Kiến trúc chùa tháp Phật giáo

Một phần của tài liệu Di sản văn hóa cố đô luông pha bang với sự phát triển du lịch (Trang 39 - 52)

1.1 .Khái quát về tỉnh Luông Pha Bang

1.1.1 .Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

2.1. Di sản văn hóa vật thể

2.1.1. Kiến trúc chùa tháp Phật giáo

Đạo Phật ở Lào phát triển mạnh mẽ với quy mô lớn để lại những dấu ấn rực rỡ trên nhiều lĩnh vực. Tiêu biểu là sự phát triển về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Phật giáo mà khởi nguồn là việc chuyển pho tượng Phật Pha Bang (xem phụ lục ảnh số 32, tr.149) từ vương quốc Campuchia sang kinh đô Xiêng Đông-Xiêng Thoong (Luông Pha Bang) từ năm 1353 và sau đó vua Pha Ngưm đã đổi tên kinh đô Xiêng Đoong-Xiêng Thoong thành Lng Pha Bang (Lng có nghĩa là Đại, Pha là Phật, Bang tức là công đức). Cùng với pho tượng Phật q Pha Bang cịn có một đồn truyền giáo lớn gồm tăng lữ, những người thợ giỏi chuyên xây dựng, trang trí chùa tháp, đúc tượng Phật đến sinh sống tại vùng đất này. Một số chùa tháp được xây dựng trong thời kỳ đó như: chùa Paxamăn, Manolom, Nhot Keo, Viêng Khăm, Suôn Then …. Kinh đô Luông Pha Bang trở thành trung tâm Phật giáo của vương quốc Lào. Tuy nhiên, trong thời kỳ này tình hình chính trị của vương quốc chưa được ổn định. Các cuộc chiến tranh với các nước láng giếng, đặc biệt là Miến Điện luôn xảy ra nên tiến độ xây dựng chùa tháp khá chậm. Chiến tranh cũng là nguyên nhân khiến những ngôi chùa bị tàn phá nặng nề. Từ khi thủ đô được chuyển về Viêng Chăn, vì là cố đơ nên Lng Pha Bang khơng cịn được triều đình chú trọng xây dựng chùa tháp như trước kia nữa, nhưng nhân dân ở đây đã khơng ngừng qun góp tiền của để tu bổ và xây dựng lại các ngôi chùa. Các vị vua sau này cũng đã ra sức tu bổ các chùa tháp làm cho thành phố càng được hồi sinh. Sự cố gắng không mệt mỏi của nhân dân Luông Pha Bang đã

được đền đáp xứng đáng khi thành phố được UNESCO cơng nhận là di sản

văn hố thế giới vào ngày 2 tháng 12 năm 1995 mà những di sản lớn nhất và có giá trị nhất của Lng Pha Bang chính là những kiến trúc chùa tháp Phật giáo [15, tr.87].

2.1.1.1. Đặc điểm chung trong kiến trúc chùa ở Luông Pha Bang

Luông Pha Bang có một số chùa nổi tiếng và là nơi sinh hoạt văn hóa tơn giáo của người dân Lào từ nhiều trăm năm nay như: chùa Xiêng Thoong, chùa Phu Si, chùa May, chùa Vi Xun, chùa Vặt Thạt, chùa Xén… Theo thống kê, có khoảng bốn mươi ngơi chùa cổ. Kiến trúc ngôi chùa là sản phẩm của nhân dân tạo ra, do đó nó phản ánh đậm nét tư duy của người Lào cổ và mang đậm phong cách của Phật giáo. Đối với các cơng trình kiến trúc này, đất và nước là yếu tố rất được coi trọng vì nó liên quan tới tơn giáo, tín ngưỡng, sự sinh sơi nảy nở, phát triển của con người và vạn vật. Chùa được coi như là nơi bảo tồn giá trị văn hóa của mỗi làng xã, là nơi gửi gắm niềm tin, nỗi khát vọng của các tín đồ Phật giáo đồng thời cịn thể hiện sự thịnh vượng của dân làng. Việc xây dựng chùa ở Luông Pha Bang thường dựa theo những nguyên tắc sau đây[56, tr.23]:

