Các trường hợp hôn nhân đặc biệt

Một phần của tài liệu Hôn nhân truyền thống của dân tộc giẻ triêng (Trang 70 - 75)

2.7.1. Trường hợp đa phu, đa thê

Qua nghiên cứu cho thấy, trong xã hội Giẻ - Triêng chưa ghi nhận trường hợp đa phu. Quan niệm truyền thống của người Giẻ - Triêng đánh giá nhân cách của phụ nữ qua lòng chung thủy, con gái Giẻ - Triêng để lấy được chồng cũng phải có tấm lịng chung thủy và tình u trong sáng, bởi vì thế mà xưa nay phụ nữ Giẻ - Triêng không ai lấy thêm chồng, trừ khi người chồng đang chung sống với họ vì một lý do nào đó bỏ họ ra đi hoặc qua đời. Lúc đó thì người phụ nữ sẽ đi bước nữa, tìm một người đàn ơng phù hợp với mình, có thể thơng cảm và chia sẻ với hoàn cảnh của mình. Bản thân người đàn ông Giẻ - Triêng cũng khơng chấp nhận việc có chung một người vợ trong gia đình, họ cho rằng việc hai người đàn ơng có chung một bà vợ là thể hiện sự yếu kém, khơng có bản lĩnh và năng lực chăm lo cho gia đình của người chồng đầu tiên, cịn người đàn ơng chấp nhận cùng chung sống với vợ của người khác sẽ bị xã hội lên án, khó có thể sống hịa đồng cùng những người đàn ông khác trong làng bản.

Tuy nhiên, ngược lại trong xã hội Giẻ - Triêng lại xuất hiện trường hợp đa thê, có nghĩa là nam giới Giẻ - Triêng có thể lấy nhiều vợ. Trong cộng đồng làng của người Giẻ - Triêng có những quy định rất rõ ràng về việc lấy nhiều vợ như thế này. Để có quyền lấy thêm một người vợ nữa thì đàn ơng Giẻ - Triêng phải chứng minh được là người vợ cả của mình có thiếu sót một hoặc vài điều trong

71

đời sống vợ chồng, ví dụ như người vợ cả tàn tật hay bị tai nạn, khơng cịn đủ sức khỏe để chăm sóc con cái và qn xuyến gia đình; hay như người vợ hiện tại khơng có khả năng sinh con thì người chồng được phép lấy thêm vợ. Cũng chính vì lý do này mà trong xã hội của người Giẻ - Triêng trước đây có những người đàn ơng có hai đến ba người vợ. Tuy nhiên, để lấy được phép lấy thêm vợ, đàn ông Giẻ - Triêng ngồi xin phép bố mẹ của mình cịn phải mang gà và rượu đến xin phép bố mẹ vợ trước, người phụ nữ nào chấp nhận làm vợ lẽ khi sang nhà chồng phải chuẩn bị cả tấm dồ, tấm đắp, áo váy cho người vợ cả. Mọi nghi thức về hôn lễ được tổ chức đơn giản tối thiểu, trong phạm vi gia đình, khơng được cộng đồng đứng ra tổ chức với quy mô và nghi thức truyền thống.

2.7.2. Trường hợp hôn nhân với gái chửa hoang

Đối với cộng đồng người Giẻ - Triêng vấn đề quan hệ tình dục trước hơn nhân là điều cấm kị, trai gái Giẻ - Triêng đến tuổi tìm bạn đời có thể tìm hiểu nhau một cách kín đáo, họ có thể ngủ cùng chung một tấm đắp những việc quan hệ vợ chồng trước khi cưới bị xã hội lên án rất gay gắt và có luật tục rõ ràng để trừng phạt những trường hợp như thế này. Người Giẻ - Triêng quan niệm nếu trong làng có gái chửa hoang có nghĩa sẽ mang lại điều xui xẻo cho dân làng vì thế mà nếu chửa hoang họ sẽ bị dân làng ghẻ lạnh, bị đuổi ra khỏi khu dân cư trong quá trình sinh nở. Sau khi sinh nở xong, muốn quay trở lại làng thì phải đợi trịn một tháng, lúc đó cơ gái và gia đình phải chuẩn bị lễ vật để cúng giàng, mong giàng không nổi giận và xóa bỏ những điều xui xèo. Thông thường lễ vật phải có một con heo, máu của con heo này được rải khắp khu vực cổng làng để đuổi tà ma, đuổi những điều dữ. Sau khi nghi lễ này kết thúc thì cơ gái mới được quay về làng để sinh sống làm ăn. Chính vì điều này mà hầu như gái chửa hoang không sống được ở trong làng, thường là họ tự nguyện bỏ đi đến khu vực khác để sinh sống, nếu người đàn ơng nào có tình cảm với người phụ nữ đã từng chửa hoang thì họ sẽ chấp nhận bỏ làng đi đến nơi khác để sinh sống lập nghiệp.

72

Trong trường hợp đôi nam nữ kết hôn với nhau nhưng chưa đủ thai kỳ (chưa đủ 9 tháng 10 ngày) đã sinh con cũng sẽ bị dân làng phạt vạ. Người Giẻ - Triêng khơng coi trọng hành động đó, cho đó cũng là điều xấu ảnh hưởng tới bn làng, tuy nhiên hình thức phạt sẽ nhẹ hơn so với trường hợp chửa hoang. Khi đứa trẻ được sinh ra gia đình hai bên phải nộp lễ vật cúng giàng và chính thức xin lỗi buôn làng. Trong trường hợp này lễ vật có ít hơn so với trường hợp chửa hoang.

