Phong tục tập quán cổ truyền của người dân Luông Pha Bang

Một phần của tài liệu Di sản văn hóa cố đô luông pha bang với sự phát triển du lịch (Trang 27 - 35)

1.1 .Khái quát về tỉnh Luông Pha Bang

1.1.1 .Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

1.3. Văn hóa và các tập quán cổ truyền

1.3.2. Phong tục tập quán cổ truyền của người dân Luông Pha Bang

1.3.2.1. Nét tiêu biểu chung trong đời sống dân tộc của người dân Luông Pha Bang

Người dân Luông Pha Bang có phong cách sống rất nề nếp và đặc trưng bởi chịu ảnh hưởng của lễ giáo phong kiến từ xa xưa. Nét đặc trưng đó là cách sống khn phép, lễ nghĩa, kính trên nhường dưới; phong thái quý

phái, ăn nói nhẹ nhàng, ngọt ngào. Do vậy, trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày, mỗi khi con cái làm điều gì sai trái, người mẹ thường khuyên dạy từ tốn, dịu dàng nhưng rất thấm thía; hoặc ai làm điều gì sai sẽ bị xã hội phê bình trực tiếp khiến họ tự ái, xấu hổ và tự thay đổi bản thân. Các cô gái Luông Pha Bang là những cô gái chăm chỉ lao động, giỏi giang trong việc nội trợ và là mẫu con gái lý tưởng để các chàng trai Lào lấy làm vợ. Có thể nói người dân ở đây rất chú trọng đến nết ăn, nết ở, việc tề gia nội trợ và quan hệ trong gia đình. Họ coi gia đình là nền tảng của hạnh phúc. Cũng như người Lào, tính cách nổi bật của người dân nơi đây là không ưa xung đột, luôn luôn nhẫn nhịn, kiên nhẫn, ơn hồ, khiêm tốn… Những tính cách tốt đẹp đó bắt nguồn từ sự ảnh hưởng sâu sắc quan niệm “Trung đạo” của đạo Phật.

Nhà cửa của người Luông Pha Bang phần lớn là nhà sàn. Thời Pháp thuộc tuy đã có những kiến trúc kiểu Pháp được xây dựng tại đây song nó khơng tác động, ảnh hưởng lớn đến thói quen và tập quán ở nhà sàn của người dân Luông Pha Bang. Nhà sàn được làm bằng gỗ, bao gồm nhiều phòng được bố trí cạnh nhau và ngăn với nhau bằng những vách ngăn. Mái nhà thường được làm cao, được thiết kế hết sức cơng phu và chính là điểm nhấn của mỗi ngôi nhà. Trên khắp đất Luông Pha Bang, nhà chỉ có một tầng và được dựng trên một cái cột trụ đứng-yếu tố quyết định sự bền vững của ngôi nhà. Ngày nay, để bảo vệ rừng và các loại gỗ quý hiếm, họ thường dùng cột bê tông đúc sẵn để ngôi nhà sàn vững chắc và lâu bền hơn.

Những năm gần đây, tuy bị ảnh hưởng ít nhiều bởi cách ăn mặc theo kiểu phương Tây nhưng phần lớn người dân Luông Pha Bang vẫn thích mặc quần áo truyền thống của dân tộc mình. Phụ nữ thường mặc những chiếc váy thêu quấn quanh người. Phần thân váy được thêu dệt hoa văn bằng tay với dây tơ lụa bạc hoặc vàng rất cầu kỳ, đẹp mắt và được mặc với áo lụa hay áo vải.

Trong những dịp đặc biệt như đám cưới hoặc lễ hội, các cơ gái cịn búi tóc lên cao (xem phụ lục ảnh số 17, tr.139). Tại Lng Pha Bang có tục búi tóc lệch hoặc thẳng để phân biệt giữa các cơ gái có chồng và chưa có chồng. Và khơng thể thiếu được trong trang phục truyền thống của họ là chiếc khăn thổ cẩm

pha biêng được quàng qua vai. Những năm trước trang phục của người con trai ở Lng Pha Bang nói riêng và dân tộc Lào nói chung rất phức tạp: áo cổ trịn, tay ngắn, bên ngồi quấn chiếc khăn dài rộng gọi là pha nhạ nếp tiêu. Ngày nay trang phục này thường chỉ được mặc trong ngày hội, ngày cưới vì khơng thuận tiện lắm.