+ Hướng xây dựng chùa

Địa thế và cảnh quan để xây dựng các cơng trình chùa tháp ln được coi là yếu tố được coi trọng đầu tiên bởi nó làm cho bố cục tổng thể di tích thêm đa dạng, đồng thời tô điểm thêm sự hấp dẫn cho mỗi một ngôi chùa. Nơi được chọn để xây dựng chùa trước hết phải là khu đất cao ráo, quang quẻ và tươi tốt, đặc biệt phải đảm bảo cả yếu tố tụ thuỷ (nguồn nước), có thể là dịng chảy, ao hồ, đầm lạch… để tạo nên sự giao hoà âm dương trong một mong ước phồn thực. Việc chọn lựa và đặt ngơi chùa ở vị trí đắc địa mới mong được

thần linh che chở cho dân làng mạnh khoẻ, ăn nên làm ra, đón điềm lành, tránh điểm dữ. Một số chùa vừa nói trên cũng khơng nằm ngồi quy luật đó.

Chùa thường được xây dựng theo hướng đơng – tây, nghĩa là các cơng trình được kéo dài từ phía đơng sang tây và Phật điện chính đặt quay về hướng đơng – hướng của phúc, lộc. Việc chọn hướng chùa rất quan trọng bởi theo tâm niệm của người dân, nó liên quan đến sinh mệnh của cả làng. Cửa chùa không bao giờ được mở nhìn thẳng ra sơng mà thường được đặt hướng lên phía bắc ngược dịng nước hoặc phía nam xi theo dịng nước. Do ven bờ sơng thường có gió mạnh cho nên việc đặt vị trí của cơng trình thường là song song với dịng sơng để tránh gió một cách trực tiếp. Tóm lại, địa điểm xây chùa phải là nơi được bao quanh bởi tự nhiên, có núi rừng, sơng suối.

+ Kiến trúc chính của ngôi chùa

Hệ thống chùa ở Luông Pha Bang được định hình với các kiến trúc chính như: sỉm, kụ tị, ho chạch, ho tay, ho koong, úp mung.

Sỉm (Phật điện)

Người Lào gọi Phật đường, Phật điện- ngơi nhà hình chữ nhật nằm ở vị trí trung tâm của chùa là sỉm hoặc vi hản. Đây là một cơng trình kiến trúc quan trọng và là trung tâm của mỗi ngôi chùa. Với đặc điểm cấu trúc thấp và bộ mái dốc uốn cong gồm ba tầng mái chồng lên nhau, sỉm ở Lng Pha Bang có hình dáng mềm dẻo, dịu dàng và mang phong cách kiến trúc Lào cổ xưa (giai đoạn Lào Lan Xang thịnh vượng), (xem phụ lục ảnh số 8, tr.134). Phần lớn chùa ở Lng Pha Bang có kiến trúc và những nét đặc trưng riêng có thể dễ dàng phân biệt với hệ thống chùa ở các tỉnh vùng Trung và Nam Lào. Tiêu biểu là hình dáng sỉm của chùa Xiêng Thoong với phong cách kiến trúc thấp giống như con gà mẹ đang ấp trứng, bộ mái như cánh gà xòe ra để bao phủ lấy đàn con. Họ so sánh với con gà bởi vì nó có sự chịu thương chịu khó bảo

vệ trứng của mình. Thực ra đó là trí óc sáng tạo của người thiết kế cấu trúc chùa này vì khi có gió mạnh hoặc bão thì gió sẽ quẩn vào cái mái uốn cong rồi bay theo chiều dốc của mái để bảo vệ mái.