Như đã trình bày ở trên, người Giẻ - Triêng không chấp nhận gái chửa hoang, coi đó là hành động gây xấu đến cộng đồng. Do đó mà hơn nhân với gái chửa hoang là trường hợp rất ít có. Gái chửa hoang hầu như không lấy được chồng trong xã hội Giẻ - Triêng, nếu có thì cũng không được tổ chức theo nghi lễ của cộng đồng.

2.7.3. Trường hợp hơn nhân với người góa chồng hoặc góa vợ

Trường hợp hơn nhân với người góa – trai chưa vợ lấy gái góa chồng hoặc gái chưa chồng lấy trai góa vợ trong luật tục hôn nhân của người Giẻ - Triêng khơng có sự quy định khắt khe. Lễ cưới có thể tổ chức theo đúng nghi thức của cộng đồng hoặc tùy vào hồn cảnh và điều kiện kinh tế của gia đình đó. Hình thức cùng khơng có gì phải thay đổi, lễ cưới diễn ra sau vẫn theo đúng trình tự và khơng có gì ảnh hưởng đến gia đình của người vợ hoặc người chồng đã mất nhưng mà quy mô phải hạn chế, không được linh đình bằng đám cưới đầu tiên. Đồng bào người Giẻ - Triêng có cái nhìn nhân văn trong các mối quan hệ tình cảm nam nữ, tuy nhiên trong xã hội Giẻ - Triêng không đánh giá cao những người đi bước nữa quá sớm, thông thường họ tái giá sau khi đã làm lễ bỏ mả cho người vợ hoặc người chồng q cố của mình, ít nhất là sau khi người vợ hoặc chồng mất một năm thì họ mới được lấy người mới. Để được phép lập gia đình với vợ hay chồng của người đã khuất thì người chồng hay người vợ mới của người giá phải có lễ vật để thơng báo và cúng xin phép hồn ma của người đã khuất cho phép mình được làm vợ (chồng) mới của người góa. Tất cả các thủ tục trong nghi lễ đều được sự chứng kiến và đồng ý của các bên gia đình.

73

Tiểu kết Chương 2

Hôn nhân truyền thống của dân tộc Giẻ - Triêng trải qua một quá trình vận động với các hình thái hơn nhân trong tiến trình phát triển của xã hội loài người. Ở mỗi giai đoạn nó có đặc điểm mang tính chất khu vực và đặc thái riêng của văn hóa tộc người. Theo quan niệm truyền thống của người Giẻ - Triêng hôn là đánh dấu cho sự trưởng thành của một thành viện trong cộng đồng làng, bước vào hôn nhân là sự tự chủ trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Thực sự trở thành một hạt nhân với trong cộng đồng

Nét cơ bản của hôn nhân truyền thống của dân tộc Giẻ - Triêng là hôn nhân tự nguyện dựa trên cơ sở các tập quán pháp của đồng bào. Con trai con gái Giẻ - Triêng đến tuổi trưởng thành đánh dấu bằng nghĩ lễ Cà răng (Ket Hoeng) thì có thể tự do tìm bạn đời. Sự tự do tìm kiếm và kết bạn tình của đơi trai gái cùng với sự ủng hộ, định hướng, tác động của gia đình, bạn bè và xã hội tạo dựng nên một mối quan hệ khăng khít, gần gũi trên tinh thần tôn trọng, hiểu biết đằm thắm. Nét nổi bật trong hôn nhân của người Giẻ - Triêng đó là tính nhân văn trong mối quan hệ hôn nhân và gia đình của họ, họ coi trọng vẻ đẹp nội dung hơn là hình thức, lấy sự tin tưởng và lòng chung thủy làm nền tảng cho cuộc hôn nhân bền chặt.

Các nghi thức trong hôn nhân truyền thống là nét đẹp riêng trong phong tục tập quán truyền thống của dân tộc Giẻ - Triêng bao gồm đầy đủ diễn trình tâm lý, tình cảm đôi lứa cũng như phong tục tập quán truyền thống được cộng đồng thừa nhận và tiến hành một cách nghiêm ngặt, trang trọng, đầy đủ các nghi thức trước, trong và sau lễ cưới. Các nghi thức diễn ra trong lễ cưới thể hiện bản sắc độc lập và cởi mở trong phong tục tập quán truyền thống của bà con cộng đồng dân tộc Giẻ - Triêng.

74

Các trường hợp hôn nhân đặc biệt như đa phu, đa thê có tồn tại nhưng khơng phải là phổ biến, chỉ mang tính cá biệt và khơng được cộng đồng khuyến khích.

Hơn nhân của người Giẻ - Triêng chứa đựng nhiều cách thức biểu đạt của một hình thái hơn nhân với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và những khuôn mẫu ứng xử, giá trị văn hóa truyền thống độc đáo. Tuy nhiên nhìn nhận vấn đề này theo quan sát từ bên ngồi hay quy định về Luật hơn nhân và gia đình của nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì cịn nhiều vấn đề phải đề cập tiếp ở phần sau. Và trên hết, làm thế nào để bảo tồn, gìn giữ và phát huy được nét đẹp trong hôn nhân truyền thống của đồng bào là điều trăn trở của các nhà nghiên cứu dân tộc học, nghiên cứu văn hóa xã hội hiện nay.

75

Chương 3

HÔN NHÂN TRUYỀN THỐNG NGƯỜI GIẺ - TRIÊNG VỚI PHONG TRÀO XÂY DỰNG NẾP SỐNG MỚI HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Hôn nhân truyền thống của dân tộc giẻ triêng (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)