Các luật tục trong hôn nhân

Một phần của tài liệu Hôn nhân truyền thống của dân tộc giẻ triêng (Trang 51 - 56)

2.4.1. Tục nối dây

Theo quan điểm của các dân tộc học Mác xít, thời đại cộng sản nguyên thủy chia ra làm 3 thời kỳ : Thời kỳ bầy người nguyên thủy, thời kỳ công xã thị tộc mẫu quyền và thời kỳ công xã thị tộc phụ quyền. Trong thời kỳ bầy người nguyên thủy, loài người sống thành bầy đàn, gồm những người cùng huyết tộc với nhau, lang thang đây đó để săn bắt và hái lượm kiếm sống. Trong cuộc sống đó họ giao hợp tạp loạn với nhau không phân biệt huyết thống [28, tr.62].

Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu họ chỉ ra rằng mỗi dân dân đều có những truyền thuyết riêng về sự ra đời của loài người như : Truyền thuyết Quả bầu tiên của người Dao ; Truyền thuyết Lấy chị của người Ê Đê hay như truyền thuyết Cái trống của người Ba Na.

Người Giẻ - Triêng họ cũng có truyền thuyết về sự xuất hiện các cộng đồng người cũng đơn giản. Tùy theo từng nơi, cách kể có khác nhau về chi tiết, nhưng nội dung đều thống nhất: Ngày xưa, con người đã sống đông đúc

52

nghèo lắm, làm không đủ ăn phải quần quật suốt ngày. Lúc rỗi, anh lại vào

rừng thu nhặt hoa quả. Cứ mỗi khi kiếm được thứ quả lạ, anh lại mang trồng

xung quanh nhà. Một lần, anh nhặt được một hạt cây rất to đã nảy mầm. Anh

đặt tên cho nó là ple kan, cây trồng mỗi ngày một xanh tốt, chẳng mấy chốc

cao tới tận trời xanh. Anh cùng dân làng leo lên cây, chờ cho mọi người lên hết, anh chặt đổ cây, mọi người kể cả anh đều không trở về được trần gian.

Lúc này dưới chân chỉ cón sót lại một người đàn bà chửa, chậm chạp chưa

kịp trèo lên cây và một con chó. Người đàn bà sau này sinh ra một đứa con

trai. Đứa con trai lớn lên nhận con chó làm bố và nhờ nó hàng ngày đi kiếm thức ăn. Một lần, chó chui vào hang bắt con dúi, đứa bé bịt chặt hang, chó

chết. Người con trai sau này lấy mẹ và sinh ra các giống người.

Câu chuyện trên cũng là một biểu hiện cho chế độ hôn nhân trong nội tộc của người Giẻ - Triêng xưa kia. Trước kia, những người nam hay nữ có cùng một huyết thống có thể lấy nhau để đảm bảo khơng xảy ra sự thất thốt tài sản gia đình và đảm bảo quyền lực chính trị. Tuy nhiên khi đến giai đoạn phạm vi hôn nhân thu hẹp lại, chuyển thành hơn nhân phụ quyền thì tuyệt đối khơng xuất hiện hiện tượng này.

Từ những dẫn chứng trên có thể cho thấy trong gia đình của dân tộc Giẻ - Triêng trước kia có sự xuất hiện của hình thức một vợ nhiều chồng hoặc ngược lại. Nhưng cho đến nay khơng cịn thấy xuất hiện và cũng khơng cịn một cứ liệu gì dẫn chứng cho việc này xảy ra trong cộng đồng của người Giẻ - Triêng. Nó khác hẳn với một số các dân tộc khác như dân tộc Ê Đê thì “tục nối dây” đã trở thành một tục lệ.