Sỉm là nơi quan trọng và thiêng liêng nhất trong quần thể kiến trúc của

ngôi chùa. Đó là nơi đặt pho tượng Phật lớn và những đồ vật thờ cúng có giá trị; là nơi các nhà sư tiến hành những buổi lễ long trọng: lễ tu hành, lễ hội lớn của làng, huyện, tỉnh và cả lễ lớn của đất nước… Nghệ thuật kiến trúc sỉm tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Lào: về hình dáng, về cách trang trí, kể cả kỹ thuật xây dựng đều theo phong cách Lào cổ xưa và mang phong cách nghệ thuật riêng biệt trong thời kỳ Lào Lan Xang thịnh vượng dưới thời vua Say-set-tha-thi-rat. Nếu như người Việt xây chùa thường để cửa mở ở phần giữa của chiều ngang ngơi nhà thì người Lào lại đặt cửa ở hai bên đầu hồi. Cửa vào sỉm cũng được chia rõ như: cửa dành cho tín đồ và cửa dành cho sư sãi, đặc biệt là cửa chính rất rộng vì đây là nơi chỉ dành cho các vị vua. Trang trí mặt tiền của sỉm được hết sức coi trọng. Trên đỉnh hồi nhà của chùa Lào là hình của nác (Nakar, con rắn thần hoặc rồng nước). Từ đầu Nác sẽ rẽ ra hai đường hình tam giác của mặt tiền mà mỗi bên đều được trang trí hình các lá cây bồ đề. Mặt tiền của sỉm có hình tam giác mà người Lào thường gọi là sỉ nạ (xem phụ lục ảnh số 12, tr.136), được ốp bằng gỗ sơn son thếp vàng và trang trí bằng hình các loại hoa văn. Hệ thống cột của sỉm thường làm bằng cột trịn. Ngồi hai hàng cột gỗ trong nhà để chịu lực còn một thành phần chịu lực khác được làm thành giá đỡ nối giữa mái và cột có tên là khén nang (tay của cơ tiên đỡ cho mái nhà). Nhưng có lẽ cơng năng giá đỡ của khén nang rất thấp mà nó chỉ có ý nghĩa trang trí là chủ yếu. Hiện nay chùa nào ở Lng Pha Bang cũng có khén nang làm thành hình các cơ tiên hoặc đầu rồng có trang trí vẩy rồng hết sức cầu kỳ và tỉ mỉ.

Trong sỉm có một ban thờ Phật chính.Trên ban thờ, tượng Phật được bày như sau: giá cao nhất của ban thờ bày pho tượng Phật lớn thường là trong tư thế ngồi dưới gốc cây bồ đề. Phía trước pho tượng lớn, những tượng Phật nhỏ với nhiều tư thế được bày ở tầng thấp hơn. Nếu trong chùa vẫn cịn tượng Phật lớn thì người ta sẽ bố trí bày đặt ở những vị trí khác ngồi Phật điện. Phật điện của chùa thường được xây trên móng và nền cao. Trong việc xây dựng, các nghệ nhân đã tận dụng tối đa những vật liệu có ở địa phương như: gạch, ngói, vơi, đồ gỗ… đặc biệt là kỹ thuật mộc được làm nên bởi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân dân gian.

Kụ tị và hỏ chạch (nơi để sư sãi ăn ở)

Kụ tị là một nhà sàn làm bằng gỗ, lợp ngói, đầu hồi có máng nước dùng

để tắm Phật trong những dịp nghi lễ hội hè. Đây là nơi ở của các nhà sư. Bên cạnh kụ tị là hỏ chạch, nơi các tín đồ dâng cơm cho sư và cũng là nơi các nhà sư dùng bữa vào buổi sáng và buổi trưa. Buổi chiều, tại hỏ chạch, các nhà sư ngồi tụng kinh hoặc họp hành, bàn bạc các công việc của nhà chùa. Đây cũng là nơi để các tín đồ tổ chức làm việc thiện trong các lễ hội.

Hỏ tay (thư viện)

Cùng với sỉm, hỏ tay là nơi mà kiến trúc được coi trọng. Hỏ tay được

xây theo kiểu nhà sàn hình chữ nhật, mái lợp ngói và có cầu thang dẫn lên. Trong đó có chứa các pho kinh phật và lưu trữ sách viết về Phật. Sở dĩ hỏ tay được xây cao như nhà sàn là để tránh ẩm làm hỏng kinh Phật .