Có thể nói rằng Lng Pha Bang là nơi cịn lưu giữ gần như nguyên vẹn những hình thức nghi lễ và sinh hoạt của Phật giáo. Chùa chiền đã gắn bó với người dân nơi đây từ rất lâu và được coi là trung tâm của các hoạt động tôn giáo. Người dân Lng Pha Bang rất thích làm từ thiện để tích đức. Bởi vậy họ thường xuyên vào chùa để làm lễ và biếu cúng lễ vật cho nhà chùa. Họ tin rằng làm như vậy thì sau khi chết đi, linh hồn của họ sẽ được lên trời. Không chỉ vào chùa, mỗi người dân cịn có cơ hội để tích phúc hàng ngày. Mỗi buổi sáng, họ ngồi xếp hàng trên những con phố chính dể dâng đồ ăn cho các đồn sư đi khất thực qua đây. Người làm việc này chủ yếu là phụ nữ. Họ sẽ bỏ xôi, hoa quả và các món ăn khác vào “bạt” (cái đựng đồ bố thí) của nhà sư khi họ đi qua. Đây là nét đẹp văn hố mà người dân Lng Pha Bang đã gìn giữ qua bao đời nay [31, tr.8], (xem phụ lục ảnh số 16, tr.138).

1.3.2.2.Tục lệ cưới xin

Phong tục cưới hỏi là một hình thức sinh hoạt tinh thần phong phú của dân tộc Lào. Các phong tục, tập quán cưới xin của người dân Luông Pha Bang ngày nay vẫn được tổ chức với đầy đủ nghi lễ mang đậm nét truyền thống từ xa xưa.

Sau khi hai gia đình gặp gỡ, thống nhất việc cưới xin của đôi trẻ, họ sẽ bàn bạc, thoả thuận các điều kiện, cách thức tổ chức và quan trọng hơn là chọn ngày lành tháng tốt để cử hành hôn lễ. Theo phong tục nói chung thì sau đám cưới chàng trai sẽ ở rể, nghĩa là chú rể sẽ về sinh sống ở nhà cô dâu. Lễ rước rể được cử hành đầu tiên trong ngày cưới. Khi giờ xuất phát đã điểm, phái đoàn nhà trai gồm bạn bè, họ hàng sẽ rước chú rể đến nhà cô dâu. Dẫn đầu nhà trai là chú rể trong trang phục truyền thống của Lào: chiếc áo sơ mi dài tay cổ tròn bằng vải thô với hàng khuy cũng làm bằng vải được cài về phía tay trái; chân chú rể quấn chiếc pha nhao nếp tiêu và vật không thể thiếu trong bất cứ buổi lễ trang trọng nào của người Lào là chiếc khăn quàng vai được làm bằng thổ cẩm. Của hồi môn được đặt trong khun mak (một loại bát mạ vàng hoặc bạc thường được người Lào để nước thơm và hoa tươi mang theo khi lên chùa, (xem phụ lục ảnh số 26, tr.145)) do những người lớn tuổi đáng kính trọng hoặc bố mẹ của chú rể mang theo. Trong khi đó, cơ dâu sẽ đợi trong phịng của mình cho đến khi được gọi ra dự buổi lễ. Trang phục cưới của người con gái Lào được thiết kế tinh xảo với màu sắc sặc sỡ, tươi tắn như màu của rừng núi, hoa tươi. Tại Luông Pha Bang, trang phục của cô dâu hết sức cầu kỳ và đầy đủ theo đúng phong tục truyền thống. Đó là chiếc áo hình ống với váy qy có cạp được trang trí, thêu dệt tỉ mỉ từng chi tiết bởi các hoạ tiết thổ cẩm rất đẹp mắt. Chiếc khăn pha biêng đeo qua vai được lựa chọn phù hợp với màu sắc của chiếc váy càng làm nổi bật sự đồng bộ và sang trọng của bộ lễ phục. Tóc cơ dâu được bới cao lên đỉnh đầu (thường được cuốn với tóc giả cho dày dặn) và được điểm trang thêm nhiều loại kim gài rất đẹp mắt.

Khi đến trước cổng nhà gái, đoàn nhà trai sẽ dừng bước trước một sợi dây được làm bằng bạc hoặc mạ vàng ngăn khơng cho đồn nhà trai vào do

họ hàng cơ dâu đứng giữ. Để có thể vào nhà, đồn nhà trai buộc phải trả lời một số câu hỏi của họ hàng cơ dâu với mục đích tạo sự giao lưu, thân thiện giữa hai gia đình. Trước khi bước vào cửa nhà. Chú rể sẽ đặt hai chân lên một miếng đá có phủ lá chuối xanh tươi do gia đình cơ dâu chuẩn bị sẵn. Người nhà của cô dâu sẽ đem một khay nước cùng một tấm khăn để rửa chân thật kỹ cho chú rể. Tục này ngụ ý chú rể sẽ rửa hết những gì khơng tốt và về ở nhà vợ với tấm thân trong sạch, đem theo những điều mới mẻ, tốt đẹp. Lúc này người mẹ sẽ dẫn cô dâu ra và buổi lễ Su khoăn (buộc chỉ cổ tay) được bắt đầu (xem phụ lục ảnh số 24, tr.144).

