái sẽ tự tay cắt tiết con gà với ý nghĩa chính thức đón nhận tình cảm và quyết định đi đến hôn nhân. Cô gái tự tay cắt tiết con vật hiến sinh cho thần linh đồng nghĩa với việc cô sẽ giữ lời thề này trước thần linh.

60

Sau khi nghi lễ kết thúc, gà được mọi người đem nướng chín, nếp nấu thành xôi, đôi vợ chồng trẻ trao nắm xôi với ít gan gà cho nhau cùng ăn, rồi cùng uống chung một bát rượu. Mọi người cùng nhau ăn uống, hát hị vui vẻ và khơng qn bàn chuyện tương lai của đôi trẻ, bàn bạc cùng nhau chuẩn bị cho nghi lễ quan trọng tiếp theo. Tuy mọi việc diễn ra khá là đơn giản nhưng là bước đánh dấu đầu tiên và quan trọng của sự việc trọng đại này.

2.5.2. Lễ hỏi (Lễ Tava - Lễ ra mắt gia đình)

Nếu như nghi lễ Bla mang ý nghĩa là một lời hứa trước buôn làng và thần linh, khẳng định tình cảm và sự quyết tâm đến với nhau của đôi nam nữ thì lễ Tava (lễ hỏi) lại mang ý nghĩa gia đình. Nghi lễ này chính là lễ ra mắt hai bên gia đình của chàng trai và cơ gái, đấy là nghi lễ nhận dâu rể, nhận con cháu trong nhà, xem như đã trở thành người một nhà cùng với nhau. Yêu thương nhau và cùng nhau chia sẻ trách nhiệm trong gia đình.

Cũng giống như lễ Bla (Lễ dạm ngõ), lễ Tava cũng được diễn ra vào ban đêm để tránh gặp phải những điều không hay, tránh để bị kẻ xấu biết mà lợi dụng nói những điều khơng tốt đẹp ảnh hưởng đến gia đình hai bên cũng như đôi nam nữ. Tuy nhiên nghi lễ này được diễn ra ở cả nhà trai lẫn nhà gái. Nếu hai gia đình ở gần nhau thì nghi lễ này có thể diễn ra trong cùng một đêm, còn nếu hai gia đình ở xa nhau (khác xã hoặc khác huyện) thì để đến hơm sau và nghi lễ thì diễn ra ở nhà trai trước.

Đêm hôm đấy, gia đình nhà trai cùng ơng mối đến nhà cô gái để tiếp tục tổ chức nghi lễ Ta va, ra mắt gia đình họ hàng hai bên và cùng nhau bàn bạc cho lễ cưới trọng đại trong cuộc đời của đôi uyên ương. Trong lễ ăn hỏi của người Giẻ - Triêng cũng chỉ có sự có mặt của gia đình và họ hàng thân thuộc chứ khơng có người ngồi đến dự, cho nên hơm đấy gia đình và họ hàng thân thuộc của nhà gái sẽ có mặt đầy đủ để gặp mặt chàng rể tương lai của gia đình.

61

Người mai mối cũng sẽ đứng ra điều khiển buổi lễ này. Khi nhận trách nhiệm mai mối cho một cuộc hôn nhân nào đó, ơng phải chịu trách nhiệm từ đầu đến cuối và tham gia từ đầu đến cuối những nghi lễ và luật tục trong mối quan hệ hơn nhân nay. Chính vì thế mà trong cộng đồng làng của người Giẻ - Triêng rất quý trọng người mai mối. Họ luôn được xem như là một thành viên của gia đình, của dịng họ bởi bao nhiêu niềm vui và nỗi buồn của gia đình đều nhận được sự chia sẻ và giúp đỡ của người làm mai mối.

Nhà trai chuẩn bị một con gà và một gùi gạo nếp làm lễ vật cho nhà gái. Trình tự nghi lễ diễn ra tương tự như lễ Bla, những nghi thức diễn ra trong lễ Tava được thực hiện tuần tự dưới sự điều khiển của người mai mối, sự đồng thuận của hai bên gia đình và đặc biệt là sự chứng giám của già làng trước các Giàng và thần linh. Người Giẻ - Triêng rất coi trọng lời thề trước Giàng bởi nó ảnh hưởng đến lịng tự trọng cá nhân và tín ngưỡng tâm linh của họ. Sau đó mọi người cùng ăn uống, chúc tụng, cầu mong cho đôi trai gái yêu thương nhau trọn đời và cứ thế họ vui vẻ múa hát đến ngày hôm sau. Cũng trong khơng khí này, ơng mối và gia đình hai bên ngồi lại bàn bạc chuẩn bị cho lễ cưới sắp đến, chuẩn bị cho ngày trọng đại của đôi lứa.