Ngoài các kiến trúc chính nói trên, một số ngơi chùa lớn cịn xây dựng

úp mung (lều) là nơi yên tĩnh để các nhà sư ngồi thiền; hỏ koong xây bằng

gạch thành hai hoặc ba tầng và được lợp bằng lớp mái gỗ, mỗi tầng thơng thống hồn toàn để đặt chuông đồng hoặc mõ-vật dụng hữu hiệu của bản mường để thơng báo giờ giấc cho dân bản. Nó có tác dụng báo hiệu giờ các

nhà sư đi khất thực vào buổi sáng hoặc báo giờ cho các tín đồ dâng cơm lên chùa cho sư sãi [15, tr.23].

2.1.1.2. Giá trị kiến trúc một số ngôi chùa lớn ở Luông Pha Bang + Chùa Xiêng Thoong

Theo truyền thuyết chùa Xiêng Thoong được xây dựng từ buổi đầu Phật giáo đến vùng đất này. Truyền thuyết kể rằng: Từ xa xưa có hai nhà sư là hai anh em ruột đến Xiêng Đoong - Xiêng Thoong và bắt gặp trên đỉnh đồi một cây thoong (cây bằng đồng) đang nở hoa rực rỡ. Nơi này chính là vị trí của chùa Xiêng Thoong ngày nay. Hai nhà sư cho rằng đây là nơi đất tốt có thể tụ hội dân cư nên đã xây dựng ngay tại đây một ngôi chùa để thờ Phật. Về sau, cư dân theo về ngày một đông nên đã lập ra thành thị này. Để minh họa cho truyền thuyết trên, đầu hồi chùa Xiêng Thoong đã vẽ hai cây thoong huyền thoại nở hoa rực rỡ (xem phụ lục ảnh số 4, tr.132).

Ngôi chùa cổ xưa kia đã bị đổ nát từ lâu. Khoảng giữa thế kỉ XVI nó đã được xây dựng lại vào thời vua Say-set-tha-thi-rat. Thời kỳ này thủ đô đã dời về Viêng Chăn nên hầu hết mỗi khi sửa chữa chùa đều do các tốp thợ từ Viêng Chăn đến xây dựng nên kiến trúc chùa chiền được trùng tu đều giống các ngôi chùa ở Viêng Chăn như chùa Sisaket, chùa In Peng…Nhưng riêng chùa Xiêng Thoong được xây với cấu trúc khác hẳn, theo kiểu kiến trúc của người Lự (dân tộc sinh sống ở khu vực Sipsongpana - Trung Quốc).

Chùa Xiêng Thoong nằm trên bờ sông Mê Kông, cách bờ phía nam của sơng Khan chừng 1 km. Cửa chùa nhìn về hướng đơng. Sở dĩ hướng của ngơi chùa được đặt như vậy bởi nếu ở hướng bắc thì ngược dịng chảy của sơng Mê Kơng, khi đó cửa chùa sẽ cắt ngang dịng chảy của sơng Khan. Bởi vậy để tránh dịng chảy của hai con sơng, người ta đã làm cửa chùa nhìn ra hướng đơng.

Tồn bộ khu vực chùa Xiêng Thoong có diện tích rộng 8215 m2 , được bao quanh bởi các bức tường gạch cao chừng 1.5m. Sỉm được xây dựng ở vị trí trung tâm của ngơi chùa. Sỉm của chùa Xiêng Thoong có diện tích 291m2, tương đối lớn so với các chùa khác ở Luông Pha Bang. Mặt bằng tổng thể của

Sỉm có ba gian. Tương ứng với ba gian trung tâm của chùa là ba lớp mái chồng lên nhau. Ở tầng dưới của ba lớp mái này là một lớp mái thấp hơn tương ứng với hai gian bên của Sỉm. Lớp mái dưới cùng thấp xuống gần mặt đất, chính là mái của các hành lang hai bên thân chùa và hành lang hai hồi của chùa. Do mái thấp khiến cho Si nạ (chái của mái nhà) được mở rất rộng. Sỉm của chùa Xiêng Thoong khơng có tường bao quanh mà được bao bằng các ván gỗ. Chịu lực chính cho ngơi chùa là các hàng cột gỗ. Trong lòng chùa kết cấu của bộ khung gỗ liên hoàn từ mái xuống đến các chân cột. Hai hàng cột chịu lực của ngơi chùa được bố trí thành hai vịng. Vịng trong có hai hàng cột hai bên, mỗi hàng sáu cột là những cột gỗ to có đường kính 60cm. Đây là những cột gỗ chịu lực chính của ba gian trong. Vịng ngồi có 28 chiếc cột vng khơng phải bằng gỗ mà được xây bằng gạch kích thước 40 x 40cm. Mỗi hàng có 14 cột, chịu lực cho lớp mái phía ngồi.