Su khoăn là phong tục không thể thiếu trong các lễ cưới với mục đích

cầu mong may mắn, hạnh phúc, sức khoẻ cho đôi vợ chồng mới. Thời gian làm lễ sẽ kéo dài từ một đến ba tiếng đồng hồ. Sau phần nghi thức Su khoăn, vị chủ lễ lấy một quả trứng luộc, dùng chỉ cắt đôi, một nửa trao cho cô dâu, một nửa trao cho chú rể để hai người đút trọn cho nhau. Hình ảnh quả trứng hàm ý đã là vợ chồng thì hai người phải luôn yêu thương, đùm bọc, bảo vệ lấy nhau. Kế đó vị chủ lễ lấy một sợi chỉ trắng vừa đủ dài, một đầu cột vào cổ tay của chú rể, đầu kia cột vào cổ tay của cô dâu rồi ra hiệu cho hai người kéo tay giật đứt làm đôi. Lúc này ánh mắt của mọi người đều tập trung xem cổ tay người nào giữ được phần dài hơn thì người đó sẽ là người được nhiều may mắn hơn (hoặc là người sẽ giữ được tình cảm lâu bền hơn). Sau đó mọi người có mặt trong buổi lễ sẽ lần lượt buộc chỉ cổ tay cho hai người không quên kèm những lời chúc tốt đẹp nhất đến đôi trẻ. Một số người sẽ cuốn theo tiền vào sợi chỉ coi như món q cho đơi trẻ để họ bắt đầu cuộc sống mới. Sau buổi lễ sẽ là lễ ăn mừng đám cưới với sự tham gia của tất cả các vị khách mời của hai gia đình. Có thể thấy rằng dù có tổ chức ở những nơi xa hoa, tráng lệ như khách sạn hay dân dã tại nhà thì nét văn hố sinh hoạt cộng đồng của người Lào cũng không hề thay đổi [26, tr.39].

1.3.2.3. Tục lệ tang ma

Người Lào coi cái chết là bước ngoặt quan trọng cuối cùng của đời người bởi nó chấm dứt một kiếp tu nhân tích đức, chuẩn bị chuyển sang một kiếp khác. Nếu kiếp này tích được nhiều phúc đức thì kiếp sau sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì vậy những Phật tử Lào cho rằng cái chết không hẳn là sự mất mát buồn thương mà cịn là hình thức giải thoát con người từ kiếp này sang kiếp khác. Quan niệm trên được thể hiện khá đậm nét trong các nghi thức tổ chức ma chay ở Lào. Khi trong nhà có người thân tắt thở, con cháu báo tin ngay cho họ hàng và tuy đau thương nhưng họ khơng khóc lóc thảm thiết mà thường nén lịng chịu đựng. Khi họ hàng đến đầy đủ, người thân bắt đầu tắm cho người chết bằng nước thơm và mặc lên người chết hai bộ quần áo: bộ bên trong lộn trái, bộ ngồi mặc bình thường để thể hiện tính kế tục giữa cái chết và sự sống. Khâm liệm xong thi hài được đặt lên giường, chân tay duỗi thẳng để mọi người cầu khấn, buộc chỉ trắng vào cổ, hai chân và hai tay của người chết. Sau đó họ dùng sáp ong gắn vào mắt, mũi, miệng, hai lỗ tai để linh hồn người chết được thanh thản khi chuyển sang kiếp khác, rũ bỏ mọi vấn vương của kiếp trước và dẫu muốn cũng khơng thể quay lại kiếp cũ vì đã mất hết cảm giác, không nghe, không thấy, không biết đường cũ quay về. Hoả táng người chết là phong tục của phần đông người Lào theo đạo Phật. Mở đầu lễ hoả táng, các nhà sư đọc kinh cầu nguyện, vẩy nước thơm rồi tháo sợi chỉ trắng buộc quan tài. Trước lúc vị sư châm mồi lửa vào giàn thiêu, chủ tang cho tung tiền bố thí để mọi người đi dự đám tang xông vào nhặt. Họ tranh giành, xơ đẩy nhau tạo khơng khí hết sức ồn ào náo nhiệt, át đi khơng khí đau thương. Khi ngọn lửa trên giàn thiêu bốc cháy, những người đi dự đều góp thêm lửa nhưng khơng được châm lửa của nhau. Họ tự đánh diêm hoặc châm từ một đống lửa đã đốt sẵn ở bên ngoài. Đến đây lễ hoả táng coi như kết

thúc và ba ngày sau khi thiêu xác, người thân của người đã khuất sẽ mời bà con, xóm giếng và các nhà sư đến bãi thiêu làm lễ nhặt xương. Sau khi khấn bái, con cháu gạt than, tro xuống một cái hố gần nhất để chôn. Phần cốt được rửa sạch cho vào tiểu làm bằng sành đem về chôn trong chùa. Ngày nay, dù còn nhiều tồn tại trong nếp nghĩ, thói quen của nhiều tập tục cũ đã có từ lâu đời nhưng việc tổ chức ma chay ở Lào có xu hướng tiến bộ rõ rệt. Một số thủ tục rườm rà, tốn kém được giảm dần để có thể kế thừa, phát huy nhiều tục lệ tốt đẹp [43, tr.35].