Ngược lại bên nhà trai cũng vậy, khi nhà gái sang nhà trai ăn hỏi thì cũng cần phải có mặt đầy đủ họ hàng nhà trai để cô dâu tương lai ra mắt gia đình. Đây là cơ hội để cơ gái được tiếp xúc với gia đình thứ hai của mình, gặp gỡ, chào hỏi và thể hiện tình cảm với tư cách một thành viên mới. Đây là thời điểm đầu tiên để cơ gái có thể hịa nhập được với gia đình người chồng tương lai của mình. Vì thế mà ai cũng vui vẻ cười nói và nhận họ hàng, giúp đỡ cô dâu tương lai trước những bỡ ngỡ bên gia đình nhà chồng. Và cũng từ sau nghi lễ này gia đình hai bên đã chính thức nhận con nhận cháu, hai bên bắt đầu mang trách nhiệm của một người con trong gia đình mới.

62

2.5.3. Lễ Cưới (Lễ Cõng củi – Lễ Loong)

Theo tục lệ của người Giẻ - Triêng, con gái 14 – 15 tuổi đã phải thông thạo việc lên nương, dệt vải, cơm nước cho gia đình và phải có một đống củi thật to, đẹp, được xếp gọn gàng do chính cơ gái chặt về từ cây dẻ rừng. Khi bắt chồng, ngoài việc chuẩn bị đầy đủ tấm đắp cho cả nhà chồng, váy áo cho mẹ và chị em chồng, khơ và tấm chồng cho bố chồng, chồng, anh em trai của chồng …cô gái phải có ít nhất 100 gùi củi. Cứ theo cách tính của người Giẻ - Triêng, nếu bắt chồng ở tuổi 17, cô gái phải lên rừng lấy củi từ năm 12 tuổi. Củi hứa hôn là thước đo cho những đức tính quan trọng nhất của cơ gái Giẻ - Triêng đó là siêng năng, cần cù và cẩn thận, vì thế mà khi nào có đủ 100 gùi củi thì đấy là dấu hiệu để nhận biết cơ gái Giẻ - Triêng trang bị cho mình đầy đủ những yếu tố cần thiết để tìm bạn đời và bước vào cuộc sống hôn nhân. Ngồi ra, có đủ 100 gùi củi là q trình chuẩn bị từ khi cơ gái từ khi cịn nhỏ cho đến lúc trưởng thành, thời gian đủ để cơ thể đã phát triển đầy đủ về mặt sinh lý, sẵn sàng trở thành người vợ, người mẹ [3, tr.24]

Củi để bắt chồng được chọn rất công phu, cẩn thận chứ không như lấy củi để đun. Trước hết phải chọn loại cây thẳng, thường là cây dẻ rừng, bởi cây dẻ rừng dễ chẻ, thớ củi nứt suông theo thớ dọc, củi dẻ khi đun thì lửa rất đỏ và than rất đượm. Nhưng ở những vùng khơng có củi dẻ, hoặc ở vùng hiếm củi dẻ có thể tìm thêm các loại củi khác như cây bằng lăng rừng hoặc các loại cây khác có đặc điểm giống như câu dẻ hoặc cây bằng lăng. Kích cỡ cây được chọn làm củi thường có đường kính trên dưới 10cm. Củi được chặt thành đoạn với độ dài nhất định trong khoảng đó và phải giữ được độ dài ấy đều tăm tắp cho cả đống củi [3, tr.25].

Củi được cõng từ rừng về theo từng bó nhưng khi được chuyển sang bên nhà chồng thì được xếp vào trong gùi và tính theo gùi. Khi lấy xong củi, trước khi xếp các xúc củi vào để bó theo từng bó, các cơ gái phải dùng rìu chẻ

63

dọc bằng những nhát rìu cạn phải làm sao cho các thớ gỗ dính vào nhau theo từng mảng, không tách rời, khi khô xúc củi sẽ bị nứt, trông giống như những tép củi nhỏ. Ngoài yêu cầu trên, các cây củi phải bằng nhau về độ dài, mặt cắt các cây củi phải thật bằng… Cô gái Giẻ - Triêng dồn hết tâm huyết và tình cảm của mình để làm sao cho thanh củi của mình phải thật đẹp, thật đều và quan trọng nhất là dễ cháy, dễ sử dụng. Càng cẩn thận bao nhiêu thì cơ gái càng chứng tỏ được sự giỏi dang của mình, đồng thời cũng là cách thể hiện tình cảm của mình đối với chồng và gia đình nhà chồng.

Cịn riêng đối với con trai Giẻ - Triêng 15 – 17 tuổi đã phải thông thạo săn bắn, đan lát gùi, làm nhà kho… mới có cơ hội được các cơ gái trong làng bản chú ý đến. Lúc này các chàng trai có thể tự chứng minh được mình đủ khả năng trở thành trụ cột trong gia đình.

Một phần của tài liệu Hôn nhân truyền thống của dân tộc giẻ triêng (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)