2.4.2. Luật tục trong việc từ hôn

Thông thường, khi lễ dạm ngõ (Lễ Bla) được diễn ra thuận lời khi mọi việc được gia đình hai bên chấp nhận một cách tự nguyện, vui vẻ. Sau lễ Bla

53

lời cam kết hứa hôn cũng có thể bị tan vỡ nếu một trong hai hủy bỏ việc đính ước, từ chối kết hôn do nhiều nguyên nhân khác nhau như có khi đơi trai gái khơng thích nhau nữa, một trong hai đã khơng cịn chung thủy, ưng mắt một người khác; hoặc cũng là lí do liên quan đến tín ngưỡng, mê tín như một trong hai người gặp giấc mơ xấu, điềm xui xẻo; cũng có trường hợp là sự đổi ý của gia đình hai bên, muốn gả con cái của mình cho gia đình tốt hơn, giàu có hơn... Tất cả mọi lý do từ hôn, cho dù bất cứ lý do nào (trừ việc một trong hai qua đời) thì gia đình từ hơn phải bồi thường cho gia đình bên kia theo quy định của luật tục.

Nghi lễ từ hôn cũng phải được diễn ra với ý nghĩa cắt đứt mối quan hệ ràng buộc giữa chàng trai và cơ gái, xóa bỏ trách nhiệm hơn nhân giữa hai bên gia đình. Từ sau khi nghi lễ này kết thúc chàng trai, cơ gái và hai bên gia đình xem như chưa từng tính đến chuyện hôn nhân đại sự và xóa bỏ mọi hiềm khích trước đây.

Thông thường lễ từ hôn được diễn ra vào buổi tối để tránh sự nhịm ngó và phá hoại của người ngoài nhằm tăng thêm sự căng thẳng giữa đơi bên gia đình. Trong lễ từ hơn phải có sự chứng kiến của hai bên gia đình, người làm mối và đặc biệt là già làng. Đồng bào dân tộc Giẻ - Triêng rất coi trọng tình cảm cộng đồng cho nên họ hạn chế tối đa những hiềm khích cá nhân riêng và để làm được việc đó già làng sẽ là người đứng ra để giải tỏa những suy nghĩ cá nhân. Bản thân người làm mối cũng có trách nhiệm khuyên nhủ và giúp hai gia đình tháo gỡ những suy nghĩ khơng hay về nhau.

Về lễ vật từ hơn thì tùy theo quy định của luật tục và sự đòi hỏi của gia đình bên bị từ hơn mà mức bồi thường có sự khác nhau, thông thường là phải nộp phạt một một con heo và một bó củi nếu là nhà gái, cịn nhà trai thì phải nộp phạt cho làng một con heo và gạo nếp... như là những lễ vật mang đi theo

54

trong ngày cưới. Trong hôn nhân của dân tộc Giẻ - Triêng, hình ảnh bó củi mà cơ gái Giẻ - Triêng mang theo trong ngày cưới có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó khơng chỉ để thể hiện sự giỏi giang chăm chỉ của cơ gái mà cịn chất chứa trong đó rất nhiều tình cảm và sự hy vọng của con gái Giẻ - Triêng khi mong muốn được lập gia đình. Vì vậy, khi có ý muốn từ hơn cơ gái cùng gia đình cũng phải mang củi trả với ý nghĩa trả tình nghĩa và trả hy vọng về một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc mới. Tất cả lễ nộp phạt vạ đó khơng dành riêng cho gia đình bên bị từ hôn mà được chia cho cả cộng đồng làng.

Trong buổi tối, gia đình từ hơn cùng già làng và người làm mối mang lễ vật đến gia đình bị từ hơn. Già làng là là người đứng ra tun bố gia đình từ hơn đã mang trả đầy đủ lễ vật, chấm dứt hôn sự giữa hai gia đình và đề nghị hai bên phải có lời thề trước thần linh, trước giàng rằng đã xóa bỏ mọi hiềm thù giữa hai bên. Sang đến ngày hôm sau gia đình từ hơn sẽ mang lễ nộp phạt tạ tội với thần linh và chia cho làng, mọi người cùng nhau ăn uống, vui chơi... Sau việc phạt vạ, hai gia đình và cộng đồng được giải tỏa hồn tồn về mặt tâm lý. Khơng mang mối hiềm thù về những sự việc đã diễn ra vì cảm thấy đã được Giàng chứng giám và bỏ qua.

Ngồi ra cịn trường hợp cả hai bên cùng đồng tình hủy bỏ thì chỉ cần hai bên gia đình cùng chịu các nghi lễ để tạ tội với Giàng và thần linh, không cần phải nộp phạt cho đối phương.