1.3.2.4. Phong tục ăn uống và ẩm thực

Món ăn của người Lào thường được so sánh với món ăn của nước láng giềng Thái Lan nhưng chúng chỉ giống nhau trên một số phương diện. Như những nước khác trong khu vực Đông Nam Á lục địa, người Lào dùng gạo làm thực phẩm chính và đặc điểm trong cách thức chế biến thức ăn của họ là sử dụng những gia vị gắt như gừng, me, hạt tiêu, tỏi, ớt khơ.... Một món ăn tiêu biểu của người Lào phải được pha trộn giữa vị cay và ngọt mà vị ngọt thường được tạo bởi nhiều loại gia vị thảo mộc .Gia vị thảo mộc làm tăng hương vị cho món ăn và cũng dùng để làm dịu những thành phần vị “ gắt” như tỏi và ớt. Người Lào đặc biệt thích ăn gạo nếp dù gạo tẻ và bún gạo cũng rất phổ biến. Gạo được dùng để làm vỏ bọc cho các thứ bánh hay làm khn cho các món tráng miệng và bánh kẹo. Trong gia đình người Lào, món ăn thông thường hàng ngày hay, dùng thịt lợn, gà, trâu, vịt làm ngun liệu chính. Món ăn truyền thống trong lễ hội của người Luông Pha Bang và cũng là món ăn dân tộc gần gũi nhất với người Lào là món lạp. Từ lạp có nghĩa là may mắn và tên gọi của món lạp tuỳ theo nguyên liệu chế biến như lạp thịt bò, lạp thịt hươu, lạp cá…[45, tr.5]. Những món ăn dân giã có thể kể đến như

đủ, nước chanh, ớt, tỏi... Phở cũng là món ăn đặc biệt được u thích. Khơng như món phở của Việt Nam được nấu bằng nước dùng trong với vị thanh đạm, món phở Lào nấu với nhiều thức ăn kèm như thịt băm cà chua, giò sống, mọc…dùng với nhiều loại gia vị và rau thơm như rau diếp, bạc hà, măng tre, xà lách, đậu…

Tuy bữa cơm gia đình ở Lào có tính chất khá thoải mái và thân mật nhưng có một số tập quán và cách xử sự cần phải được tuân thủ. Không giống người phương Tây ngồi ăn quanh một cái bàn cao, người Lào ngồi xổm trên nền nhà quanh một hoặc nhiều bàn trịn bằng tre. Thay vì những món ăn được đem lên dần, người Lào dọn hầu hết các món lên bàn cùng một lúc ngay đầu bữa ăn. Người nhà và khách gắp đồ ăn cho nhau và ăn bất kỳ món nào mình thích mà không cần theo thứ tự. Tuy nhiên ở Luông Pha Bang, piep (phép lễ độ trong ăn uống) là một quan niệm hết sức được coi trọng. Trong thuật ngữ ăn uống của Lào, piep có nghĩa là cha mẹ, là bề trên hay những người lớn tuổi có vị thế cao nhất trong nhà sẽ luôn là người ăn đầu tiên. Sau đó mọi người mới bắt đầu ăn. Từ quan niệm này, mọi người được ăn thoải mái những món ăn mình thích, nhưng khơng ai được gắp trước hoặc cùng lúc món nào mà người vai vế lớn hơn chưa động đến. Khách không nên tiếp tục ngồi ăn trong khi những người khác đã đứng dậy. Tập quán chung là họ thường chừa lại một chút thức ăn trong đĩa sau khi đã ăn xong. Nếu khách khơng chừa lại một ít thì gia chủ sẽ mất thể diện, vì như thế ngụ ý rằng gia chủ không đủ thức ăn và để cho khách vẫn bị đói. Đồ uống và món tráng miệng yêu thích của người Lào là thức uống từ hoa quả tươi pha lẫn với nước dừa và món chè nam van

mak kuoi (chè chuối). Nhìn chung, ngày nay khi các món ăn phương Tây, đặc

biệt là món ăn kiểu Pháp ngày càng phổ biến và có thể dễ dàng tìm thấy trên bất cứ một nhà hàng, khách sạn nào ở Lng Pha Bang thì người dân vẫn ưa chuộng những món ăn truyền thống của mình.

Một phần của tài liệu Di sản văn hóa cố đô luông pha bang với sự phát triển du lịch (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)