Ngồi sỉm, chùa Xiêng Thoong cịn có những kiến trúc khác đáng chú ý như: tháp, thư viện, nhà để chuông để trống, miếu thờ Phỉ, nhà để xe tang của Hồng gia Lào. Ngồi ra cịn rất nhiều đồ thờ cúng có giá trị như tượng Phật, các giá nến , bình hoa …

Chùa Xiêng Thoong là một ngôi chùa mang dáng vẻ cổ kính trong một khơng gian tĩnh lặng. Đó là điểm khiến cho các vị vua, đặc biêt là vua Sisavang Vong rất ưa thích. Ngơi chùa được trùng tu lần thứ nhất vào năm 1928, sau đó đã được nhà vua cho nhiều lần tu sửa từng phần kiến trúc khiến ngôi chùa luôn giữ được vẻ đẹp tráng lệ. Ngày nay hình ảnh chùa Xiêng Thoong được coi như biểu tượng của Lng Pha Bang, là hình ảnh quen

thuộc và là điểm đến không thể thiếu của khách du lịch mỗi khi đến tham quan mảnh đất cố đô này.

Chùa Xiêng Thoong không những nằm ở vị trí ZPP- Ua (tức là khu vực bảo tồn và giữ gìn di sản của UNESCO) mà cịn là ngơi chùa duy nhất trong hệ thống chùa tháp ở Lng Pha Bang được Bộ Văn hố - Thơng tin Lào đưa vào hồ sơ trình UNESCO xét cơng nhận Lng Pha Bang là di sản văn hố thế giới. Chùa đã đáp ứng những điều kiện xét duyệt của UNESCO về vị trí địa lý chùa, nằm ở khu vực thiên nhiên sinh thái hài hịa, có sơng núi; kiến trúc của chùa đã thể hiện được tài năng của những nghệ nhân từ xa xưa mặc dù thời đó kĩ thuật chưa phát triển; cách trang trí hoa văn và những vật liệu làm nên nó cũng được công nhận bởi những giá trị to lớn. Bên cạnh giá trị vật thể chùa Xiêng Thoong còn là nơi sinh hoạt của các sư sãi và Phật tử, là nơi diễn ra nhiều hoạt động tơn giáo, văn hố quan trọng của người dân Luông Pha Bang qua bao nhiêu thế kỷ. Chính những điều đó đã giúp cho Xiêng Thoong được ghi nhận vào danh sách hệ thống chùa tháp của di sản văn hoá thế giới và được coi như một trong những biểu tượng của cố đô Luông Pha Bang.

+ Chùa Manolom

Manolom là một ngôi chùa lâu đời ở Luông Pha Bang, được xây dựng vào giữa thế kỷ XIV, thời vua Pha Ngưm. Đến thời vua Xam Xen Thay (con trai vua Pha Ngưm), lần đầu tiên chùa được xây dựng lại, đồng thời nhà vua đã ra lệnh đúc một pho tượng đồng rất lớn để đặt trong chùa. Chùa Manolom ở ngoại vi thành phố, do không được bảo vệ chu đáo nên vào năm 1887 đã bị quân Hõ (Tàu) phá tượng để tìm của quý và đốt phá. Chùa bị hư hỏng nhiều, những tượng Phật trong chùa cũng bị đổ, gãy. Năm 1972 nhân dân đã góp tiền

Một phần của tài liệu Di sản văn hóa cố đô luông pha bang với sự phát triển du lịch (Trang 39 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)