2.4.3. Luật tục trong việc ly hôn

Theo quy định của Pháp luật Việt Nam thì ly hơn hay ly dị là chấm dứt quan hệ hơn nhân do tịa án cơng nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng khi mà tình trạng gia đình trầm trọng, đời sống chung khơng thể kéo dài, mục đích của hơn nhân khơng đạt được. Nhiều người cho rằng ly hôn là giải pháp để kết thúc sự đổ vỡ của tình yêu hoặc nhằm chấm dứt quan hệ gia đình khi hai bên khơng cịn hạnh phúc.

55

Xã hội cổ truyền của người Giẻ - Triêng không bị chi phối bởi pháp luật mà nặng nề về mặt tập quán pháp. Khi kết hôn họ không đăng ký kết hôn theo luật hôn nhân và gia đình và khi ly hơn cũng khơng có sự quyết định cơng nhận từ Tịa án, mọi thứ đều diễn ra theo luật tục được đề ra trong buôn làng từ xưa đến nay. Thẩm quyền giải quyết cao nhất ở đây là người đứng đầu của buôn làng. Nếu một trong hai người hoặc cả hai đều đồng tình với quyết định khơng thể chung sống cũng với vợ hoặc chồng của mình họ có thể báo cáo với già đình, với chủ làng (hay còn gọi là già làng) để sắp đặt một nghi lễ trước Giàng và các thần linh chứng dám cho sự chia ly của hai người.

Có hai trường hợp xảy ra : Thứ nhất nếu chỉ một người có quyết định khơng chung sống với người cịn lại thì người có chủ ý ly hôn phải chấp nhận bị phạt bằng cách chuẩn bị con vật hiến sinh cúng Giàng và bồi thường cho người còn lại. Để chấm dứt quan hệ vợ chồng phải có sự chứng kiến của già làng và những thành viên trong gia đình. Nghi lễ ly hơn trong trường hợp này cũng được diễn ra tương tự như nghi lễ từ hơn tuy nhiên hình thức phạt có nặng hơn và mức độ trách nhiệm cũng cao hơn. Trong nghi lễ buộc phải có con vật hiến sinh là gà hoặc heo tùy vào điều kiện kinh tế để cúng Giàng và già làng là người đứng ra chủ trì buổi lễ. Nghi thức diễn ra đơn giản và nhanh chóng khi hai bên đã có sự nhất trí từ trước, tuy nhiên bên có chủ ý ly hơn phải chịu mọi kinh phí khi thực hiện. Trong gia đình truyền thống của người Giẻ - Triêng thì nam giới và nữ giới có vai trị như nhau cho nên khi ly hôn vấn đề tài sản và con cái được chia đều công bằng dưới sự phân xử của già làng. Bản thân hai bên sẽ được nói lên ý kiến của mình và trách nhiệm phân xử thuộc về già làng, đối với họ già làng không chỉ là người đứng đầu buôn làng mà ý kiến của ông là ý kiến đại diện, tất cả các thành viên trong buôn làng buộc phải nghe theo. Trong trường hợp ly hơn là từ một bên thì bên có chủ ý ly hơn buộc phải chịu thiệt thịi trong việc phân chia tài sản, thâm chí nếu bên bị ly hơn u cầu được bồi thường tồn bộ tài sản thì bên có chủ ý ly hơn cũng phải chấp nhận.

56

Thứ hai nếu cả hai cùng thuận tình thì mọi việc diễn ra nhẹ nhàng hơn, họ chỉ cần chuẩn bị vật hiến sinh cúng Giàng cịn khơng phải bồi thường cho người còn lại, vật hiến sinh thường là lợn hoặc gà tùy vào điều kiện kinh tế gia đình, vật bồi thường cho người còn lại thường là khố, áo váy, tấm đắp, tấm choàng, gùi v.v... Ngoài ra việc giải quyết ly hôn bao gồm con chung và tài sản chung cũng được phận xử bởi người chủ làng. Sau khi chủ làng đã thực hiện xong mọi thủ tục nghi lễ trước Giàng và các thần linh hai bên gia đình lại vui vẻ cho qua hết mọi chuyện, không thù ghét nhau vì họ cho rằng mọi thứ đã được Giàng hóa giải.

Một phần của tài liệu Hôn nhân truyền thống của dân tộc giẻ triêng (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)